Sản xuất và cung ứng dịch vụ 4 Tài sản của khách hàng

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG - HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG TCVN ISO 9001:2008 TẠI CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG (Trang 35)

7 Tạo sản phẩm

7.5 Sản xuất và cung ứng dịch vụ 4 Tài sản của khách hàng

TCVN ISO 9001:2008, Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu 7 Tạo sản phẩm

7.5 Sản xuất và cung ứng dịch vụ7.5.4 Tài sản của khách hàng 7.5.4 Tài sản của khách hàng

Tổ chức phải giữ gìn tài sản của khách hàng khi chúng thuộc sự kiểm soát của tổ chức hay được tổ chức sử dụng. Tổ chức phải nhận biết, kiểm tra xác nhận, bảo vệ tài sản do khách hàng cung cấp để sử dụng hoặc để hợp thành sản phẩm. Khi có bất kỳ tài sản nào của khách hàng bị mất mát, hư hỏng hoặc được phát hiện không phù hợp cho việc sử dụng, tổ chức đều phải thông báo cho khách hàng và phải duy trì hồ sơ (xem 4.2.4).

CHÚ THÍCH: Tài sản của khách hàng có thể bao gồm cả sở hữu trí tuệ và dữ liệu cá nhân. Chính quyền địa phương cần thận trọng với mọi thông tin, tài liệu, vật liệu, thiết bị, đối tượng khác được khách hàng/công dân cung cấp cần thiết cho việc cung cấp sản phẩm/dịch vụ. Chính quyền địa phương cần xem xét mọi yêu cầu luật định và chế định hiện hành.

Khi có bất kỳ quá trình thuê ngoài nào xử lý tài sản của khách hàng/công dân, chính quyền địa phương cần xác định các kiểm soát cụ thể để đảm bảo rằng tài sản này được quản lý theo các yêu cầu áp dụng, ví dụ:

- trong trường hợp vi phạm giao thông, khi xe của người vi phạm được đưa đến địa điểm do chính quyền địa phương ấn định cần có các thủ tục và thiết bị cần thiết cho việc vận chuyển an toàn và bảo vệ chống hư hại;

- khi khách hàng/công dân muốn nhận được giấy tờ, như hộ chiếu, cần nộp giấy tờ nhận dạng cá nhân, những giấy tờ này cần được xử lý theo một quy trình cụ thể đảm bảo tính bảo mật và an ninh từ cơ quan tương ứng cho đến khi họ được trả lại giấy tờ hợp lệ ngay khi quá trình hoàn tất.

Tất cả các tài sản chính quyền địa phương quản lý thuộc sở hữu của khách hàng được coi là hàng hóa đang được bảo vệ, vì chúng là hàng hóa thông thường thuộc về khách hàng/công dân của chính quyền địa phương. Vì lý do này, chính quyền địa phương cần bảo vệ chúng như là tài sản chung của khách hàng/công dân. Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm đối với việc bảo quản có hiệu lực hàng hóa thông thường được giao cho mình, chẳng hạn như công viên, sông, các bãi chôn lấp hợp vệ sinh, đường phố, hạ tầng đô thị, lịch sử, hồ sơ và tài sản văn hóa. Một trong những trách nhiệm của chính quyền địa phương là bảo vệ các tài sản này như những hàng hóa thông thường và bảo quản chúng thay cho khách hàng/công dân thuộc thế hệ tương lai.

Ngoài ra, quyền sở hữu trí tuệ được chính quyền địa phương tạo ra cũng cần được coi là sở hữu trí tuệ chung của khách hàng/công dân của chính quyền địa phương.

Nếu hàng hóa do khách hàng/công dân cung cấp bị hư hỏng, mất hoặc phá hủy, khách hàng/công dân cần được thông báo kịp thời, tốt nhất là bằng văn bản và trách nhiệm pháp lý đối với mọi thiệt hại cần được thừa nhận theo quy định có liên quan.

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG - HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG TCVN ISO 9001:2008 TẠI CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w