Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Xác định chu kỳ kinh doanh hợp lý của rừng quế trồng trên cấp đất II tại huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai (Trang 35 - 44)

3. Ý nghĩa của đề tài

2.3.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

2.3.2.1. Xác định cấp đất cho các vị trí điều tra nhanh

Căn cứ vào chiều chiều cao bình quân cộng để xác định đúng cấp đất II. Dựa theo cặp giá trị chiều cao bình quân cộng của các cây trong OTC và giá trị tuổi để so sánh với giá trị trong Bảng 2.2 để xác định cấp đất theo biểu cấp đất được đề xuất bởi Phạm Xuân Hoàn (2001).

Bảng 2.1. Biểu cấp đất rừng Quế trồng tại Văn Yên, Yên Bái (Phân chia theo chiều cao bình quân cộng, đơn vị: m)

A (Tuổi) Cấp đất I (H,m) Cấp đất II (H,m) Cấp đất III (H,m) RG G RG G RG G RG 3 3,2 2,9 2,6 2,3 2,1 1,9 1,7 4 4,7 4,1 3,7 3,3 3,0 2,6 2,4 5 6,0 5,4 4,9 4,4 3,8 3,3 3,0 6 7,4 6,6 6,0 5,4 4,7 4,0 3,6 7 8,6 7,7 7,0 6,3 5,5 4,8 4,2 8 9,8 8,8 8,0 7,2 6,4 5,5 4,8 9 10,6 9,9 9,0 8,1 7,2 6,3 5,4 10 12,0 11,0 10,0 9,0 8,0 7,0 6,0 11 13,0 12,0 10,9 9,8 8,8 7,7 6,4 12 14,0 13,0 11,8 10,6 9,5 8,5 7,2 13 14,9 14,0 12,7 11,4 10,3 9,2 7,7 14 15,8 14,9 13,5 12,2 11,0 9,9 8,3 15 16,7 15,8 14,3 12,9 11,7 10,6 8,9

(Nguồn: Phạm Xuân Hoàn 2001) RG: Giá trị chiều cao ranh giới giữa các cấp đất G: Giá trị chiều cao giữa các cấp đất

2.3.2.2.Đánh giá sinh trưởng rừng Quế trồng

Sinh trưởng rừng Quế trồng được đánh giá thông qua các đặc trưng lâm phần như đường kính trung bình, chiều cao trung bình, và mật độ rừng.

Công thức xác định đường kính trung bình như sau: å = n D i n D 1 3 . 1 3 . 1 1 (2.1)

Công thức xác định chiều cao trung bình như sau: å = n vni vn H n H 1 1 (2.2)

Công thức xác định mật độ như sau:

N/ha= * 10.000 (2.3)

Trong đó: n là số lượng cá thể của loài hoặc tổng số cá thể trong OTC S là diện tích OTC (m2)

2.3.2.3. Kiểm tra phương trình năng suất vỏ khô của rừng Quế trồng

Sau khi tiến hành phơi khô vỏ Quế của của 105 cây chặt ngả (3 cây/OTC), trọng lượng vỏ sẽ được xác định.

Tiêu chí lựa chọn 3 cây/ OTC: 3 cây có chiều cao lớn nhất, chiều cao trung bình và chiều cao thấp nhất trong OTC (Qua quan sát nhanh).

Để đánh giá phương trình năng suất vỏ Quế được tính theo phương pháp của Phạm Xuân Hoàn (2001). Nghiên cứu tiến hành sử dụng chỉ tiêu t để kiểm định sự thuần nhất giữa dữ liệu năng suất vỏ khôthông qua đo đếm thực tế và năng suất vỏ khô thông qua phương trình.

Năng suất vỏ Quế được tính dựa vào phương trình quan hệ giữa sản lượng vỏ với đường kính, chiều cao tại vị trí ngang ngực như sau:

= -0,7617+0, * vn +14,9087*1899 (kg) (2.4) Trong đó: là năng suất vỏ khôtrung bình/cây

vnlà chiều cao trung bình cây của OTC

là đường kính trung bình ở vị trí 1,3m của OTC

Phương trình năng suất chỉ được sử dụng cho nghiên cứu này nếu không có sự khác nhau giữa năng suất vỏ khô đo đếm thực tế và năng suất vỏ khô thông qua phương trình. Công thức tính tiêu chuẩn t như sau:

tn= z n

S (2.5)

Trong đó: z là giá trị trung bình của các hiệu sai của trọng lượng vỏ trung bình cây được xác định từ cây chặt ngả và trọng lượng vỏ trung bình cây được xác định từ công thức

S: Độ lệch chuẩn các hiệu sai n: dung lượng mẫu

2.3.2.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế rừng Quế

Sử dụng các chỉ tiêu như: NPV, BCR và IRR để đánh giá hiệu quả kinh tế rừng Quế trồng.

