Đặc trưng của lời văn nghệ thuật

Một phần của tài liệu Giáo trình Lí luận văn học 2 (Tác phẩm và loại thể văn học) (Trang 73)

5.2.1. Tính hình tượng

Tính hình tượng không chỉ có trong ngôn từ văn học, mà còn có cả trong ngôn từ thực tế đời sống. Đặc trưng này thể hiện hoàn toàn khác nhau giữa ngôn từ văn học và ngôn từ thức tế đời sống. Lời nói thực tế trong đời sống, có thể là rất bóng bẩy, văn hoa, chẳng hạn như ngôn từ ngoại giao, nhưng phải hiểu nó một cách thực tế, phải có ý thức về tác giả là ai, nói trong trường hợp nào, nhằm mục đích gì. Bởi vì, trong thực tế, tác giả lời nói và chủ thể lời nói là một. Trong văn học, tác giả và chủ thể lời nói không phải là một, và điều quan trọng là chủ thể lời nói. Trong thực tế, cái quan trọng quyết định là tác giả nói. Trong lời văn thì địa vị cao thấp, tình trạng giàu nghèo của tác giả phần nhiều không đóng vai trò quyết định. Văn học dân gian hầu hết là vô danh. Nhiều tác giả văn học viết mai danh ẩn tích. Ở đây, lời văn là lời của một chủ thể hình tượng và sức mạnh của lời văn nằm ở tầm vóc khái quát của chủ thể ấy, ở khả năng đại diện cho tư tưởng, lương tâm thời đại, cho giai cấp, thế hệ, cho non sông đất nước.

Lời văn trong tác phẩm văn học phải có sức gợi tả, có sức khái quát cao nhằm bộc lộ tư tưởng, tình cảm của chủ thể. Tính hình tượng đặc trưng nằm sâu trong bản chất hình tượng sáng tác. Ví dụ, trong trường ca Theo chân Bác của Tố Hữu, các câu thơ đâu chỉ bộc lộ tư tưởng của nhà thơ mà còn thể hiện tư tưởng của cả dân tộc đối với sự

71

nghiệp chống Mỹ cứu nước được nhà thơ trình bày bằng những từ ngữ giàu tính hình tượng:

“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai”.

Các hình thức ngôn ngữ bóng bẩy như các biện pháp tu từ thường được sử dụng phổ biến. Nhưng sẽ là sai lầm nếu đóng khung hình tượng của lời văn vào các hình thức đó. Nó chính là tư tưởng của cả dân tộc đối với sự nghiệp chống Mỹ cứu nước được nhà thơ trình bày bằng những từ ngữ giàu tính hình tượng.

Tính hình tượng là khả năng tái hiện một thế giới sinh động với đầy đủ mọi ấn tượng về không gian, thời gian, nhịp điệu, âm thanh, sắc màu một cách sinh động khiến người đọc có thể dễ dàng hình dung thế giới ấy và có những ấn tượng khó quên:

“Trong làn nắng ửng khói mơ tan, Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng, Sột soạt gió trêu tà áo biếc,

Trên giàn thiên lí bóng xuân sang”.

(Mùa xuân chín – Hàn Mặc Tử)

Chính sự chi phối cao với xa, và đặc tính của cái “bên dưới” đã tạo ra một khuynh hướng không gian rộng mở trong Mùa xuân chín, càng lên cao thì không gian rộng hơn. Nhà thơ đang say đắm trong thời khắc hiện tại. Tạo nên một bức tranh mùa xuân được trải dài trước mắt người đọc.

Như vậy, tình hình tượng của lời văn bắt nguồn từ chỗ đó là lời của một chủ thể tư tưởng thẩm mĩ xã hội có tầm khái quát nhất định. Nhờ thế, lời của một người dễ dàng đi vào lòng người, trở thành lời nói của nhiều người.

5.2.2. Tính tổ chức cao

Ngôn từ trong các loại hình văn bản đều đòi hỏi phải có tính tổ chức cao. Do đặc thù của mỗi loại văn bản, tính tổ chức cao thực hiện những chức năng khác nhau. Lời văn trong khoa học cũng có tính tổ chức cao để đảm bảo nội dung, khái niệm của từ trong tư duy lôgíc chính xác, chặt chẽ, còn lời văn nghệ thuật tổ chức cao để giải quyết tính hình tượng của từ. Tính tổ chức cao của lời thơ là chỗ thơ phải có vần, có nhịp, có niêm, luật làm người đọc thích thú. Trong văn xuôi, tính nghệ thuật của lời văn cũng

