Phương pháp thiêu đốt

Một phần của tài liệu Tiểu luận cuối kì môn môi trường và phát triển bền vững (Trang 35 - 38)

6. Bố cục của đề tài

3.3.4. Phương pháp thiêu đốt

Đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng được áp dụng cho một số loại rác nhất định không thể xử lý bằng phương pháp khác.

Trên địa bàn xã Đào Xá, đây là phương pháp được người dân sử dụng phổ biến với các loại rác như: túi nilon, giấy, báo,...

Ưu điểm: tiết kiệm thời gian, chi phí thấp.

Nhược điểm: tạo ra khói độc đioxin gây ô nhiễm môi trường và nguy hiểm tới sức khoẻ của con người khi hít phải khói độc này

 Trong các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt thì phương pháp chôn lấp được ưu tiên nhất do phù hợp với điều kiện xã Đào Xá (kinh phí đầu tư thấp, diện tích đất rộng, công nghệ phù hợp). Phương pháp ủ phân sinh học cũng là một giải pháp khả thi mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và môi trường. Phương pháp tái chế cần được đẩy mạnh hơn nữa. Các quy định về quản lý Hình 3.6. Người dân sử dụng phương pháp

KẾT LUẬN

Qua thời gian đi thực tế tại địa phương cho thấy hiện trạng môi trường xã Đào Xá chưa bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nhưng kết quả điều tra cho thấy môi trường tại địa phương đang diễn biến theo chiều hướng phức tạp do bị ảnh hưởng bởi quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tốc độ gia tăng dân số, đời sống nhân dân nâng cao, cơ sở hạ tầng phát triển mạnh...

Công tác quản lý môi trường tại xã Đào Xá mang lại nhiều hiệu quả về mặt môi trường nhưng chưa triệt để.

Lượng chất thải rắn sinh hoạt tại xã Đào Xá ngày càng gia tăng, đây là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường địa phương. Đặc biệt thành phần chất hữu cơ trong rác thải rắn sinh hoạt chiếm tỷ lệ cao, đây chính là cơ hội thuận lợi cho việc phát triển sản xuất phân vi sinh phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Bên cạnh đó, công tác quản lý môi trường tại xã Đào Xá còn một số tồn tại hạn chế như: Chưa có sự quan tâm thỏa đáng về mặt nhân lực, công nghệ, hệ thống quản lý, đầu tư... Đặc biệt là chưa có bãi chôn lấp chất thải tập kết chung của xã. Lượng chất thải rắn sinh hoạt còn tồn đọng trong môi trường là

khá lớn, một phần rác thải chưa được thu gom xử lý gây ảnh hưởng lớn tới môi trường và sức khỏe người dân.

Qua thực trạng và nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt, góp phần bảo vệ và phát triển bền vững môi trường nơi tác giả đang sinh sống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1.] Nguyễn Anh Tùng (2018), Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

[2.] Phạm Hữu Giáp (2015), Nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Phủ Lý – tỉnh Hà Nam đến năm 2030, Hà Nội. [3.] Bùi Xuân Bình (2020), Giải pháp cho nguồn rác thải sinh hoạt tại huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng.

[4.] Bộ tài nguyên Môi trường (2014), Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, Hà Nội.

[5.] Bộ Xây dựng (2009), Báo cáo xây dựng chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025 tầm nhìn 2050, Hà Nội .

[6.] Tường Thị Hội ( 2005), Giáo trình quản lý chất thải rắn và chất thải rắn nguy hại, Nhà xuất bản Đại học Bách khoa Hà Nội, Hà Nội.

[7.] Trần Thị Ngọc Linh (2012), Quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Nguyển theo hướng xã hội hóa, Luận văn thạc sĩ quản lý đô thị và công trình, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội khóa 2010 - 2012.

Một phần của tài liệu Tiểu luận cuối kì môn môi trường và phát triển bền vững (Trang 35 - 38)

w