Lợi nhuận dòng(NPV):

Chỉ tiêu này được xác định cho rừng Quế trồng tuổi 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 11 dựa trên các số liệu về chi phí và doanh thu đã thu thập được 20 hộ trồng rừng Quế tại địa bàn nghiên cứu. Trước tiên đề tài xác định chỉ tiêu NPV cho 1 chukỳ kinh doanh rừng trồng tương ứng với các độ tuổi, công thức như sau (Paul, 1990):

(2.6)

Trong đó: NPV -giá trị hiện tại thực (giá trị lợi nhuận ròng hiện tại) Bt -dòng tiền thu vào tại năm thứ t.

Ct -dòng tiền chi ra tại năm thứ t.

r - tỷ lệ chiết khấu trong suốt thời gian sống của khoản đầu tư. Tỷ lệ này có thể sử dụng là tỷ suất sinh lời kỳ vọng của nhà đầu tư hay chi phí sử dụng vốn.

Trong những nghiên cứu gần đây nhiều tác giả thường tính giá trị NPV với t (thời gian) bắt đầu từ 1 (Bùi Minh Vũ, 2001; Phạm Xuân Hoàn, 2001; Nguyễn Quang Hà và Dương Thị Thanh Tân, 2016; Trần Thị Thu Hà và Dương Thị Thanh Tân, 2017). Khi tính NPV, chi phí đầu tư ban đầu như cuốc hố, cây con, phân bón, trồng… đều được tính là chi phí của năm thứ nhất. Hiệu quả trồng rừng thông qua chỉ số NPV được đánh giá như sau:

NPV < 0: kinh doanh rừng trồng bị thua lỗ, phương án trồng rừng không được chấp nhận.

NPV > 0: kinh doanh rừng trồng đảm bảo có lãi, phương án kinh doanh rừng được chấp nhận.

Chi phí đầu tư cho 1 ha Quế: bao gồm chi phí trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ, chi phí khai thác

Thu nhập được tính tổng thu nhập từ vỏ Quế và cành lá và được tính cho các sản phẩm tỉa thưa hàng năm.

BCR = tổng thu nhập qua chiết khấu/ tổng chi phí qua chiết khấu Tỷ suất lãi nội tại (IRR: internal Rate of Return)

Chỉ tiêu này cho phép phân tích hiệu quả kinh tế của quá trình đầu tư kinh doanh cho phép đánh giá một cách tổng quát như sau:

Khi IRR = r: Dự án có mức lãi thông thường Khi IRR < r: Dự án bị thua lỗ

2.3.2.5. Xác định chu kỳ hợp lý cho rừng Quế trồng

Các bước thực hiện trong xác định chu kỳ kinh doanh hợp lý cho rừng Quế trồng như sau:

Bước 1. Dựa vào kết quả tính NPV cho một chu kỳ theo tuổi từ thu nhập (Vỏ + cành lá) và chi phí cho kinh doanh rừng, lựa chọn tuổi kinh doanh rừng mà giá trị NPV đạt lớn nhất sẽ là tuổi kinh doanh hợp lý cho rừng Quế trồng tại địa bàn nghiên cứu cho một chukỳ.

Bước 2. Tính NPV từ số các chukỳ trong thời hạn giao đất 50 năm Theo Nguyễn Quang Hà và Dương Thị Thanh Tân (2016), Borges và Cs (2014); chỉ ra rằng chu kỳ khai thác hợp lý/ tối ưu của rừng trồng sản xuất là chu kỳ làm tối đa hóa giá trị hiện tại ròng (NPV) từ số các chu kỳ/ luân kỳ khai thác trong một thời hạn giao đất. Công thức tính NPV của rừng Quế trồng theo số chukỳ trong thời hạn được giao đất 50 năm như sau:

(2.7)

Trong đó:

N: số chu kỳ khai thác có thể thực hiện trong một chu kỳ giao đất (50 năm) khi lựa chọn chu kỳ khai thác T năm

NPVn: giá trị hiện tại thuần chu kỳ thứ n theo chu kỳ khai thác t năm trong chu kỳ giao đất

n: số chukỳ khai thác trong 50 năm r: tỷ lệ chiết khấu

Các mô hình kinh doanh rừng Quế trồng trong thời hạn giao đất 50 được xác định như sau:

Mô hình kinh doanh 5 năm sẽ tiến hành kinh doanh được 10 chukỳ. Mô hình 6 năm sẽ kinh doanh được 8 chukỳ.

Mô hình 7 năm sẽ tiến hành kinh doanh được 7 chukỳ. Mô hình kinh doanh 8 năm được 6 chukỳ.

Mô hình kinh doanh 9 năm được 5 chu kỳ và 1 chukỳ 5 năm tương ứng chukỳ thứ 10 của mô hình 5 năm.

