nhà nước cấp huyện huyện Hiệp Đức
3.1.1. Chương trình hành động của huyện Hiệp Đức về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đội ngũ CCVC
Sau khi có các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, thông qua các Nghị quyết, Kế hoạch hành động của Trung ương có liên quan đến nội dung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đội ngũ CBCCVC, như Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 nêu trên; Nghị quyết số 18- NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định số 5139/QĐ-UBND ngày 30/12/2015 về kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2020; Tỉnh ủy Quảng Nam ban nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 12/8/2016 của Tỉnh uỷ Quảng Nam (khóa XXI) “Về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, kiện toàn tổ chức bộ máy giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025”; trên cơ sở các quy định của Trung ương, của tỉnh, UBND huyện Hiệp Đức đã xây dựng và ban hành Quyết định số 63/QĐ-UBND ngày 25/02/2016 về ban hành Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2016 - 2020, Huyện ủy Hiệp Đức ban hành Chương trình thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 12/8/2016 của Tỉnh uỷ Quảng Nam (khóa XXI) “Về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, kiện toàn tổ chức bộ máy giai đoạn 2016- 2020 và định hướng đến năm 2025” với những mục tiêu và giải pháp mang tính khả thi cao, trong đó nêu rõ một số chương trình hành động cụ thể có liên quan đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đội ngũ CCVC như sau:
quy định của Chính phủ, phù hợp với yêu cầu quản lý đặc thù của địa phương, từng loại hình đơn vị hành chính, được phân công, phân cấp rành mạch, có quy chế phối hợp hoạt động, phương pháp thực hiện nhiệm vụ quản lý khoa học, có công nghệ hành chính hiện đại, môi trường làm việc, giao tiếp văn minh, lịch sự; đảm bảo hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ huyện tới cơ sở thông suốt, trong sạch, tinh gọn, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả.
Hai là, xây dựng Đề án vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trình UBND tỉnh phê duyệt để áp dụng.
Ba là, xây dựng đội ngũ CBCCVC có kiến thức chuyên môn sâu, kỹ năng làm việc thành thạo, hiệu quả, gắn với từng vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. Thực hiện đúng quy trình tuyển dụng CCVC theo thẩm quyền phân cấp của tỉnh, trên cơ sở cạnh tranh, thực tài; bố trí cán bộ theo yêu cầu tiêu chuẩn chức danh, năng lực thực tiễn và kết quả công việc; có cơ chế phát huy động lực làm việc, tạo môi trường làm việc, khuyến khích sự sáng tạo, cống hiến trong đội ngũ CBCCVC.
Bốn là, xây dựng tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp trong thực thi công vụ, trách nhiệm đối với nhân dân của CBCCVC, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị; công khai quy trình, cơ chế trách nhiệm trong thực thi công vụ, nhất là trách nhiệm cá nhân trong mối quan hệ với tập thể, trong việc phối hợp thực hiện hoạt động công vụ và tổ chức có hiệu quả công tác thanh tra công vụ.
Năm là, cương quyết thay thế kịp thời đối với những CBCCVC không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; triển khai việc luân chuyển CBCC theo đúng quy định. Sáu là, xây dựng chính sách đào tạo, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên gia trên các lĩnh vực. Đổi mới nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC; thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng theo các hình thức: hướng dẫn tập sự trong thời gian tập sự; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch CCVC; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng làm việc theo vị trí chức danh và chuyên ngành dành cho các đối tượng CCVC.
Bảy là, tập trung xây dựng hệ thống điện tử thông suốt, kết nối và liên thông văn bản điện tử, dữ liệu điện tử từ huyện đến cấp xã; tạo lập môi trường điện tử để người dân giám sát và đóng góp cho hoạt động của huyện và cấp xã.
Tám là, ứng dụng công nghệ thông tin gắn kết chặt chẽ với công tác cải cách hành chính và các nhiệm vụ, giải pháp về nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường kinh doanh; triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp với Hệ thống quản lý chất lượng ISO (ISO điện tử).
Chín là, tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp trụ sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho các cơ quan, đơn vị, địa phương đáp ứng theo tiêu chuẩn của Chính phủ về hiện đại hóa nền hành chính.
Dựa trên các chương trình hành động, các văn bản chỉ đạo của cấp có thẩm quyền nội dung cần phải đạt được trong thời gian tới, UBND huyện Hiệp Đức đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan, chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch phù hợp với ngành, từng lĩnh vực cụ thể trình thông qua UBND huyện xem xét, quyết định để áp dụng, triển khai thực hiện dưới sự giám sát, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở thường xuyên của UBND huyện và các cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp cấp trên.
