Kỹ năng diễn giải.

Một phần của tài liệu Giáo trình Công tác xã hội với người cao tuổi (Nghề Công tác xã hội) (Trang 31 - 32)

3. Các kỹ năng chủ yếu khi làm việc với người cao tuổi.

3.5. Kỹ năng diễn giải.

Hiện nay vẫn còn những tranh cãi về sự trùng lặp giữa kỹ năng diễn giải và thấu cảm. Ở một chừng mực nào đó, hai kỹ năng này có sự giống nhau.

Diễn giải là sự phân tích hành vi, ý nghĩa và cảm xúc của người cao tuổi từ quan điểm tiếp cận của nhân viên xã hội và đạt được sự chấp thuận của người cao tuổi. Nhân viên xã hội phản hồi những hiểu biết của mình về tình huống của người cao tuổi mà không thêm bớt thông tin nào khác vào đó.

Trong khi thấu cảm thường diễn tả sự thấu hiểu cảm giác về thông điệp, diễn giải thường tập trung vào việc người cao tuổi đang suy nghĩ gì hay đang làm gì. Diễn giải cũng có thể dùng để truyền tải những dữ liệu có liên quan.

Mục đích của kỹ năng diễn giải

- Để người cao tuổi thấy mình đang được nhân viên xã hội lắng nghe, hiểu và chia sẻ.

- Để người cao tuổi nhìn nhận lại vấn đề cốt lõi của mình một cách sáng tỏ và cô đọng hơn.

- Giúp chính nhân viên xã hội nhìn nhận lại vấn đề của người cao tuổi một cách tập trung và đúng hướng hơn.

- Giúp nhân viên xã hội biết được mình có hiểu đúng vấn đề của người cao tuổi không khi mà người cao tuổi phản hồi lại (đồng ý hay không đồng ý với sự diễn giải đó của nhân viên xã hội).

Ứng dụng kỹ năng:

- Diễn giải được sử dụng khi người cao tuổi đã kể tương đối đầy đủ về vấn đề của họ và nhân viên xã hội thấy cần chốt lại vấn đề đó để phát triển các bước tiếp theo. Hoặc khi muốn người cao tuổi hiểu rõ hơn vấn đề của họ.

- Lắng nghe cẩn trọng để hiểu cách nhìn nhận vấn đề của người cao tuổi. - Phân tích sự kiện:

* Xác định vấn đề của người cao tuổi.

- Diễn giải lại những điều nhân viên xã hội cảm nhận về thông điệp mà người cao tuổi bày tỏ bằng ngôn ngữ của nhân viên xã hội một cách ngắn gọn, rõ ràng hơn thông tin người cao tuổi cung cấp.

- Im lặng và lắng nghe sự phản hồi lại của người cao tuổi. Bởi điều quan trọng đối với sự diễn giải của nhân viên xã hội về vấn đề của người cao tuổi là phải có sự chấp thuận của người cao tuổi. Bởi khi người cao tuổi chấp thuận, tức nhân viên xã hội đã hiểu đúng thông điệp mà người cao tuổi muốn truyền tải.

- Cấu trúc câu mở đầu trong diễn giải: “Ông/bà cảm thấy…”; “Dường như…”;

“Ông/bà vừa nói với tôi là…” …

Một phần của tài liệu Giáo trình Công tác xã hội với người cao tuổi (Nghề Công tác xã hội) (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)