- Thời gian học tập: 90 tuần.
- Thời gian thực học tối thiểu: 2550h.
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi: 210h; Trong đó thi tốt nghiệp: 90h
2.2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210h.
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2340h. + Thời gian học bắt buộc: 2000h; Thời gian học tự chọn: 340h + Thời gian học lý thuyết: 720h; Thời gian học thực hành:1620h
3. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN; ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC
3.1. Danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc
Mã MH,
MĐ
Tên môn học, mô đun
Thời gian
đào tạo
Thời gian của môn học, mô đun (giờ)
Năm học Hkỳ ọc Tổsố ng Trong đó Giờ LT Giờ TH I Các môn học chung 210 210 MH 01 Chính trị 2 III 30 30 MH 02 Pháp luật 2 III 15 15 MH 03 Giáo dục thể chất 1 I 30 30 MH 04 Giáo dục quốc phòng 1 I 45 45 MH 05 Tin học 2 IV 30 30 MH 06 Ngoại ngữ 1 I,II 60 60
II Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc
II.1 Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở 390 270 120
MH 07 Điện kỹ thuật 1 II 45 45
MH 08 Điện tử cơ bản 1 II 45 45
MH 09 Cơ kỹ thuật 1 I 60 60
MH 10 Vật liệu cơ khí 1 I 30 30
MH 11 Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật 1 II 30 30
MH 12 Vẽ kỹ thuật 1 I 45 45
MĐ 14 Thực hành nguội cơ bản 1 I 80 80
MĐ 15 Thực hành hàn cơ bản 1 I 40 40
II.2 Các môn học, mô đun chuyên môn nghề 1610 330 1280
MĐ 16 Kỹ thuật chung về ô tô 1 I 70 30 40
MĐ 17 Sửa chữa thanh truyền - bảo dưỡng cơ cấu trục khuỷu - 1 II 205 45 160 MĐ 18 Sửa chữa - bảo dưỡng cơ cấu phân phối khí 1 II 95 15 80 MĐ 19 Sửa chữa - BD hệ thống bôi trơn và làm mát 2 III 95 15 80 MĐ 20 Sửa chữa động cơ xăng- bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu 2 III 150 30 120 MĐ 21 Sửa chữa động cơ diesel- bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu 2 III 190 30 160 MĐ 22 Sửa chữa đánh lửa - bảo dưỡng hệ thống khởi động và 2 III 150 30 120 MĐ 23 Sửa chữa - bảo dưỡng trang bị điện ô tô 2 IV 150 30 120 MĐ 24 Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống truyền động 2 IV 245 45 200
MĐ 25 Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống di chuyển 2 IV 95 15 80
MĐ 26 Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống lái 2 IV 55 15 40
MĐ 27 Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống phanh 2 IV 110 30 80
Tổng cộng 2210 810 1400
3.2. Đề cương chi tiết chương trình của từng môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc (Nội dung chi tiết được kèm theo tại phụ lục 1A và 2A)
Mã MH,
MĐ
Tên môn học, môđun (Kiến thức, kỹ năng tự chọn)
Thời gian
đào tạo Thời gian của môn học,mô đun (giờ)
Năm học Học kỳ Tổng số Giờ LTTrong đóGiờ TH
MĐ 28 Thực hành mạch điện cơ bản 1 II 40 40
MĐ 29 Sửa chữa - bảo dưỡng mô tô - xe máy 2 III 125 45 80
MĐ 30 Nâng cao hiệuchữa ô tô quả công việc sửa 2 IV 35 15 20
MĐ 31 Kiểm tra và sửa chữa PAN ô tô 2 III 70 30 40
MĐ 32 Kỹ thuật kiểm định ô tô 2 IV 70 30 40
Tổng cộng: 340 120 220
2.3.2. Những vấn đề gặp phải khi dạy học nghề công nghệ ô tô theo chương trình Mô đuntại Khoa công nghệ ô tô, Trường trung cấp nghề GTVT Nam Định
Trước đây tại Khoa công nghệ ô tô, các môn học chuyên ngành đang được triển khai giảng dạy dưới hình thức: thực hành và lý thuyết tách riêng. Giáo án đang sử dụng không phải là giáo án tích hợp, nên khi chuyển sang mẫu giáo án mới của tổng cục dạy nghề đã gặp một số khó khăn trong việc chuẩn bị giáo án và lựa chọn phương pháp giảng dạy.