Mô hình kinh doanh 10 năm được 5 chukỳ.

Mô hình kinh doanh 11 năm được 4 chukỳ và 1 chukỳ 5 năm tương ứng chukỳ thứ 10 của mô hình 5 năm.

2.3.2.6. Lựa chọn tỷ lệ chiết khấu

-Đối với tỷ lệ chiết khấu lựa chọn để tính NPV được xác định như sau (Nguyễn Quang Hà và Dương Thị Thanh Tân, 2016; Trần Thị Thu Hà và Dương Thị Thanh Tân, 2017):

Tỷ lệ chiết khấu danh nghĩa được nhà đầu tư kỳ vọng bao gồm 3 bộ phận: + Phần bù đắp/phần thưởng cho nhà đầu tư khi họ quyết định hy sinh tiêu dùng hiện tại để đầu tư trong điều kiện chắc chắn, hoàn toàn không có rủi ro, lạm phát: tỷ lệ sinh lợi thực tế.

+ Phần bù đắp cho rủi ro từ mất giá của đồng tiền theo thời gian: tỷ lệ lạm phát.

+ Phần bù đắp cho rủi ro đi liền với các đầu tư cụ thể nào đó, có mức rủi ro cao hơn so với mức sinh lợi trong điều kiện chắc chắn: tỷ lệ đền bù rủi ro.

Do đó, tỷ lệ chiết khấu trong trường hợp cần tính đến đầy đủ các bộ phận là:

r = rr + ri+ rp= i + rp Với r -tỷ lệ chiết khấu

rr-tỷ lệ lãi suất thực tế ri-tỷ lệ lạm phát rp-tỷ lệ bù đắp rủi ro

Tuy nhiên trong nghiên cứu này, r chỉ được tính dựa trên lãi suất danh nghĩa của ngân hàng. Thông thường ở Lào Cai, lãi gửi ngân hàng dài hạn thường là khoảng 7% ở các ngân hàng thương mại. Do đó tỷ lệ chiết khấu r = 8,5% được sử dụng trong tính toán NPV 1 chu kỳ và NPVN cho số chu kỳ trong thời gian giao đất 50 năm.

2.3.2.7. Phân tích độ nhạy

Phân tích độ nhạy (Sensitivity analysis): là việc xem xét đến sự thay đổi của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính/ kinh tế khi các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi.

Nghiên cứu tiến hành phân tích độ nhạy với giả định khi tỷ lệ chiết khấu tăng, và giá vỏ khô và cành lá lươi của cây Quế tăng để xem xét sự thay đổi của giá trị NPV 1 chu kỳ và NPVNcho số chu kỳ trong thời gian giao đất 50 năm.

2.3.2.8. Phân tích số liệu

a. Tính chỉ số kinh tế NPV, BCR và IRR

Mở Excel, nhập năm đầu tư, chi phí đầu tư các năm, thu nhập, chi phí qua chiết khấu, thu nhập qua chiết khấu, thu nhập trừ chi phí qua chiết khấu...

Bước 1: Nhập số liệu vào máy tính:

Mở Excel, nhập năm đầu tư, chi phí đầu tư các năm, thu nhập... -Cột thu qua chiết khấu = Cột thu nhập/(1+r)^t.

-Cột chi qua chiết khấu = Cột chi phí/(1+r)^t

Bước 2: Vào Insert / hộp thoại Insert Function hiện ra

Chọn or Select a Category, chọn tiếp Financial (các chỉ tiêu tài chính) nháy vào các chỉ tiêu cần tính.

Ví dụ nháy vào NPV/ máy hiện lên một hộp thoại Function Arguments, lúc đó con trỏ nháy vào của sổ Rate (tỷ lệ), đánh tỷ lệ đã chọn vào (8.5% = 0.085).

Nháy xuống cửa sổ Value1, bôi đen dữ liệu cột chi phí và thu nhập... cuối cùng nhấn OK.

Ví dụ nháy vào IRR máy hiện lên một hộp thoại Function Arguments, nháy vào cửa sổ Value1, bôi đen dữ liệu cột thu nhập - chi phí, cuối cùng nhấn OK.

b.Tính tương quan giữa các đại lượng và kiểm định sai khác

Nghiên cứu ứng dựng phần mềm R studio trên nền R để phân tích số liệu. Cụ thể, sử dụng hàm nls() để xây dựng phương trình tương quan giữa đường kính, chiều cao với tuổi; trọng lượng vỏ tươi với tuổi và đường kính. Sử dụng hàm t.test() để kiểm định phương trình trọng lượng vỏ Quế khô (Kết quả phân tích ở Phụ lục 2).

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Xác định chu kỳ kinh doanh hợp lý của rừng quế trồng trên cấp đất II tại huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai (Trang 35 - 44)