lý nhà nước cấp huyện tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam
2.2.1. Thực trạng cơ cấu nguồn nhân lực trong khối cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam
2.2.1.1. Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ
Trình độ chuyên môn
So với thời điểm năm 2015, chất lượng và trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức, viên chức được nâng lên đáng kể, biểu hiện qua số liệu thống kê tại bảng 2.2.
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn nhân lực khối cơ quan QLNN cấp huyện Hiệp Đức theo trình độ chuyên môn
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) Tổng số 107 100 116 100 116 100 122 100 Trên đại học 1 0,9 3 2,6 4 3,4 5 4,1 Đại học 88 82,2 96 82,8 95 81,9 109 89,3 Khác 18 16,8 17 14,6 17 14,7 8 6,6
Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Hiệp Đức năm 2019
Qua bảng số liệu cho thấy số CBCC có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ trọng cao (trên 89%) và không ngừng tăng qua các năm, đặc biệt số CBCC trên đại học có xu hướng ngày càng tăng. Đạt được kết quả này là nhờ sự quan tâm, tạo điều kiện và khuyến khích CBCC tham gia các lớp học để nâng cao trình độ chuyên môn, đồng thời trong công tác tuyển dụng mới, chuẩn về trình độ chuyên môn ngày càng tăng lên, hiện nay phải là Đại học chính quy các chuyên ngành phù hợp với vị trí tuyển dụng thì mới đảm bảo điều kiện để tuyển dụng nên trình độ chuyên môn của CBCC hiện nay có bước chuyển biến rõ nét.
KhácĐại họcTrên đại học 2018 2017 2016 2015 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0%
Hình 2.2: Cơ cấu nguồn nhân lực khối cơ quan QLNN cấp huyện Hiệp Đức theo trình độ chuyên môn, giai đoạn 2015 - 2018
Tuy vậy, trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCC chưa đồng đều, có một số vị trí tốt nghiệp đại học nhưng không liên quan đến vị trí công tác, nên khi ứng dụng vào thực tiễn công tác vẫn còn một số hạn chế nhất định, hiệu quả công việc chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu là trong giai đoạn trước, chưa có tiêu chí cụ thể về chuyên ngành phù hợp trong công tác tuyển dụng, hoặc sau khi đã công tác tại đơn vị đi học liên thông lên đại học nhưng không chuyển đổi ngành phù hợp vị trí công tác mà chủ yếu phù hợp với chuyên ngành đã được đào tạo trước đó. Vì vậy, để đảm bảo yêu cầu công việc, đáp ứng được đòi hỏi trong tình hình mới hiện nay và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, yêu cầu những CBCC này phải chủ động, tự học tự nghiên cứu, tham gia các lớp tập huấn để nâng cao trình độ của bản thân.
Trình độ lý luận chính trị
Trong những năm qua, các cấp ủy đảng thường xuyên chú trọng đến công tác bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ CBCC trong khối các cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện. Nhờ vậy, trình độ lý luận chính trị của đội ngũ CBCC ngày càng tăng qua các năm và được thể hiện qua bảng 2.3:
Sơ cấp chính trị Trung cấp chính trị Cao cấp LLCT 2018 2017 2016 2015 45 40 35 30 25 20 15 10 5 0
Bảng 2.3: Số lượng CBCC phân theo trình độ lý luận chính trị từ năm 2015 - 2018
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Cao cấp LLCT 28 31 32 35
Trung cấp chính trị 30 34 36 42
Sơ cấp chính trị 14 14 16 20
Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Hiệp Đức năm 2019
Hình 2.3: Trình độ lý luận chính trị của CBCC khối cơ quan QLNN cấp huyện của Hiệp Đức giai đoạn 2015 - 2018
Qua biểu số liệu cho thấy, tỉ lệ CBCC có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên trong giai đoạn 2015 - 2018 đã tăng đáng kể qua các năm. Hầu hết, công chức lãnh đạo từ cấp phó trở lên của các phòng ban đều có trình độ cao cấp lý luận chính trị. Do đó, có thể nói đa số CBCC khối cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện của huyện Hiệp Đức đều có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, luôn cố gắn phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Theo thống kê, hiện nay 100% CBCC trong khối cơ quan quản lý nhà nước huyện Hiệp Đức đều có chứng chỉ Anh Văn A trở lên, trong đó có 05 người có trình độ đại học chiếm 4,1%, số đó chủ yếu là CBCC trẻ, mới được tuyển dụng. Tuy nhiên, do tính chất công việc hầu như không sử dụng tiếng Anh trong công việc nên việc sử dụng tiếng anh trong giao tiếp hạn chế, chỉ những CBCC trẻ tuổi (35 tuổi trở xuống) có thể sử dụng nhưng vẫn không thành thạo.