- Các giáo viên hầu hết tuổi đời còn trẻ, chưa có kinh nghiệm thực tế trong cả sản xuất và giảng dạy nên việc biên soạn chương trình, giáo án tích hợp còn gặp sản xuất và giảng dạy nên việc biên soạn chương trình, giáo án tích hợp còn gặp sản xuất và giảng dạy nên việc biên soạn chương trình, giáo án tích hợp còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến hiệu quả giảng dạy chưa cao.
Những hạn chế về chuẩn bị dạy học và thực hiện dạy học tích hợp theo Mô đun.
Như trên đã trình bày, chương trình đào tạo đang sử dụng tại Khoa công nghệ ô tô - Trường trung cấp nghề GTVT Nam Định là chương trình đào tạo theo Mô đun. Trên cơ sở chương trình khung của tổng cục dạy nghề, nhà trường đã có biên soạn sửa đổi cho phù hợp. Tuy nhiên khi khảo sát tại Khoa công nghệ ô tô - Trường trung cấp nghề GTVT Nam Định, sự vận hành chương trình này chưa đạt được kết quả như mong muốn. 100% số người được hỏi đều khẳng định gặp khó khăn ở những khâu sau:
Khâu chuẩn bị dạy học chưa thực sự phù hợp với việc dạy học theo Mô đun. Việc soạn giáo án tích hợpcòn có vướng mắc ở những khâu như:
- Viết mục tiêu. - Xây dựng nội dung
Giáo viên (cả lý thuyết và thực hành) còn gặp khó khăn, lúng túng khi lựa chọn phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với chương trình dạy học theo Mô đun. Một trong những nguyên nhân chính là do chưađược tập huấn, bồi dưỡng một cách bài bản, kịp thời.
Về mặt viết mục tiêu:
Mục tiêu bài học chưa rõ ràng, chưa đảm bảo được các yếu tố: Kiến thức - Kỹ năng - Thái độ.
Về mặt nội dung có thể tóm tắt một số hạn chế như:
- Hiện nay số giáo viên trong Khoa có khả năng soạn và thực hiện giáo án tích hợp chỉ có 2 người. Đại đa số còn lại rất lúng túng trong việc soạn giáo án tích hợp và không đủ khả năng dạy các bài tích hợp.
- Nội dung lý thuyết và thực hành tách riêng, chưa có sự tích hợp giữa hai nội dung này. Người học sau khi học xong lý thuyết chưa được học thực hành ngay. Kiến thức được học có thể bị mai một đi gây khó khăn cho quá trình thực hành sau đó.
- Nội dung chương trình ít được cập nhật các kiến thức, kỹ năng mới trong thực tế sản xuất. Dẫn đến tình trạng đào tạo không theo kịp với thực tế.
2.3.3. Công tác điều hành của Khoa công nghệ ô tô và những vướng mắc trong quá trình điều hành.
- Quá trình điều hành của Khoa công nghệ ô tô thường luôn luôn gặp khó khăn ở 2 vấn đề chính:
+ Vấn đề phòng học: Hiện Khoa chưa có các phòng học để giảng dạy tích hợp riêng. Do đó gọi là dạy học tích hợp theo Mô đun nhưng thực tế các bài giảng vẫn phải diễn ra ở 2 không gian khác nhau(tại phòng học lý thuyết và xưởng thực hành)
+ Vấn đề giáo viên: Như đã trình bày ở trên, số lượng giáo viênđại đa số mới có thâm niên giảng dạy dưới 3 năm. Các giáo viên được tuyển dụng chủ yếu là các kỹ sư mới ra trường. Do đó khả năng về trình độ tay nghề rất hạn chế, chủ yếu thiên về lý thuyết. Một số giáo viên có trình độ tay nghề bậc 4 - 5 chỉ có bằng Trung cấp trở xuống, khả năng dạy lý thuyết là rất hạn chế. Xét về tiêu chuẩn, những giáo viên này không đủ tiêu chuẩn để dạy tích hợp vì không đủ trình độ học vấn.
Tóm lại hiện Khoa công nghệ ô tô đang vướng mắc lớn nhất là ở đội ngũ giáo viên. Do đó quá trình điều hành, thường xuyên phải phân công 1 giáo viên lý thuyết và một giáo viên thực hành cùng nhau dạy một nội dung trong một mô đun, môn học hoặc cùng dạymột mô đun.
