Phương pháp tính toán: Trường hợp tính toán sau khi nhận dạng

Một phần của tài liệu VI SINH VẬT TRONG THỰC PHẨM VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI - YÊU CẦU CHUNG VÀ HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VI SINH VẬT (Trang 30)

10. Định lượng 1 Yêu cầu chung

10.3.2.3. Phương pháp tính toán: Trường hợp tính toán sau khi nhận dạng

Trong trường hợp phương pháp sử dụng đòi hỏi phải nhận dạng, một lượng A được đem xác định (thông thường là 5) từ các khuẩn lạc giả định đã nuôi cấy trên mỗi đĩa được giữ lại để đếm khuẩn lạc. Sau khi nhận dạng, tính số lượng khuẩn lạc phù hợp trên mỗi đĩa theo các tiêu chí, a, theo công thức (2):

(2) Trong đó

b là số khuẩn lạc phù hợp với các tiêu chí xác nhận trong số các khuẩn lạc đã nhận dạng, A;

C là tổng số khuẩn lạc giả định đếm được trên đĩa.

Làm tròn kết quả tính được đến số nguyên gần nhất. Nếu chữ số thứ nhất sau dấu phẩy nhỏ hơn 5 thì không thay đổi chữ số đứng trước nó; nếu chữ số thứ nhất sau dấu phẩy lớn hơn hoặc bằng 5 thì tăng chữ số đứng trước lên một đơn vị.

Tính số N, các vi sinh vật đã nhận dạng hoặc khẳng định có mặt trong mẫu thử, thay ∑C bằng ∑a theo công thức trong 10.3.2.2.

Làm tròn kết quả như trong 10.3.2.2. Biểu thị kết quả như trong 10.3.2.2. VÍ DỤ Số đếm cho các kết quả như sau:

- ở độ pha loãng thứ nhất (10-3) được giữ lại: 66 khuẩn lạc; - ở độ pha loãng thứ hai (10-4) được giữ lại: 4 khuẩn lạc;

Việc thử nghiệm các khuẩn lạc chọn lọc đã được tiến hành như sau:

- đối với 66 khuẩn lạc, 8 khuẩn lạc, 6 trong 8 khuẩn lạc đó phù hợp với tiêu chí, do đó a = 50. - đối với 4 khuẩn lạc, tất cả 4 khuẩn lạc phù hợp với tiêu chí, do đó a = 4.

Làm tròn kết quả theo 10.3.2.2, số lượng vi sinh vật là 49 000 hoặc 4,9 x 104 trong một mililit hoặc một gam sản phẩm.

Một phần của tài liệu VI SINH VẬT TRONG THỰC PHẨM VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI - YÊU CẦU CHUNG VÀ HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VI SINH VẬT (Trang 30)