Phân loại kịch

Một phần của tài liệu Giáo trình Lí luận văn học 2 (Tác phẩm và loại thể văn học) (Trang 136 - 140)

Có nhiều cách phân loại kịch khác nhau, dựa trên phương thức biểu diễn, có thể phân ra các loại: ca kịch, vũ kịch, kịch nói, kịch câm, ... dựa trên dung lượng ta có kịch ngắn, kịch dài, ... Cách phân loại phổ biến nhất là dựa trên đặc điểm và nội dung của xung đột kịch. Theo cách phân loại này, ta có bi kịch, hài kịch và chính kịch (kịch drame).

- Bi kịch: thường được xem là đối thoại với hài kịch, nó phản ánh không phải bằng tự sự mà bằng hành động của nhân vật chính, mối xung đột không thể điều hòa được giữa cái thiện và cái ác, cái cao cả và cái thấp hèn, ... diễn ra trong một tình huống cực kỳ căng thẳng mà nhân vật thường chỉ thoát ra khỏi nó bằng cái chất bi thảm gây nên những suy tư và xúc động mãnh liệt đối với công chúng. Kết thúc bi thảm của số phận nhân vật bi kịch thường có ý nghĩa thức tỉnh, dự báo về một cái gì tốt đẹp hơn sẽ nảy sinh trong cuộc sống và trong mỗi con người. Theo Lê Bá Hán, “trong bi kịch, qua cái chất của nhân vật chính, người ta tìm thấy cái thiêng liêng vô giá của sự sống chân chính và sự bất tử của cộng đồng. Vì thế, nhân vật chính của bi kịch thường là những

134

nhân vật anh hùng với ý nghĩa tích cực cao cả”1. Bi kịch đưa lên sân khấu những con người lương thiện, dũng cảm, có những ham muốn mãnh liệt với những cuộc đấu tranh căng thẳng, khốc liệt với cái ác, cái xấu nhưng do điều kiện lịch sử họ phải chịu thất bại.

- Hài kịch: là thể loại kịch, trong đó tính cách, tình huống và hành động được thể hiện dưới dạng được thể hiện dưới dạng buồn cười hoặc ẩn chứa cái hài nhằm giễu cợt, phê phán cái xấu, cái lố bịch, cái lỗi thời để tống tiễn nó một cách vui vẻ ra khỏi đời sống xã hội. Hài kịch là thể loại kịch nói chung được xây dựng trên những xung đột giữa các thế lực xấu xa tìm cách che đậy mình bằng những lớp sơn hào nhoáng, giả tạo bên ngoài. Tính hài kịch được tạo ra từ sự mất cân xứng, hài hòa của nhân vật. Trong một số hài kịch, có những nhân vật tích cực thể hiện lý tưởng tiến bộ, nhưng nhìn chung những nhân vật hài kịch là những nhân vật tiêu cực có thói hư tật xấu. Tiếng cười trong hài kịch có tác dụng giải thoát cho con người khỏi những thói xấu, có tác dụng trau dồi phong hóa, giáo dục đạo đức và thẩm mĩ.

- Chính kịch hay kịch dram, nay thường gọi là kịch. Sự phân chia rạch ròi giữa bi kịch và hài kịch như trên đã có từ thời cổ Hi Lạp. Dần dần người ta cũng phát hiện trong thực tế có những xung đột không mang cả tính bi và tính hài. Chính kịch mô tả những nhân vật vươn lên làm chủ số phận của mình. Với sự ra đời của chủ nghĩa lãng mạn thế kỉ XIX, mọi khuôn khổ của chủ nghĩa cổ điển, của chủ nghĩa quy phạm điều bị phá vỡ. Sự phân chia một cách rạch ròi bi kịch và hài kịch cũng bị phủ nhận. Người ta sáng tác theo thể kịch hỗn hợp, đó là sự ra đời của kịch dram. Trong các tác phẩm kịch dram, nhân vật thường là những con người bình thường trong cuộc sống. Với những thay đổi như vậy, kịch dram đã mang được nhiều hơi thở của cuộc sống hiện thực, làm cho kịch càng ngày càng có tính đại chúng hơn: “Hầu hết những vở kịch được ra hiện nay đều là kịch dram. Và dù cho có khi tác giả của nó gọi vở kịch là bi kịch, hay hài kịch thì vở kịch đó cũng chỉ là kịch dram. Khác nhau chăng là ở chỗ yếu tố bi thảm ở vở kịch này nhiều, còn vở kịch kia thì yếu tố hài hước lại chiếm tỉ lệ cao hơn”2

.

Chính kịch còn gọi là kịch drame, đề cập đến mọi mặt của đời sống con người. Nhân vật trong kịch là con người toàn vẹn, không bị cắt xén hoặc chỉ tô đậm ở nét bi

1 Lê Bá Hán (chủ biên) (1997), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.20

135

hoặc hài. Shakespeare là người đầu tiên đã thể hiện thành công cho loại kịch có sự pha trộn giữa bi và hài này. Dần dần, chính kịch phát triển mạnh vì thích hợp hơn với cuộc sống và con người hiện đại.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Kịch bản văn học là gì? Kịch bản văn học có nhiệm vụ chính nào?

