Kỹ năng tự bộc lộ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Công tác xã hội với người cao tuổi (Nghề Công tác xã hội) (Trang 35 - 36)

3. Các kỹ năng chủ yếu khi làm việc với người cao tuổi.

3.8.Kỹ năng tự bộc lộ.

Bộc lộ bản thân nghĩa là nhân viên xã hội chia sẻ những thông tin cá nhân về mình (cảm xúc, suy nghĩ, kinh nghiệm) với người cao tuổi trong quá trình làm việc để giúp người cao tuổi vượt qua một vấn đề hay một cảm xúc nào đó.

Ưu điểm của tự bộc lộ bản thân:

- Sự tiết lộ trung thực của nhân viên xã hội có thể tạo thuận lợi cho người cao tuổi cởi mở và có thể là hình mẫu cho những hành vi tích cực của người cao tuổi.

- Tạo sự gần gũi giữa nhân viên xã hội và người cao tuổi.

Ứng dụng kỹ năng:

- Nhân viên xã hội bộc lộ những cảm nhận của mình về người cao tuổi trong từng thời điểm của quá trình làm việc. Có thể đề cập đến những thay đổi nhỏ mang tính tích cực hoặc cũng có thể là tiêu cực thường xuyên của người cao tuổi. Tránh để người cao tuổi có cảm giác mình được khen hay bị chê một cách thẳng thắn quá, có thể sử dụng mệnh đề: “Có vẻ như…”, “Dường như là …”, “Tôi cảm thấy…”.

Lưu ý khi sử dụng:

- Không nên sử dụng nhiều kỹ năng này. Nhân viên xã hội chỉ bộc lộ bản thân vào những thời điểm thích hợp khi sự bộc lộ đó có thể mang lại lợi ích cho sự lớn mạnh của người cao tuổi, giúp người cao tuổi tìm được hướng giải quyết vấn đề của họ.

- Không tự bộc lộ khi nhân viên xã hội đang có tâm trạng “cao hứng”, điều đó sẽ dễ dẫn đến việc tự bộc lộ bản thân là nhằm thỏa mãn nhu cầu của nhân viên xã hội chứ không nhằm mục đích giúp người cao tuổi.

- Bộc lộ phải trung thực.

Một phần của tài liệu Giáo trình Công tác xã hội với người cao tuổi (Nghề Công tác xã hội) (Trang 35 - 36)