2.3.4. Những vấn đề nảy sinh trong quá trình vận hành chương trình đào tạo
2.3.4.1. Nội dung dạy học
Chương trình đào tạo là dạy học theo mô đun nhưng trong thực tế thực hiện chương trình do có những khó khăn vướng mắc như đã trình bày ở trên, nên vẫn phải tách riêng 2 phần lý thuyết và thực hành và do giáo viên lý thuyết và thực hành thực hiện riêng biệt. Từ lý do trên có thể thấy về mặt hình thức chương trình thì là giảng dạy theo mô đun nhưng xét về mặt bản chất thì hiện tại Khoa vẫn vận hành chương trình theo hình thức môn bài truyền thống. Thực tế này làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn và rất nhiều khó khăn trong công tác điều hành vận hành chương trình. Những mâu thuẫn khó khăn này nảy sinh trong cả quá trình nhận thức lẫn trong quá trình điều động nhân lực.
2.3.4.2. Phương pháp dạy học
Xuất phát từ những vướng mắc trên đây, do đó quá trình thực hiện bài giảng các giáo viên cũng không thể sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp. Mỗi hình thức dạy học và mỗi bài học có thể vận dụng nhiều phương pháp dạy học để làm tăng tính hiệu quả. Nhưng trong đó vẫn có một số phương pháp chủ đạo. Bản chất hiện nay vẫn giảng dạy theo kiểu môn bài truyền thống do đó các phương pháp dạy học cũng sử dụng theo kiểumôn bài tương ứng. Qua khảo sát tại Khoa công nghệ ô tô - Trường trung cấp nghề GTVT Nam Định đang chủ yếu sử dụng nhóm các phương pháp dạy học truyền thống để giảng dạy.
Hầu như giáo viên của trường chưa sử dụng nhóm các phương pháp tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, quá trình giảng dạy chưa lấyhọc sinh làm trung tâm, nên không phát huy được tính chủ động sáng tạo của người học. Hoạt động dạy học thường diễn ra theo xu hướng một chiều. Chính vì vậy đã phần nào làm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy.
Cụ thể như:
Nhóm
phương pháp Các phương pháp giảng dạy
Mức độ áp dụng Nhóm Truyền thống Phương pháp thuyết trình 80%
Tài liệu tham khảo 20%
Phương pháp trình bày mẫu 100% Phương pháp hướng dẫn học sinh quan sát 20% Phương pháp luyện tập. 100% Nhóm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh
Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề 50% Phương pháp dạy học Algorith hóa 0% Dạy học chương trình hoá 0% Phương pháp bốn giai đoạn 0% Phương pháp sử dụng phiếu hướng dẫn 0% Phương pháp dạy học theo dự án 0% Phương pháp dạy học sử dụng tình huống 0%
Bảng 2.9. Mức độ sử dụng các phương pháp giảng dạy của giáo viên khoa công nghệ ô tô
2.3.4.3. Hình thức tổ chức
Từ thực trạng về bản chất vẫn dang giảng dạy theo kiểu môn bài do đó hình thức tổ chức vẫn chủ yếu theo hình thức lớp học khi học lý thuyết và chia tổ khi học thực hành. Do đó khả năng tiếp thu của học sinh còn hạn chế rất nhiều. Hình thức tổ chức này chưa thể phát huy được những yếu tố tích cực của giảng dạy tích hợp. Có những lớp học phần lý thuyết sau một khoảng thời gian khá dài mới học thực hành, kiến thức dã rơi rụng đi khá nhiều, chất lượng học tập không đảm bảo.
2.3.4.4. Thiết kế bài giảng
Hiện nay đại đa số giáo viên soạn giáo án theo mẫu tích hợp của tổng cục dạy nghề. Nhưng do khả năng nhận thức về bài giảng tích hợp còn hạn chế do đó chất lượng giáo án tích hợp rất thấp. Mục đích của việc soạn giáo án theo mẫu tích hợp
chủ yếu để đảm bảo về mặt hình thức. Trên thực tế nội dung và đề cương bài giảng các giáo viên vẫn soạn theo hình thức môn bài lý thuyết, thực hành riêng biệt. Thực tế này dẫn đến sự lúng túng và thiếu thống nhất trong quá trình thực hiện bài giảng
2.3.5. Vai trò của các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực giảng dạy của đội ngũ giáo viên và vấn đề hướng tới mục tiêu đào tạo.
Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng lực giảng dạy của đội ngũ giáo viên chủ yếu là:
- Nhận thức sư phạm về giảng dạy tích hợp - Kỹ năng thiết kế và thực hiện bài giảng tích hợp - Kiến thức chuyên môn của giáo viên thực hành - Trình độ tay nghề của giáo viên lý thuyết
Những yếu tố này có vai trò quyết định đến năng lực thực hiện các bài giảng tích hợp.
Qua khảo sát thực trạng thì đội ngũ giáo viên Khoa công nghệ ô tô - Trường trung cấp nghề GTVT Nam Địnhđại đa số còn thiếuhoặc yếu vềnhững yếu tố này.
Nguyên nhân là:
+ Các giáo viên trước đây chuyên dạy lý thuyết chỉ tập trung đầu tư cho bài giảng lý thuyết của mình, không rèn luyện tay nghề. Do đó đến nay trình độ tay nghề hết sức hạn chế.
+ Các giáo viên trước đây chuyên dạy thực hành chủ yếu xuất thân từ công nhân, nên trình độ kiến thức chuyên môn hạn chế.
+ Tất cả giáo viên đã được bồi dưỡng chứng chỉ sư phạm bậc 1 và 2. Nhưng do học đã lâu nên khi đó chưa có các vấn đề lý luận về giảng dạy tích hợp, hoặc có được trang bị nhưng chưa thấm nhuần thấu đáo.
+ Từ khi phát triển chương trình đào tạo nghề theo mô đun, các giáo viên chưa được tập huấn một cách hệ thống về lý luận cũng như kỹ năng thực hiện bài giảng tích hợp.
Từ những nguyên nhân trên đây dẫn đến quá trình thực hiện chương trình đào tạo việc hướng tới mục tiêu đào tạo hiện rất khó khăn.
Kết luận chương II
- Thực trạng về cơ sở vật chất của Khoa công nghệ ô tô - Trường trung cấp nghề GTVT Nam Định tương đối đàm bảo theo yêu cầu. Chỉ còn bộc lộ điểm yếu và thiếu ở 2 khâu chưa đáp ứng được yêu cầu dạy tích hợp để thực hiện giảng dạy tích hợp các mô đun nghề.
Đó là:
+ Chưa có phòng học đủ điều kiện để dạy tích hợp
Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC GIẢNG DẠY TÍCH HỢP CHO GIÁO VIÊN KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ
3.1. Giải pháp tổ chức, quản lý, bồi dưỡng 3.1.1. Một số nguyên tắc bồi dưỡng
Để công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên kỹ thuật đạt chất lượng và hiệu quả khi thực hiện cần phải tuân theo một số nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Công tác BD phải nhằm mục đích phục vụ nhiệm vụ chính trị của nhà trường, đó là đáp ứng nhiệm vụ ĐT trước mắt và lâu dài.
Nguyên tắc 2: Công tác BD vừa là nhiệm vụ, quyền lợi của mỗi cá nhân GV, vừa là yêu cầu và xu hướng của nhà trường để tồn tại và phát triển.
Nguyên tắc 3: Coi công tác BD là công việc thường xuyên, suốt đời của mỗi GV, trong đó hình thức tự học, tự BD của cá nhân GV có tính quyết định.
Nguyên tắc 4: Các cấp quản lý phải có trách nhiệm hoạch định kế hoạch, có chế độ, chính sách tạo điều kiện, tổ chức cụ thể thông qua các biện pháp quản lý để thực hiện, kiểm tra công tác BD.
Nguyên tắc 5: Nhà trường phải kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ ĐT và công tác BD.
Nguyên tắc 6: Bối dưỡng phải hướng tới sự hoàn thiện cho giáo viên cả kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề để đảm bảo năng lực cho giáo viên thực hiện tốt bài giảng tích hợp
3.1.2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng
Kế hoạch bồi dưỡng ĐNGV phải được xây dựng toàn diện, đầy đủ với các thành phần sau đây:
* Xác định mục tiêu bồi dưỡng
- Nâng cao trình độ học vấn
- Nâng cao tay nghề và bổ xung kiến thức chuyên môn theo ngành nghề
- Nâng cao nghiệp vụ sưphạm đặc biệt là các phương pháp dạy học tiên tiến
- Số lượng GV được bồi dưỡng.