72

đòi hỏi phải có tính tổ chức cao. Đặc điểm này làm cho lời văn trong tác phẩm thể hiện sâu sắc tư tưởng, tình cảm của chủ thể hình tượng. Ví dụ, truyện ngắn Trăng sáng của Nam Cao, để diễn tả quyết tâm dứt bỏ những ước mơ lãng mạn viển vông của nhân vật Điền. Hầu như không dùng cách nói bóng bẩy nào, nó được tổ chức như “những đợt sóng dạt dào” dâng lên trong lòng nhân vật. Sự đối lập gay gắt của ánh trăng đẹp và những sự thật đau đớn mà ánh trăng che đậy, sự sử dụng các từ ngữ như dịu dàng,

trong trẻo, bình tĩnh, quằn quại, nhăn nhó, đau thương, tiếng nghiến răng, chửi rủa,

cực khổ, lầm than, biết bao, chao ôi, đã làm cho cảm giác đẹp thêm thấm thía. Chính sự tổ chức đặc biệt đã làm cho đoạn văn liên mạch, chứa đầy cảm xúc và ý tứ hàm ẩn:

“Điền thấy Điền không thể nào đi được. Điền không thể sung sướng khi con Điền còn khổ. Chao ôi! Trăng đẹp lắm! Trăng dịu dàng và trong trẻo và bình tĩnh. Nhưng trong những căn lều nát mà trăng làm cho cái bề ngoài trông cũng đẹp, biết bao người quằn quại, nức nở, nhăn nhó với những đau thương của kiếp mình! Biết bao tiếng nghiến răng và chửi rủa! Biết bao cực khổ và lầm than? ... Không, không. Điền không thể nào mơ mộng được”.

Lời văn nghệ thuật nói chung không bao giờ chỉ thông báo đơn giản các việc xảy ra với nhân vật, mà còn tái hiện cả một “phức hợp” quan hệ chủ quan và khách quan trong sự kiện. Sự tổ chức đặc biệt đó đã tạo ra một ý nghĩa lớn ngoài lời, hình thành một hình tượng mới thể hiện qua các từ đó, mà mỗi từ đều đóng vai trò khêu gợi một cái gì lớn hơn nó. Yêu cầu tổ chức lời văn một cách đặc biệt là nhằm khắc phục ý nghĩa thông thường của chất liệu lời nói. Cũng như hình khối trong điêu khắc, kiến trúc không phải là hình khối đồ vật thực tế, âm thanh trong âm nhạc không phải là âm thanh đời thực, màu sắc trong hội họa cũng không giản đơn là màu sắc tự nhiên mặc dầu có nguồn gốc ở vật thực tế, đời thực, tự nhiên, thì lời văn nghệ thuật không giản đơn là lời nói thông thương.

Như vậy, sự tổ chức lời nói thành lời văn là để nâng lời nói lên mức nghệ thuật, nâng ý thức hàng ngày lên mức văn học. Nó làm cho người ta cảm thụ đời sống cũng như lời nói một cách mới mẻ.

73

5.3. Các phương tiện tổ chức nên lời văn nghệ thuật

5.3.1. Xét từ góc độ ngữ âm

Phương tiện ngữ âm của ngôn từ văn học bao gồm âm, thanh, nhịp và điệu. Vì ngôn từ văn học là một sáng tạo thẩm mĩ, nó đòi hỏi sự hòa điệu và nhạc tính. Ngữ âm có vị trí đặc biệt trong việc tạo nên vẻ đẹp của câu thơ. Vần không chỉ có thể là yếu tố đánh dấu câu thơ hoặc các từ trong câu, mà còn có tác dụng gợi tả, biểu cảm. Ví dụ, trong mấy câu thơ của Tố Hữu, từ láy luyến láy có sức gợi tả niềm hân hoan, nao nức, rộn rã trong lòng người đọc mà đọc thành tiếng hay đọc thầm điều thấy rõ:

“Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca

(Ta đi tới)

Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa Một buổi trưa, nắng dài bãi cát Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát.”

(Mẹ Tơm)

Khả năng biểu hiện của các đơn vị ngữ âm như âm tiết, thanh điệu, ngữ âm, nguyên âm, vần cũng được chú ý khá nhiều trong tác phẩm văn học. Sự song hành của số lượng âm tiết tạo nên các vế đối trong từng câu, làm câu văn trở nên nhịp nhàng, giàu cảm xúc: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, ...”(Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn).

Như vậy, sự kết hợp các yếu tố thanh, vần, nhịp điệu, ... có những vai trò nhất định góp phần diễn đạt những sắc thái khác nhau của lời văn trong tác phẩm nghệ thuật.