2. Hãy trình bày xung đột kịch, hành động kịch, nhân vật kịch và ngôn ngữ kich. Cho ví dụ chứng minh.

3. Ngôn ngữ nhân vật kịch dựa trên những dạng nào?

4. Kịch được phân ra những loại kịch nào? Nêu các đặc trưng cơ bản của từng loại. 5. Thế nào là bi kịch và hài kịch? Cho ví dụ.

136

Chương 10

TÁC PHẨM KÍ VĂN HỌC 10.1. Khái niệm

Kí nghĩa gốc là ghi, là một thể loại văn học xuất hiện từ rất lâu. Kí là một loại hình văn học trung gian, nằm giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi tự sự như bút kí, hồi kí, du kí, phóng sự, kí sự, nhật kí, tùy bút, ... không nên căn cứ vào cách gọi tên của nhà văn đối với tác phẩm để xác định thể loại. Chẳng hạn, Tây Sơn kí của Vương Thực Phủ thực ra là vở kịch, Tây du kí của Ngô Thừa Ân là tiểu thuyết, Nhật kí người điên của Lỗ Tấn lại là truyện ngắn. Kí có đặc trưng riêng do nội dung và quan điểm thể loại của kí quy định.

Kí ra đời rất sớm trong lịch sử văn học của nhân loại. Nhưng phải đến thế kỉ XVII, đặc biệt từ thế kỉ XIX, khi đời sống lịch sử của các dân tộc ngày càng phát triển theo hướng tăng tốc, khi kĩ nghệ in ấn và báo chí phát triển, văn học mở cửa, “xé rào” để thâm nhập vào các lĩnh vực hoạt động tinh thần khác, nhà văn ngày càng có ý thức tham gia trực tiếp vào những cuộc đấu tranh xã hội, kí mới thực sự phát triển mạnh mẽ. Trần thuật người thật việc thật là đặc trưng cơ bản của kí. Đúng như Pôlêvôi đã nói: “Một bài kí sự hay quả thật là một bài có đủ mọi đặc trưng của thể loại báo chí thuần túy, nó hết sức cụ thể, có thể tái hiện được sự thật chân chính. Những nhân vật tạo nên phải là những con người thật trong cuộc sống hiện thực, những sự việc mô tả phải dính chặt với địa điểm đúng như người ta thường nói: kí sự có địa điểm chính xác của nó”1. Để có một định nghĩa tương đối chính xác về kí, cần giới hạn phạm vi phản ánh của nó.

Trong văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám – 1945, kí giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Nhiều tác phẩm kí có giá trị lần lượt xuất hiện, góp phần tạo nên bộ mặt đa dạng của đời sống văn học. Những tác phẩm ấy đã phản ánh kịp thời, nhiều mặt của hiện thực đời sống bề bộn, phong phú. Nói về kí ở Việt Nam, Phương Lựu viết:

“Riêng ở Việt Nam, các tác phẩm kí nổi tiếng cũng đã xuất hiện từ sớm như Thượng kinh kí sự, Vũ trung tùy bút, ... Trong thời kì 1930 – 1945, có các phóng sự Việc làng, Tập án cái đình của Ngô Tất Tố, Ngõ hẻm ngoại ô của Nguyễn Đình Lập, Tôi kéo xe của Tam Lang, cùng một số phóng sự khác của Vũ Trọng Phụng, ... Trong văn học

137

cách mạng, loại thể kí đã bắt đầu từ sáng tác của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc những năm 20. Sau Cách mạng tháng Tám đến nay đã có nhiều tác phẩm kí có giá trị như Truyện và kí sự của Trần Đăng, Ở rừng của Nam Cao, Kí sự Cao Lạng của Nguyễn Huy Tưởng, Vỡ tỉnh của Tô Hoài, Sống như Anh của Trần Đình Vân, Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Những ngày nổi giận của Chế lan Viên, Họ sống và chiến đấu của Nguyễn Khải, Đường lớn của Bùi Hiển, Miền đất lửa của Nguyễn Sinh và Vũ Kì Lân, Rất nhiều ánh lửa của Hoàng Phủ Ngọc Tường, ...”1.

Còn La Khắc Hòa cho rằng: “Kí là ghi chép một sự việc gì đó để không quên. Phải có chữ viết rồi mới có ghi chép, cho nên so với các thể loại văn học cách luật, kí văn học xuất hiện muộn; lịch sử của nó gắn liền với lịch sử phát triển của văn học bác học”2

.

Tác phẩm kí văn học và báo chí giống nhau ở chỗ đều tôn trọng tính xác thực và tính thời sự. Nhưng ở kí báo chí, tính xác thực phải được đảm bảo ở mức độ cao nhất và tính thời sự cũng mang tính chất thật cấp bách, hàng ngày. Kí văn học không đòi hỏi như vậy, ngược lại, nó đề ra yêu cầu cao hơn về chất suy nghĩ và tình cảm của chủ thể. Dĩ nhiên sự phân biệt trên chỉ có tính chất tương đối.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lí luận văn học 2 (Tác phẩm và loại thể văn học) (Trang 136 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)