3.1.2. Yêu cầu mới đặt ra đối với nguồn nhân lực cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện tại huyện Hiệp Đức đến năm 2025
“Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng; công tác cán bộ là khâu "then chốt" của công tác xây dựng Ðảng và hệ thống chính trị. Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là công việc hệ trọng của Ðảng, phải được tiến hành thường xuyên, thận trọng, khoa học, chặt chẽ và hiệu quả. Ðầu tư xây dựng đội ngũ cán bộ là đầu tư cho phát triển lâu dài, bền vững”. Đây là quan điểm chỉ đạo theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đầy đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
Với vị trí vai trò quan trọng của cán bộ trong hệ thống chính trị, để thích ứng với định hướng phát triển KT-XH của huyện và hoàn thành các mục tiêu nêu trên, trong những năm sắp tới, NNL CBCC trong các CQQL huyện tại huyện Hiệp Đức
phải nỗ lực phấn đấu nhằm đáp ứng một số yêu cầu mới sau đây:
Một là, phải đảm bảo 100% cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập bố trí CBCCVC đảm bảo theo chỉ tiêu biên chế giao.
Hai là, phấn đấu trên 50% cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp triển khai cơ cấu công chức, viên chức theo đúng đề án vị trí việc làm được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt.
Ba là, đảm bảo 100% cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn quy định trước khi bổ nhiệm ngạch, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý...
Bốn là, 100% CBCCVC sử dụng hộp thư điện tử công vụ trong trao đổi văn bản; trên 90% các văn bản, tài liệu chính thức được trao đổi trên môi trường mạng; 100% cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện và UBND xã, thị trấn sử dụng phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc, có Cổng/Trang thông tin điện tử cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định. Cung cấp tất cả các dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 2, hướng đến cung cấp một số dịch vụ công cơ bản lên mức độ 3 tới người dân và doanh nghiệp.
Năm là, 50% Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trên địa bàn huyện sử dụng trang thiết bị hiện đại, đồng bộ được kết nối liên thông, sử dụng phần mềm tác nghiệp, xử lý công việc thống nhất tạo môi trường giao dịch thân thiện, thuận tiện cho công dân và doanh nghiệp.
3.1.3. Phương hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện của huyện Hiệp Đức đến năm 2025
Phương hướng phải xuất phát từ yêu cầu nâng cao chất lượng NNL CBCC trong các CQHC cấp huyện tại huyện Hiệp Đức và phù hợp với chiến lược phát triển KT-XH của huyện. Tập trung nguồn lực, biến mọi tiềm năng, lợi thế của huyện thành nguồn lực, tạo bước đột phá trong NNL CBCC, từ đó tạo sự chuyển biến tích cực trong phát triển công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ; phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra. Do đó, để nâng cao chất lượng NNL CBCC trong các CQHC cấp huyện tại huyện Hiệp Đức cần tập trung
vào một số điểm sau:
- Nâng cao chất lượng NNL trên cơ sở tiến hành đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, nhận thức và xây dựng các chính sách tạo động lực thúc đẩy người lao động.
- Với cán bộ quản lý, phải đào tạo bổ sung kiến thức quản lý kinh tế - tài chính, luật, chính trị. Phấn đấu đến năm 2025 có 35 - 40% cán bộ quản lý cấp bộ phân chuyên môn, cấp lãnh đạo trở lên có trình độ sau đại học phù hợp với yêu cầu chuyên môn của ngành.
- Với CBCC huyện Hiệp Đức, phấn đấu đến năm 2025 có 100% lao động có trình độ đại học. Ngoài ra, tất cả lao động trong khối cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện tại huyện Hiệp Đức được bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, nhận thức hàng năm.
- Phát triển NNL trong giai đoạn tới phải ưu tiên cho nâng cao kỹ năng, nhận thức cho các vị trí công tác của NNL hiện tại, đồng thời cơ cấu lại NNL hợp lý.
- Phát triển nguồn nhân lực của cơ quan quản lý nhà nước theo hướng toàn diện về đạo đức, trí tuệ và thể lực. Có ý chí, có năng lực tự học và tự nghiên cứu; năng động, sáng tạo, có tri thức và kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng thích ứng và chủ động trong môi trường sống và làm việc, đảm bảo tính chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân, đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế.
- Xây dựng đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ, nhất là nhóm nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, có tâm huyết với đơn vị, địa phương, có đủ năng lực nghiên cứu, chuyển giao và đề xuất những giải pháp khoa học, công nghệ phù hợp với đặc điểm thực tế của địa phương trong xu hướng phát triển khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và công nghệ.
- Xây dựng cơ chế chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao phù hợp với sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, tạo động lực cho bước phát triển nhanh trong thời gian tới.