5.3.2. Xét từ góc độ từ vựng

Các phương tiện từ vựng đủ các loại như từ đồng nghĩa, phản nghĩa, từ tục, từ cổ, từ mới, tiếng lóng, tiến nghề nghiệp, tiếng địa phương, từ tôn giáo, tiếng dân tộc ít người, tiếng nước ngoài đều là các phương tiện tạo hình và biểu hiện vô cùng quan trọng. Ví dụ, làm sao tái hiện được cuộc sống thời xưa mà không sử dụng các ngôn từ, cách xưng hô thời ấy như bệ hạ, trẫm, thiết triều, định liệu. Còn làm sống dậy cuộc sống giang hồ, lưu manh mà không biết đến các tiếng lóng như Nguyên Hồng đã viết

74

trong tiểu thuyết Bỉ vỏ, là toàn bộ các từ trong một ngôn ngữ, đây là phương tiện tạo hình và biểu cảm vô cùng quan trọng để tạo nên lời văn nghệ thuật. Có thể kể các loại như từ đồng nghĩa, từ phản nghĩa, tiếng nghề nghiệp, tiếng địa phương, tiếng nước ngoài đã được Việt hóa, từ tôn giáo, ... Để tạo nên lời văn nghệ thuật, nhà văn phải tích lũy cho mình một vốn từ phong phú để sử dụng đúng lúc, đúng chỗ.

Sự giàu có từ đồng nghĩa cho phép nhà văn có thể lựa chọn từ phù hợp nhất, đúng nhất để miêu tả. Sự khéo dùng từ đồng nghĩa để nói về “cái chết” nhưng nhà thơ dùng những chữ khác nhau với những sắc thái biểu cảm khác nhau:

“Gục trên súng mũ bỏ quên đời Áo bào thay chiếu anh về đất”

(Tây Tiến – Quang Dũng)

5.3.3. Xét từ góc độ ngữ nghĩa (các phương tiện chuyển nghĩa)

Trong văn học, phép chuyển nghĩa là phương tiện đặc biệt quan trọng giúp người đọc hình dung được một cách sinh động, cụ thể của con người và hiện thượng mà nhà văn tả. Cở sở của chuyển nghĩa là sự tương ứng của hai hiện tượng, hiện tượng này được dùng để nhận thức và lý giải hiện tượng kia. Chuyển nghĩa có nhiều hình thức tiêu biểu và phổ biến.Có thể nói đến các phương thức chuyển nghĩa tiêu biểu:

5.3.3.1. So sánh (ví von)

So sánh là một hình thức miêu tả nghệ thuật, nó chỉ ra sự tương đồng giữa hai hiện tượng khác biệt, làm cho hiện tượng này nhờ hiện tượng kia mà được hình dung cụ thể:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như như trong nguồn chảy ra”.

(Ca dao)

Trong so sánh bao giờ cũng có hai vế, vế so sánh, hiện tượng và đối tượng qua so sánh sẽ dễ hiểu hơn, cụ thể và sinh động hơn:

“Trên trời mây trắng như bông Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây

75

Mấy cô má đỏ hây hây

Đội bông như thể đội mây về làng.”

(Mây và bông – Ngô Văn Phú) “Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi ...”

(Sông Đà – Nguyễn Tuân)

So sánh có nhiều lối, nhiều hình thức thể hiện khác nhau nhưng yêu cầu của bất cứ so sánh nào cũng phải cụ thể, dễ hiểu, hợp lí và có tính nghệ thuật.

5.3.3.2. Ẩn dụ (ví ngầm)

Ẩn dụ là hình thức mềm dẻo nhất của phép chuyển nghĩa. Sự đồng nhất hai hiện tượng tương tự, thể hiện cái này qua cái kia:

“Bây giờ mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?”

(Ca dao)

Mận: người con trai. Đào: người con gái. Vườn ai vào: nghĩa là em có người yêu chưa?

Ẩn dụ là biện pháp so sánh ngầm trong đó chỉ có vế so sánh xuất hiện nhưng nhờ sự liên tưởng văn cảnh, người đọc vẫn có thể liên hệ được đến đối tượng được so sánh:

“Thuyền về có nhớ bến chăng?

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”. (Ca dao)

5.3.3.3. Nhân hóa

Nhân hóa là đồng nhất sự vật vô sinh với sự vật hữu sinh, cho nó sống động, có hồn, có tình:

“Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất? Khăn thương nhớ ai Khăn vắt lên vai Khăn thương nhớ ai Khăn chùi nước mắt”

76

Nhân hóa là hiện tượng nghệ thuật sử dụng từ vốn chỉ thuộc tính, khả năng của con người chuyển sang biểu thị thuộc tính, khả năng của đối tượng không phải người:

“Vì sương nên núi bạc đầu Biển lay bởi gió, hoa sầu vì mưa”.

