Kiểm soát thiết bị theo dõi và đo lường

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG - HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG TCVN ISO 9001:2008 TẠI CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG (Trang 36)

7 Tạo sản phẩm

7.6 Kiểm soát thiết bị theo dõi và đo lường

TCVN ISO 9001:2008, Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu 7 Tạo sản phẩm

7.6 Kiểm soát thiết bị theo dõi và đo lường

Tổ chức phải xác định việc theo dõi và đo lường cần thực hiện và các thiết bị theo dõi, đo lường cần thiết để cung cấp bằng chứng về sự phù hợp của sản phẩm với các yêu cầu đã xác định. Tổ chức phải thiết lập các quá trình để đảm bảo rằng việc theo dõi và đo lường có thể tiến hành và được tiến hành một cách nhất quán với các yêu cầu theo dõi và đo lường.

Khi cần đảm bảo kết quả đúng, thiết bị đo lường phải

a) được hiệu chuẩn hoặc kiểm tra xác nhận, hoặc cả hai, định kỳ hoặc trước khi sử dụng, dựa trên các chuẩn đo lường được liên kết với chuẩn đo lường quốc gia hay quốc tế; khi không có các chuẩn này thì căn cứ được sử dụng để hiệu chuẩn hoặc kiểm tra xác nhận phải được lưu hồ sơ (xem 4.2.4);

b) được hiệu chỉnh hoặc hiệu chỉnh lại, khi cần;

c) có dấu hiệu nhận biết để xác định tình trạng hiệu chuẩn;

d) được giữ gìn tránh bị hiệu chỉnh làm mất tính đúng đắn của các kết quả đo;

e) được bảo vệ để tránh hư hỏng hoặc suy giảm chất lượng trong khi di chuyển, bảo dưỡng và lưu giữ.

Ngoài ra, tổ chức phải đánh giá và ghi nhận giá trị hiệu lực của các kết quả đo lường trước đó khi thiết bị được phát hiện không phù hợp với yêu cầu. Tổ chức phải tiến hành hành động thích hợp đối với thiết bị đó và bất kỳ sản phẩm nào bị ảnh hưởng.

Phải duy trì hồ sơ (xem 4.2.4) về kết quả hiệu chuẩn và kiểm tra xác nhận.

Khi sử dụng phần mềm máy tính để theo dõi và đo lường các yêu cầu quy định, phải khẳng định khả năng thỏa mãn việc ứng dụng dự kiến. Việc này phải được tiến hành trước lần sử dụng đầu tiên và được xác nhận lại khi cần.

CHÚ THÍCH: Việc xác nhận khả năng đáp ứng ứng dụng dự kiến của phần mềm máy tính thường bao gồm việc kiểm tra xác nhận và quản lý cấu hình để duy trì tính thích hợp để sử dụng của phần mềm đó.

Chính quyền địa phương cần thiết lập thiết bị theo dõi và đo lường cần được kiểm định hoặc hiệu chuẩn và độ chính xác, sai số và tần suất cần được thực hiện. Một xem xét quan trọng là việc thiếu kiểm định hoặc hiệu chuẩn có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm/dịch vụ được cung cấp hay không. Ví dụ như trường hợp đồng hồ đo nước, nếu không được hiệu chuẩn có thể ảnh hưởng đến số tiền đóng góp của khách hàng/công dân cho chính quyền địa phương.

Khi việc kiểm định hoặc hiệu chuẩn được xem là cần thiết, chính quyền địa phương cần đánh giá nhu cầu thiết lập phương pháp hiệu chuẩn và xác định các hồ sơ phải được duy trì. Ví dụ, hiệu chuẩn có thể cần thiết cho thiết bị đo được sử dụng trong việc kiểm soát tiếng ồn, phát thải khí vào không khí, vỉa hè, chiếu sáng và/hoặc kiểm tra khi tiếp nhận nguyên vật liệu và hàng hóa.

Chính quyền địa phương cần có các quá trình để đánh giá và ghi nhận hiệu lực kết quả của các phép đo được thực hiện khi phát hiện ra rằng thiết bị đo không chính xác.

Trong trường hợp ứng dụng chương trình máy tính, thì hiệu lực của các kết quả cần được kiểm tra xác nhận, ví dụ như các phần mềm sử dụng cho việc kiểm tra xác nhận phát thải ô nhiễm.

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG - HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG TCVN ISO 9001:2008 TẠI CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w