L ỜI CẢM ƠN
2.6. Kiểm soát hiện tượng gãy tông trong quá trình chế bản
Các dạng chuyển tông trong quá trình phục chế hình ảnh được phân thành nhóm chính bao gồm hình ảnh chuyển tông tự nhiên và hình ảnh chuyển tông nhân
27 tạo. Hình ảnh chuyển tông tự nhiên là các hình ảnh được chụp từ máy ảnh kỹ thuật số (các hình ảnh chụp về mây, trời, cát, nước…). Trong các máy ảnh kỹ thuật số, tùy chọn độ sâu điểm ảnh 16 bit hay 8 bit được lựa chọn sử dụng tùy vào mục đích của người sử dụng ảnh, thông thường người chụp ảnh luôn muốn thu lại nhiều chi tiết hình ảnh nhất, người ta sử dụng hình ảnh 16 bit, tuy nhiên để phục chế thành hình ảnh in thì các đối tượng này cần phải được xem xét lại bởi các yếu tố về thiết bị xử lý. Hình ảnh chuyển tông nhân tạo là các hình ảnh được tạo bởi các phần mềm đồ họa và xử lý ảnh như Adobe Illustrator, Adobe InDesign, Adobe Photoshop… Đối với các phần mềm đồ họa, 256 mức độ xám đang được coi là tiêu chuẩn phục chế hình ảnh in, do đó trong các phần mềm ứng dụng đồ họa, các đối tượng tô chuyển chỉ sử dụng độsâu điểm ảnh 8 bit.
Hình ảnh chuyển tông tự nhiên (chụp từ máy ảnh kỹ thuật số)
Hình 2.21 Các hình ảnh chuyển tông tự nhiên chụp từ máy ảnh KTS
Các dạng chuyển tông trong phần mềm xử lý ảnh Photoshop
- Linear Gradient: Các dải màu sắc biến thiên từđiểm bắt đầu đến điểm kết thúc. (Hình 2.22 (a))
- Radial Gradient: Các dải màu biến thiên từđiểm bắt đầu đến điểm kết thúc theo các vòng hình tròn. (Hình 2.22 (b))
- Angle Gradient: Các dải màu tô chuyển biến quay cùng chiều kim đồng hồ theo hướng tô chuyển. (Hình 2.22 (c))
- Reflected Gradient: Là hiện ứng chuyển tạo dải màu đối xứng cùng một gradient tuyến tính ở hai bên của điểm bắt đầu. (Hình 2.22 (d))
- Diamond Gradient: Dải sắc thái biến thiên từ giữa đến các góc bên ngoài của một mô hình kim cương. (Hình 2.22 (e))
28 (a) (b) (c) (d) (e)
29
Các dạng chuyển tông trong phần mềm đồ họa Illustrator
- Linear Gradient (Hình 2.23 (a)) - Radial Gradient (Hình 2.23 (b))
- Gradient Mesh: Biến thiên điểm màu trên một lưới điểm, Mesh Tool là một trong những công cụ giúp tô màu chuyển sắc dựa trên nguyên tắc phối trộn màu sắc giữa các điểm màu có sẵn trên một hệ thống lưới được người dùng tạo ra. (Hình 2.23 (c))
(a)
(b)
(c)
Hình 2.23 Các dạng tô chuyển trong Adobe Illustrator 2.6.1. Phục chế hình ảnh bitmap
Trong quá trình phục chế hình ảnh bitmap, yếu tốđầu vào cần được kiểm soát như nguồn gốc của ảnh, định dạng ảnh và độ phân giải hình ảnh… Thông qua các
30 yếu tố này, ta sẽđánh giá được chất lượng hình ảnh đầu vào và có những điều chỉnh thích hợp để tránh hiện tượng gãy tông trong quá trình phục chế
2.6.1.1. Độsâu điểm ảnh và mức độ xám
Các đối tượng sử dụng các thuộc tính tô chuyển thường làm khó các nhà in trong việc in chuyển tông mượt (không xảy ra gãy tông). Một trong những điều kiện để phục chế chuyển tông cần quan tâm đến đó là giá trị mức độ xám. Thực nghiệm chứng minh rằng mắt người không thể nhận biết được các nấc chuyển từ vùng sáng nhất đến vùng tối vượt quá giá trị200 bước. Chính vì thế mà các thiết bị ghi hiện nay có khảnăng tái tạo 256 mức độ xám (8 bit), mô tả 256 sắc thái của màu sắc từ0 đến 255, đây được coi là giá trị tiêu chuẩn căn bản để phục chế hình ảnh.