(Ca dao)

Hoặc trò chuyện, bày tỏ với một đối tượng không phải người:

“Núi cao chi lắm núi ơi,

Núi che mặt trời chẳng thấy người thương”

(Ca dao)

5.3.3.4. Phúng dụ

Phúng dụ là phương thức biểu hiện không đồng nhất thường xuyên và tuyệt đối hình tượng với ý nghĩa. Cái chính là dựa trên ý nghĩa ngụ ý, kí thác, được đúc kết bằng cốt truyện tựa như ngụ ngôn. Đây là sự tổ chức các hình ảnh sinh hoạt, cụ thể để biểu thị một ý niệm về triết lí, nhân sinh dựa trên cơ sở liên tưởng những nét tương đồng giữa các hình ảnh sinh động và ý niệm về triết lí nhân sinh. Vì vậy, phúng dụ bao giờ cũng có hai ý nghĩa: ý nghĩa bề mặtý nghĩa bề sâu:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng Nhụy vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

(Ca dao)

5.3.3.5. Tượng trưng

Tương trưng là một ẩn dụ đặc biệt, một quy ước khiến mọi người đều hiểu rõ từ ngữ này có thể biểu thị một đối tượng khác ngoài cái nội dung ngữ nghĩa thông thường của nó:

“Búa liềm không sợ súng gươm bạo tàn”.

(Ba mươi năm đời ta có Đảng – Tố Hữu) Tượng trưng là hình tượng bóng gió của từ ngữ biểu thị một ý nghĩa độc lập cố định đã thành ước lệ:

77

“Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ, khăng khăng đợi thuyền.”

(Ca dao)

Thuyền tượng trưng cho người con trai, bến tượng trưng cho người con gái.

Con cò trong ca dao thường tượng trưng cho thân phận vất vả của người phụ nữ, người nông dân hiền lành, chất phác. Hình ảnh con cò được thể hiện thật cảm động trong bài Thương vợ của Trần Tế Xương:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng Lăn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông”.

5.3.3.6. Nhã ngữ

Nhã ngữ (uyển ngữ, nói giảm), lối diễn đạt bằng từ hay nhóm từ cố ý giảm thiểu mức độ, kích thước, ý nghĩa của đối tượng để đạt hiểu quả biểu hiện nhất định. Đây là lối dùng từ cố ý giảm đi mức độ của khích thước, tính chất, hiệu quả của sự vật, hiện tượng nhằm thể hiện một tình cảm nào đó và thường được sử dụng để nói về cái chết:

“ Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta”

(Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến)

5.3.3.7. Phản ngữ

Phản ngữ là lối vận dụng các từ đối lập về ý nghĩa để biểu hiện một đối tượng nhằm nêu bật ý nghĩa nhiều mặt của nó. Vận dụng các từ ngữ biểu thị những khái niệm đối lập nhau cùng xuất hiện trong một văn cảnh nhằm mục đích làm rõ hơn đặc điểm của đối tượng được miêu tả:

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già” Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật”

78

5.3.3.8. Chơi chữ

Chơi chữ là biện pháp tu từ vận dụng linh hoạt các tiềm năng về ngữ âm, chữ viết, từ vựng, ngữ pháp của tiếng Việt, nhằm tạo nên phần tin khác loại tồn tại song song với phần tin cơ sở. Phần tin khác loại này – tức lượng ngữ nghĩa mới là bất ngờ và về bản chất là không có quan hệ phù hợp với phần tin cơ sở:

“Con công đi chùa làng kênh Nó nghe tiếng cồng nó kềnh cổ lại”.

(Ca dao)

Chơi chữ là phương thức sử dụng từ ngữ một cách đặc biệt nhằm tạo nên một nét nghĩa bổ sung, bất ngờ, tồn tại song song với nét nghĩa chính:

“Bà già đi chợ cầu Đông

Bói xem một quẻ có chồng lợi chăng Ông thầy xem quẻ đoán rằng Lợi thì có lợi nhưng răng không còn”.

(Ca dao)

“Trăng bao nhiêu tuổi trăng già Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non”.

(Ca dao)

5.3.4. Xét từ góc độ cú pháp

Lời văn trong tác phẩm văn học khác với lời nói hàng ngày, khác với báo chí văn khoa học ở chỗ nó là một hiện tượng nghệ thuật do tính hình tượng và tính tổ chức cao. Để xây dựng ngôn ngữ đó, nhà văn nhà thơ khai thác các phương tiện biểu hiện vốn có của ngôn ngữ tự nhiên bằng các phương tiện cú pháp như câu, điệp từ, chấm

Một phần của tài liệu Giáo trình Lí luận văn học 2 (Tác phẩm và loại thể văn học) (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)