10. Định lượng 1 Yêu cầu chung
10.3.2.2. Phương pháp tính: Trường hợp chung (đếm tổng số các khuẩn lạc hoặc các khuẩn lạc điển hình)
có chứa ít hơn 300 khuẩn lạc (hoặc bất kỳ số lượng nào khác được nêu trong tiêu chuẩn cụ thể). Khi đếm các khuẩn lạc điển hình hoặc giả định, việc mô tả các khuẩn lạc phải giống như trong tiêu chuẩn cụ thể.
Trong các trường hợp cụ thể, có thể rất khó đếm các khuẩn lạc (ví dụ, khi có các vi sinh vật mọc lan). Các khuẩn lạc mọc lan được coi là một khuẩn lạc. Nếu có ít hơn một phần tư đĩa mọc dày đặc bởi các khuẩn lạc mọc lan, thì đếm các khuẩn lạc trên phần không bị ảnh hưởng của đĩa và tính số lượng cho toàn bộ đĩa. Khấu trừ số đếm bằng cách ngoại suy số lượng theo lý thuyết tương ứng với toàn bộ đĩa. Nếu có quá một phần tư đĩa mọc dày đặc thì loại bỏ đĩa đó. Coi các khuẩn lạc mọc lan thành chuỗi là một khuẩn lạc.
Các phương pháp tính toán khác nhau được xác định trong 10.3.2 phải tính đến các đĩa không chứa khuẩn lạc nào, nếu có các đĩa như thế.
Khi sử dụng bộ phân phối dạng xoắn thì việc đếm khuẩn lạc được mô tả trong 10.2.4.3.3.
10.3.2. Biểu thị kết quả10.3.2.1. Trường hợp chung 10.3.2.1. Trường hợp chung
10.3.2.1.1. Ở đây có các trường hợp liên quan đến các trường hợp chung như sau:- cấy một đĩa petri đường kính 90 mm cho mỗi độ pha loãng; - cấy một đĩa petri đường kính 90 mm cho mỗi độ pha loãng;
- số lượng tối đa các khuẩn lạc tổng số có mặt: 300 trên mỗi đĩa;
- số lượng tối đa tất cả các khuẩn lạc (điển hình và không điển hình) có mặt trên mỗi đĩa khi đếm khuẩn lạc điển hình hoặc giả định: 300 trên mỗi đĩa;
- số lượng tối đa các khuẩn lạc điển hình và giả định: 150 trên mỗi đĩa;
- số lượng khuẩn lạc giả định (10.3.2.3) đã cấy để nhận biết và khẳng định từ mỗi đĩa còn lại: nhìn chung là 5;
Các con số này phải được xác định trong các tiêu chuẩn cụ thể.
Khi sử dụng các đĩa có đường kính khác với 90 mm, thì số lượng tối đa các khuẩn lạc phải được tăng hoặc giảm tỷ lệ thuận với diện tích bề mặt của đĩa (hoặc màng).
10.3.2.1.2. Các phương pháp tính toán dưới đây đã tính đến những trường hợp thường xuất hiện khi các phép thử nghiệm được tiến hành phù hợp với thực hành phòng thử nghiệm tốt. Rất hiếm gặp các các phép thử nghiệm được tiến hành phù hợp với thực hành phòng thử nghiệm tốt. Rất hiếm gặp các trường hợp đặc biệt (ví dụ: tỷ lệ rất khác nhau của hệ số pha loãng giữa các đĩa của hai độ pha loãng liên tiếp) và do đó các kết quả đếm thu được cần được nhà vi sinh vật học có kinh nghiệm kiểm tra, giải thích hoặc loại bỏ, nếu cần.
10.3.2.2. Phương pháp tính: Trường hợp chung (đếm tổng số các khuẩn lạc hoặc các khuẩn lạc điển hình) lạc điển hình)
Để kết quả có giá trị, cần thực hiện đếm khuẩn lạc trên ít nhất một đĩa có tối thiểu 10 khuẩn lạc [tổng số các khuẩn lạc, khuẩn lạc điển hình hoặc khuẩn lạc phù hợp với tiêu chí nhận dạng (10.3.2.3)]. Tính số lượng N vi sinh vật có mặt trong mẫu thử theo trung bình từ hai độ pha loãng liên tiếp, sử dụng công thức (1):
(1) Trong đó
∑C là tổng số khuẩn lạc đếm được trên hai đĩa được giữ lại từ hai độ pha loãng liên tiếp và trong đó ít nhất một đĩa có chứa tối thiểu 10 khuẩn lạc;
V là thể tích dịch cấy trên mỗi đĩa, tính bằng mililit;
d là hệ số pha loãng tương ứng với độ pha loãng thứ nhất được giữ lại [d = 1 khi sản phẩm dạng lỏng (mẫu thử) không pha loãng được giữ lại].
Làm tròn số các kết quả thu được đến hai chữ số có nghĩa. Nếu chữ số thứ ba nhỏ hơn 5 thì không thay đổi chữ số đứng trước nó; nếu chữ số thứ ba lớn hơn hoặc bằng 5 thì tăng chữ số đứng trước lên một đơn vị.
Lấy kết quả là số thích hợp giữa 1,0 và 9,9 nhân với 10x, trong đó x là lũy thừa tương ứng của 10, hoặc làm tròn số với hai chữ số có nghĩa.
Biểu thị kết quả là N vi sinh vật trên mililit (sản phẩm dạng lỏng) hoặc trong 1 gam (sản phẩm dạng khác).
VÍ DỤ Số đếm cho các kết quả như sau:
- ở độ pha loãng thứ nhất (10 -2) được giữ lại: 168 khuẩn lạc; - ở độ pha loãng thứ hai (10 -3) được giữ lại: 14 khuẩn lạc.
Làm tròn kết quả như hướng dẫn trên thu được 17 000 hoặc 1,7 x 104 vi sinh vật trong một mililit hoặc một gam sản phẩm.