Bảng 2.4: Trình độ ngoại ngữ và tin học của CBCC trong các cơ quan quản lý cấp huyện của Hiệp Đức năm 2018
Trình độ ngoại ngữ Trình độ tin học Đại học Chứng chỉ Đại học Chứng chỉ SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) 5 4,1 117 95,9 9 7,4 133 92,6
Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Hiệp Đức năm 2019
Về trình độ tin học, do yêu cầu tính chất công việc hiện nay là tất cả văn bản đều trao đổi qua mạng bằng gmail và hệ thống mạng nội bộ, trừ những văn bản Mật. Do vậy, tất cả CBCC trong khối cơ quan quản lý Nhà nước đều phải biết sử dụng máy vi tính và tự khai thác thông tin, xử lý công việc chuyên môn của mình. Nên việc trang bị kiến thức về công nghệ thông tin cho đội ngũ CBCC huyện, đặc biệt là CBCC lớn tuổi là một yêu cầu cấp thiết, được lãnh đạo hết sức quan tâm, tạo điều kiện và đến nay đã thực hiện xong để phục vụ công việc, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
7%
93%
Đại học Chứng chỉ
Hình 2.4: Trình độ tin học của CBCC cơ quan quản lý cấp huyện của huyện Hiệp Đức
Qua bảng số liệu cho thấy, số lượng CBCC có trình độ tin học văn phòng chiếm tỉ trọng khá cao (93%), chỉ có 09 người (7%) trong số đó có trình độ đại học tin. Về cơ bản, CBCC cơ quan nhà nước cấp huyện của huyện Hiệp Đức có thể đáp ứng những yêu cầu căn bản của một CBCC, tự trao đổi xử lý công việc bằng mạng nội bộ. Tuy nhiên, đối với CBCC lớn tuổi, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc có mặt còn hạn chế, nên chưa khai thác tốt các thông tin đề phục vụ cho nhiệm vụ chuyên môn.
Nhìn chung, chất lượng, số lượng đội ngũ CCVC của huyện Hiệp Đức cơ bản đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn của cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức; tỷ lệ CCVC có trình độ đại học, sau đại học cao: trình độ đại học 89,3 %; thạc sỹ 4,1%; trình độ lý luận chính trị được nâng lên qua các năm, tính đến 30/6/2019, trình độ lý luận trung cấp chiếm 34,4 %, cao cấp và cử nhân chiếm 28,7%; phần lớn đội ngũ được giáo dục chính trị và qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ. Do đó, việc triển khai thực hiện công tác đào tạo và phát triển cho đội ngũ CCVC của huyện Hiệp Đức có nhiều thuận lợi, chủ yếu là bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quản lý nhà nước, nhằm nâng cao chất lượng để sử dụng và quản lý nguồn nhân lực một cách hiệu quả, hợp lý.
Nữ
Nam
2.2.1.2. Cơ cấu nhân lực theo giới tính
Bảng 2.5: Cơ cấu NNL khối cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện của huyện Hiệp Đức năm 2018 theo giới tính
Nam Nữ
Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
69 56,6 53 43,4
Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Hiệp Đức năm 2019
Hình 2.5: Cơ cấu NNL khối cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện của huyện Hiệp Đức năm 2018 theo giới tính
Từ hình số 2.5 cho thấy tỷ lệ nam, nữ đang làm việc tại khối cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện Hiệp Đức tương đối cân xứng. Cán bộ nữ chủ yếu công tác trong lĩnh vực Văn phòng, vì lực lượng này có trình độ CMNV phù hợp cho vị trí chuyên môn của phân tích, tổng hợp, soạn thảo văn bản…Trong khi đó, đặc thù của một số lĩnh vực đất đai, xây dựng, giải quyết đơn thư khiếu nại, khiếu kiện thì số lao đông nam sẽ phù hợp hơn, do đó số lao động nam vẫn chiếm tỉ lệ cao trong đơn vị (56,6%).
