Chu kỳ kinh doanh hợp lý khi giả định giá vỏ khô và cành lá thay đổi

Một phần của tài liệu Xác định chu kỳ kinh doanh hợp lý của rừng quế trồng trên cấp đất II tại huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai (Trang 61 - 63)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.4.2. Chu kỳ kinh doanh hợp lý khi giả định giá vỏ khô và cành lá thay đổi

Giá bán cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến lợi nhuận cũng như hiệu quả của việc kinh doanh rừng trồng. Bảng 3.8tổng hợp kết quả phân tích sự thay đổi chỉ số NPV và NPVNtheo tuổi khi giá vỏ khô và cành lá tươi được giả định tăng lên 30%. Nghiên cứu sử dụng vỏ khô và cành lá tươi được giả định tăng lên 30% là vì hiện nay xu hướng sử dụng và tiêu

thụ vỏ Quế khô và tinh dầu Quế ngày càng tăng lên theo nhu cầu trong nước và quốc tế. Có thời điểm giá đã tăng gần 20% so với giá đã được xác định trong nghiên cứu và đồng thời đây là loài cây đặc sản và được đưa vào danh sách các loài dược liệu. Trong vỏ Quế người ta có thể chiết xuất ra 2 loại dược liệu quý đó là cinnamaldehyde trong nhục Quế có tác dụng an thần, ức chế trung khu thần kinh, giải nhiệt và giảm đau, ức chế sự phát triển của tế bào viêm loét trên dạ dày chuột. Ngoài ra polymer polyphenolic từ vỏ Quế có thể trở thành thành phần tự nhiên trong các sản phẩm nhằm làm giảm lượng đường trong máu.

Kết quả tính NPV và NPVN khi giá vỏ khô và cành lá tươi được giả định tăng lên 30% cho thấy NPV và NPVNđạt lớn nhất vẫn ở tuổi 10 với NPV là 532.904.816 đ/ha cho đơn chu kỳvà 834.045.218 đ/ha cho đa chu kỳtrong

50 năm (Bảng 3.8). Như vậy, có thể thấy dù giá vỏ khô và cành lá tươi có

Bảng 3.8. Hiệu quả kinh tế cho nhiều chu kỳ khai thác khi giá tăng 30% Đơn vị: đồng/ha Tuổi NPV (r = 8,5%, giá tăng 30%) NPVN (r = 8,5%, giá tăng 20%) 5 50.502.341 98.569.831 6 313.528.140 660.380.030 7 344.603.833 670.768.613 8 364.085.924 641.309.812 9 460.131.459 757.095.782 10 532.904.816 834.045.218 11 529.324.396 781.235.538

Trong thực tế khi tiến hành điều tra, các lâm phần được điều tra đều được tiến hành tỉa thưa từ tuổi 5. Mật độ trồng rừng Quế ban đầu vào khoảng 7000 cây/ha và mật độ khai thác tuổi 11 khoảng từ 2500 cây/ha đến 2700

cây/ha. Các nghiên cứu trước đã chỉ ra rằng nếu các lâm phần rừng trồng áp dụng các biện pháp tỉa thưa hợp lý có thể làm tăng lượng tăng trưởng của rừng và đem lại hiệu quả kinh tế cao (Burkhart và Tomé, 2012). Thông qua

chế độ tỉa thưa hợp lý sẽ làm cho tăng trưởng rừng tăng lên và tận dụng được sản phẩm tỉa thưa, đồng thời làm giảm lượng cây chết do hiện tượng tỉa thưa xảy ra khi rừng khép tán (Kamo và Cs, 2009).Khi rừng trồng kéo dài chu kỳ kinh doanh để cung cấp sản phẩm từ rừng, tỉa thưa sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng của lâm phần rừng. Theo kết quả nghiên cứu của Appanah (2000), tăng trưởng về thể tích và đường kính của rừng trồng tỉa thưa đạt cao hơn so với rừng trồng không tỉa thưa.

Nhìn chung, kết quả của nghiên cứu cũng đã cung cấp cho người trồng rừng, nhà hoạch định chính sách, nhà quả lý và các bên liên quan những thông tin có giá trị trong việc ra quyết định hợp lý về quản lý rừng trồng Quế hiệu quả.

Một phần của tài liệu Xác định chu kỳ kinh doanh hợp lý của rừng quế trồng trên cấp đất II tại huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai (Trang 61 - 63)