Tổ chức bài thơ trữ tình

Một phần của tài liệu Giáo trình Lí luận văn học 2 (Tác phẩm và loại thể văn học) (Trang 110 - 112)

7.4.1. Đề thơ

Đề thơ là thâu tóm tinh thần cơ bản của nội dung bài thơ, làm cho người đọc nhớ và phân biệt với các bài thơ khác nhau. Ví dụ, Thu điếu, Theo chân Bác, Người đi tìm hình của nước, ...

Đối với những bài thơ có đề cần đọc kĩ toàn bài và suy nghĩ từ đề thơ tìm hiểu thêm nội dung sáng tác của tác giả. Còn những bài thơ không đề (vô đề), không đề không phải vì bài thơ không có một tư tưởng trung tâm nào. Tác giả muốn để người đọc từ nội dung bài thơ tự mình suy ngẫm tưởng tượng mà tự hiểu.

7.4.2. Dòng thơ và câu thơ

Dòng thơ là đặc điểm quan trọng nhất của sự tổ chức ngôn ngữ thơ. Trong các thể thơ cách luật, số chữ mỗi dòng có sự quy định chặt chẽ. Số chữ của mỗi dòng thơ có quy định trước, thường phải bằng nhau (4 chữ, 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ, 6 và 8 chữ). Ở thơ tự do, không có sự quy định đó nhưng thường mỗi dòng thơ cũng không quá 12 chữ.

Câu thơ là dòng thơ khi nó diễn đạt trọn vẹn một ý. Thường, mỗi câu thơ là một dòng thơ. Tuy nhiên, có khi hai hay nhiều dòng thơ mới thành một câu thơ:

“Ơi! Kháng chiến, mười năm qua như ngọn lửa Nghìn năm sau còn đủ sức soi đường”.

(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)

7.4.3. Khổ thơ và đoạn thơ

Trong những bài thơ ngắn, mỗi khổ thơ có thể là một đoạn thể nhưng trong nhiều trường hợp, nhiều khổ thơ mới thành một đoạn thơ.

Khổ thơ có thể là một đoạn thơ, nhất là trong một bài thơ. Đoạn thơ là sự tập họp nhiều câu thơ nhằm diễn đạt một ý tương đối trọn vẹn, hoàn chỉnh. Sự phân đoạn một bài thơ chủ yếu dựa vào ý chứ không phụ thuộc vào vần, nhịp, cú pháp như khổ. Việc phân đoạn dựa vào ý thơ là một yếu tố khó xác định nên các nhà thơ nghiên cứu có thể có sự phân đoạn các bài thơ cụ thể không giống nhau. Theo cách trình bày văn bản ngày nay, tác giả thường để giữa đoạn một khoảng cách rộng hơn khoảng cách giữa hai khổ thơ.

108

7.4.4. Tứ thơ và bài thơ

Tứ thơ là ý lớn xuyến suốt bài thơ nhưng ý ấy không được nói thẳng ra mà hòa quyện, biến hóa qua hình tượng có nhiều tìm tòi, sáng tạo về mặt thể hiện ý của toàn bài một cách mới mẻ, thú vị. Tứ thơ là hình thức đặc biệt để biểu hiện ý nghĩa bài thơ một cách trực tiếp. Trần Đình Sử cho rằng: “Nhưng phân biệt kĩ, tứ và ý là hai bình diện khác nhau. Cái ý mà văn bản thơ muốn biểu đạt thường không được thông báo trực tiếp, đầy đủ qua lời thơ, mà tứ thơ gợi lên”1. Tứ thơ thể hiện đậm nét cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ, ... của nhà thơ.

Bài thơ là một tác phẩm hoàn chỉnh, có cấu trúc nội tại, là tổng hợp từ đề thơ, dòng thơ, câu thơ, khổ thơ, đoạn thơ, tứ thơ. Bài thơ khác với dòng thơ, câu thơ, khổ thơ, đoạn thơ ở chỗ là một tác phẩm hoàn chỉnh. Nói hoàn chỉnh là nói đến sự thống nhất nội tại. Mỗi bài thơ có độ dài ngắn khác nhau và dĩ nhiên giá trị của mỗi bài thơ phụ thuộc vào nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của nó chứ không phải ở chỗ ngắn dài.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Tác phẩm trữ tình là gì?

2. Đặc trưng cơ bản của tác phẩm trữ tình là gì? Cho ví dụ cụ thể từng đặc trưng của tác phẩm trữ tình.

3. Dựa vào đâu để phân loại tác phẩm trữ tình? Phân tích từng loại cụ thể.

4. Phân tích thơ trữ tình dựa vào đối tượng miêu tả tạo nên cảm xúc của nhà thơ. 5. Phân biệt nhân vật trữ tình và nhân vật trong thơ trữ tình.

1Trần Đình Sử (chủ biên) (2014), Lí luận văn học,tập 2, (Tác phẩm và thể loại văn học), Nxb. Đại

109

Chương 8

TÁC PHẨM TỰ SỰ 8.1. Khái niệm

Nếu tác phẩm trữ tình phản ánh hiện thực trong sự cảm nhận chủ quan về nó, thì tác phẩm tự sự lại tái hiện đời sống trong toàn bộ tính khách quan của nó. Vì tác phẩm tự sự phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó, qua con người, hành vi, sự kiện được kể lại bởi người kể chuyện nào đó. Trong tác phẩm tự sự, nhà văn cũng thể hiện tư tưởng và tình cảm của mình. Nhưng tư tưởng và tình cảm của nhà văn thâm nhập sâu sắc vào sự kiện và hành động bên ngoài của con người đến mức dường như giữa chúng không có sự phân biệt nào cả.

Tác phẩm tự sự được nhà văn kể lại, tả lại những gì xảy ra bên ngoài mình, khiến cho người đọc có cảm giác hiện thực được phản ánh trong tác phẩm tự sự là một thế giới “tạo hình xác định” đang tự phát triển, tồn tại bên ngoài nhà văn, không phụ thuộc vào tình cảm, ý muốn của nhà văn. Lê Bá Hán cho rằng: “Phương thức phản ánh hiện thực qua các sự kiện, biến cố và hành vi của con người làm cho tác phẩm tự sự trở thành một câu chuyện về ai đó hay về một cái gì đó. Cho nên, tác phẩm tự sự bao giờ cũng có cốt truyện. Gắn liền với cốt truyện là hệ thống nhân vật được khắc họa đầy đủ nhiều mặt hơn hẳn nhân vật trữ tình và kịch”1

.

Tự sự là loại văn học rất đa dạng về thể loại và rất phong phú trong việc tái hiện các lĩnh vực cuộc sống kể cả vấn đề lịch sử. Lại Nguyên Ân cho rằng: “Tự sự là loại hình tái hiện hành động diễn ra trong thời gian và không gian, tái hiện tiến trình các biến cố trong cuộc đời nhân vật”. Tác phẩm tự sự phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống trong không gian, thời gian, qua các sự kiện, biến cố xảy ra trong cuộc đời của con người. Trong tác phẩm tự sự nhà văn cũng thể hiện tư tưởng và tình cảm của mình.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lí luận văn học 2 (Tác phẩm và loại thể văn học) (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)