2.2.1.3. Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi
Ngoài các yếu tố về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, chính trị… thì cơ cấu về độ tuổi lao động cũng phần nào phản ánh về thực trạng, tiềm năng và triển
Từ 30 - 40 43% Từ 41 - 50 30% Dưới 30 23% Từ 51 - 60 4% Dưới 30Từ 30 - 40Từ 41 - 50Từ 51 - 60
vọng phát triển của đội ngũ CBCC. Cơ cấu về độ tuổi của đội ngũ CBCC được thể hiện qua bảng 2.6 sau:
Bảng 2.6: Cơ cấu NNL khối cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện của huyện Hiệp Đức năm 2018 theo độ tuổi
Nhóm tuổi Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Dưới 30 28 23
30-40 52 42,6
41-50 37 30,3
51-60 5 4,1
Tổng cộng 122 100
Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Hiệp Đức năm 2019
Hình 2.6: Cơ cấu NNL khối cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện của huyện Hiệp Đức năm 2018 theo độ tuổi
Qua đồ thị ta thấy hiện nay nguồn nhân lực tại khối cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện đang càng ngày trẻ hóa đội ngũ, điều đó được thể hiện qua việc lao động có độ tuổi từ 40 trở xuống chiếm tỉ cao và 51-60 rất thấp, lao động có độ tuổi từ 41- 50 chiếm tỷ lệ dưới trung bình. Số lao động trẻ (dưới 40 tuổi) chiếm tỷ trọng bình quân trên 60% và có chiều hướng tăng lên. Lực lượng này hầu hết được đào tạo bài
bản chính quy, có khả năng tiếp thu công nghệ mới, năng động, ngược lại số lao động có độ tuổi từ 41 trở lên có xu hướng giảm dần, chiếm tỷ trọng bình quân dưới 40% và có xu hướng giảm dần. Lực lượng này tuy khả năng tiếp thu những công nghệ mới chậm hơn nhưng có kinh nghiệm cao trong quản lý nhà nước.
2.2.1.4. Cơ cấu nguồn nhân lực theo ngạch
Bảng 2.7: Cơ cấu NNL khối cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện của huyện Hiệp Đức năm 2018 theo ngạch, bậc
Chuyên viên chính và tương đương
Chuyên viên và tương tương
Cán sự và tương đương
Số lượng
(người) Tỷ lệ(%) Số lượng(người) Tỷ lệ(%) Số lượng(người) Tỷ lệ(%)
6 4,9 108 88,5 8 6,6
Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Hiệp Đức năm 2019
Hiện nay, trong 122 CBCC thì có 06 đồng chí giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương, chiếm 4,9 %, 108 đồng chí giữ ngạch chuyên viên và tương đương, chiếm 88,5%, 08 đồng chí giữ ngạch cán sự và tương đương, chiếm 6,6%. Hằng năm, ngạch chuyên viên chính tăng lên rất ít, chỉ tăng từ 1 đến 2 người, có năm không tăng. Nguyên nhân là do cơ cấu nhân lực theo độ tuổi trẻ, chưa đủ điều kiện để thi nâng ngạch chuyên viên chính. Mặt khác do hạn chế về tỉ lệ dự thi nâng ngạch, số lượng phân bổ mỗi năm rất ít, nên mặc dù một số CBCC làm việc lâu năm trong ngành, đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn dự thi nhưng không có chỉ tiêu phân bổ.
