Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu

Một phần của tài liệu Xác định chu kỳ kinh doanh hợp lý của rừng quế trồng trên cấp đất II tại huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai (Trang 32 - 35)

3. Ý nghĩa của đề tài

2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu

2.3.1.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

-Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp20 người dân/ chủ rừng chi phí trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ hàng năm và thu nhập hàng năm đối với rừng Quế trồngcho 1 ha. Phiếu phỏng vấn được trình bày ở phụ lục 1.

- Điều tra tình hình sinh trưởng rừng trồng Quế và kiểm tra phương trình năng suất vỏ Quế khô được đề xuất trong nghiên cứu của tác giả Phạm Xuân Hoàn (2001). Sinh trưởng và năng suất vỏ Quế được đánh giá cho rừng Quế trồng ở cấp đất II. Các bước được tiến hành như sau:

Nghiên cứu sẽ tiến hành điều tra nhanh đối với rừng Quế trồng ở nhiều vị trí điển hình khác nhau trên địa bàn nghiên cứu để xác định vị trí chính xác 35điểm nghiên cứu rừng Quế trồng ở cấp đất II.

Ở mỗi vị trí kiểm tra, tiến hành đo nhanh ngẫu nhiên 3 cây Quế gồm có 1 cây Quế có chiều cao lớn nhất, một cây Quế có chiều cao trung bình và 1 cây Quế có chiều cao thấp nhất nhất (Qua quan sát nhanh). Từ kết quả tính trung bình về chiều cao của 3 cây Quế cấp đất II sẽ được xác định.

Chú ý, ở vị trí điều tra nhanh sau khi đo nhanh 3 cây về chiều cao, tính chiều cao trung bình và tiến hành kiểm tra cấp đất. Nếu trường hợp kiểm tra cấp đất mà kết quả không phải cấp đất II, vị trí điển hình tiếp theo sẽ được kiểm tra để đảm bảo sau quá trình điều tra nhanh sẽ xác định được chính xác vị trí phân bố của 35 điểm nghiên cứu cho rừng Quế trồng ở cấp đất II theo tuổi từ tuổi 5đến tuổi 11 (5vị trí cho mỗi tuổi).

Bước 2. Tiến hành lập OTC nghiên cứu

Đề tài tiến hành lập gồm 35 ô tiêu chuẩn (OTC) rừng trồng Quế từ 35 vị trí đã được xác định ở bước 1 tại huyện Bảo Yên, Lào Caitừ tuổi 5đến tuổi 11, ứng vớimỗi tuổi điều tra 5 OTC.Qua quá trình điều tra và quan sát nhanh tôi nhận thấy rừng trồng Quế khá đồng nhất về mật độ theo các tuổi, do đó OTC được thiết lập códiện tích 100m2. Sau khi hoàn thành việc lập OTC tiến hành đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của rừng, bao gồm:

Đường kính ngang ngực (D1.3) được đo bằng thước kẹp kính, đo tại vị trí của thân cây có chiều cao 1,3 mét của tất cả các cây có đường kính lớn hơn hoặc bằng 3 cm.

Chiều cao vút ngọn (Hvn) bằng thước laser TERRINOX 1200 của tất cả các cây trong OTC.

Phẩm chất cây được đánh giá theo 3 cấp chất lượng. Số liệu được ghi theo biểu 1sau:

Mẫu biểu 2.1. Phiếu điều tra chỉ tiêu sinh trưởng Quế

OTC: Độcao: Độdc:

Địa điểm: Tọa độ: X:

Y:

Hướng phơi:

Năm trồng: Ngày điều tra: Người điều tra:

STT D1.3 (cm) Hvn (m) Phẩm chất Tốt TB Xấu 1 2 3 4 …

Bước 3. Chặt ngả cây để kiểm tra phương trình năng suất vỏ khô được đề xuất bởi tác giả Phạm Xuân hoàn (2001).

Sau khi xử lý số liệu và tính toán để xác định cây bình quân. Nghiên cứu tiến hành chặt ngả 3 cây/ OTC (1 cây có chiều cao cao nhất, 1 cây có chiều cao tiệm cận chiều cao bình quân cộng, 1 cây có chiều cao thấp nhất). Sau khi tiến hành chặt ngả, cây sẽ được bóc vỏ để phơi khô theo phương pháp được đề cập trong nghiên cứu Phạm Xuân Hoàn (2001).

Vỏ Quế được bóc từ 0,0m đến phần ngọn. Vỏ Quế sau khi bóc được cân để xác định khối lượng vỏ tươi bằng cân đồng hồ Xuân Hòa. Sau đó vỏ được phơi khô đủ tiêu chuẩn bảo quản và bán ở thị trường, vỏ khô sẽ được cân để xác định khối lượng vỏ khô.

2.3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập tài liệu báo cáo về thực trạng sản xuất kinh doanh Quế tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

-Tài liệu về điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý kinh tế, địa hình, khí hậu, thủy văn, đặc điểm thổ nhưỡng, tài nguyên… của khu vực nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Xác định chu kỳ kinh doanh hợp lý của rừng quế trồng trên cấp đất II tại huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai (Trang 32 - 35)