2.2.1.5. Cơ cấu nguồn nhân lực theo vị trí việc làm, theo chức danh lãnh đạo quản lý
Thực hiện Nghị quyết số 18, 19 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về sắp xếp, tinh gọn các bộ máy hành chính nhà nước, hiện nay cơ cấu nhân lực trong khối các cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện của huyện Hiệp Đức cơ bản đảm bảo theo đề án vị trí việc làm đã được Tỉnh phê duyệt. Mỗi phòng, ban gồm 01 trưởng phòng, 01 đến 02 phó phòng (nếu số CBCC của phòng trên 09 người thì được cơ cấu 02 cấp phó) và các chuyên viên tham mưu. Số lượng biên chế của mỗi phòng, ban được phân bổ từ đầu năm và tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ, tính chất và khối lượng công việc của mỗi đơn vị.
2.2.2. Thực trạng các hoạt động nâng cao phẩm chất đạo đức, lối sống và trình độ lý luận chính trị cho nguồn nhân lực trong khối cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam
Đội ngũ CCVC là chủ thể của bộ máy hành chính nhà nước, đảm bảo thực thi quyền lực, chính sách, pháp luật của nhà nước đối với xã hội. CCVC là những người làm việc trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện chức năng tổ chức quá trình ra quyết định quản lý và hướng dẫn, tổ chức thực hiện các quyết định đó. CCVC có vai trò quyết định trong tổ chức, quá trình quyết định, quản lý, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật của nhà nước. Do đó, đòi hỏi đội ngũ CBCC cần có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, không dao động trước bất cứ tình huống nào, thường xuyên nâng cao đạo đức cách mạng, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị gắn với Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII. Thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên đặc biệt là người đứng đầu cấp ủy.
Phẩm chất chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống là nhân tố có ý nghĩa nền tảng, căn bản, quyết định đến chất lượng, hiệu quả công tác của cán bộ, đảng viên và hiệu quả tổ chức, hoạt động của bộ máy đảng, nhà nước, hệ thống chính trị. Để nâng cao phẩm chất chính trị và đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên, trong những năm qua, UBND huyện Hiệp Đức luôn thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
Một là, thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc, phục vụ tốt cho quá trình hoạt động, thực thi công vụ, hoạt động nghề nghiệp của CCVC.
Hai là, thường xuyên rà soát, bổ sung, đổi mới, thoàn thiện hệ thống các quy định, chế làm việc, như: kỷ luật, kỷ cương hành chính, giờ giấc, lề lối làm việc, trách nhiệm thi hành công vụ và hoạt động nghề nghiệp, chế độ kiểm tra, giám sát thực thi công vụ, quy chế phối hợp…
Ba là, xây dựng và nâng cao vai trò của văn hoá công sở trong việc phát huy tính tích cực lao động của đội ngũ CCVC. Văn hóa công sở là hệ thống các niềm tin, chuẩn mực và giá trị định hướng mọi hành vi, hoạt động của các thành viên
trong cơ quan, đơn vị nhằm hướng tới mục tiêu chung. Văn hóa công sở được tạo thành từ tổng thể các mục tiêu, các chính sách quản lý, kỷ cương, kỷ luật, lề lối làm việc và các mối quan hệ giữa các cá nhân trong tổ chức. Văn hóa công sở thể hiện bản sắc, lối sống và cách thức hành động của các cá nhân trong cơ quan, đơn vị. Khi nói đến văn hóa công sở là nói đến các tiêu chuẩn giá trị, niềm tin, cách đối xử đặc trưng chi phối các hành vi của mọi cá nhân trong cơ quan, đơn vị. Nó biểu hiện qua việc các thành viên liên kết, phối hợp với nhau trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được phân công và cùng hướng tới mục tiêu chung của tổ chức. Nét đặc trưng về văn hóa của một cơ quan, đơn vị được thể hiện ở lịch sử hình thành và chịu ảnh hưởng của phong cách các thế hệ lãnh đạo, đặc biệt là người đứng đầu. Do vậy, khi nói đến văn hóa công sở không thể tách rời vai trò và chức năng của người lãnh đạo. Văn hóa công sở định hướng cách giải quyết các vấn đề phát sinh trong công việc, mối quan hệ hợp tác trong tập thể cơ quan, đơn vị.
Bốn là, hằng năm xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng lý luận chính trị cho