Tùy chọn độsâu điểm ảnh: 8-bit, 16-bit
Các hình ảnh có độsâu điểm ảnh 8-bit có thể bị gãy tông và dễ dàng nhận thấy được ngay từtrên màn hình. Độ sâu điểm ảnh 8-bit có khảnăng mô tả 256 trạng thái của màu sắc, trong khi đó với độsâu điểm ảnh 16-bit chuỗi biến thiên đó còn lớn hơn rất nhiều từ0 đến 65536. Độsâu điểm ảnh 8-bit thường được sử dụng trong quá trình xử lý ảnh và khảnăng thích nghi với các phần mềm RIP (các phần mềm RIP chỉ hỗ trợđộsâu điểm ảnh tối đa 8 bit, tương ứng với khảnăng ghi của các thiết bị ghi hiện nay có thể phục chế 256 mức độ xám).
Tuy nhiên, trong quá trình phục chếcác đối tượng tô chuyển, độsâu điểm ảnh 8-bit không thể thể hiện các đối tượng tô chuyển một cách mượt mà. Khi đó, người ta sẽnghĩ đến việc sử dụng độsâu điểm ảnh 16-bit đểđảm bảo tái tạo được nhiều giá trị màu hơn. Nhưng hình ảnh 16-bit lại hạn chế được hỗ trợ trong các chương trình RIP phổ biến hiện nay, hay trong các hệ thống RIP hỗ trợ hình ảnh 16-bit thì hệ thống RIP phải đủ mạnh để có thể xử lý. Vì vậy, việc áp dụng hình ảnh 16-bit trực tiếp để giảm thiểu gãy tông là không khảthi. Thay vào đó, trong quá trình xử lý, ta sử dụng kết hợp thay đổi độ sâu điểm ảnh gián tiếp và các hiệu ứng tái tạo điểm ảnh như Gausian Blur, Noise… (Xem mục 2.6.1.3)
2.6.1.2. Chất lượng hình ảnh
Trong hình 2.2 mô tảảnh hưởng của chất lượng hình ảnh (độ phân giải hình ảnh, các giải thuật nén) đến chất lượng của bài in phục chế.
Độ phân giải ảnh hưởng đến độ sắc nét và khả năng phục chế tầng thứ của hình ảnh in. Khi sử dụng hình ảnh không đạt độ phân giải yêu cầu sẽ dẫn đến chất lượng in kém, hình ảnh in bị mờ và gãy tông trong các vùng hình ảnh chuyển tông.
31 Hình 2.24a Gãy tông ảnh hưởng bởi độ phân giải hình ảnh
Trong khi đó, các giải thuật nén mất dữ liệu gom cố gắng giảm thiệu tối đa các giá trị tầng thứ của màu để phục chế hình ảnh in.
Hình 2.25 b Gãy tông ảnh hưởng bởi giải thuật nén mất dữ liệu
Đểđảm bảo chất lượng hình ảnh phục chế, các quy định vềđộ phân giải in đã được ban hành. Theo MediaStandard Print 2018 hướng dẫn:
32 - Đối với tram AM, độ phân giải hình ảnh tối ưu là gấp 2 lần tần số tram, và
khoảng biến thiên cho phép từ 1.5 lần đến 3 lần tần số tram.
- Đối với tram FM, độ phân giải hình ảnh tối ưu là gấp 5 lần kích thước hạt tram nhỏ nhất (kích thước hạt tram nhỏ nhất 20 µm tương ứng độ phân giải hình ảnh là 100 pixel/cm hay 250 ppi) và giá trị này không được vượt quá một nửa (250 ppi – 375 ppi đối với kích thước hạt tram nhỏ nhất là 20 µm).
- Sử dụng các định dạng file Ps, TIFF, JPEG2000.
2.6.1.3. Các kỹ thuật làm mịn hình ảnh Sử dụng các bộ lọc trong Photoshop
Các gradient thường hiển thị tốt trên màn hình (không phải là luôn luôn) nhưng công nghệ phục chếthường không thểin ra được dải tô chuyển tương tự. Để hạn chế hiện tượng gãy tông (banding) chúng ta có thể sử dụng các bộ lọc có sẵn trong photoshop điển hình như: Blur, Noise…
Mô tả quá trình khắc phục như sau:
- Xác định vùng chuyển tông bị gãy
- Thay đổi vềđộ sâu điểm ảnh thành 16-bit (hoặc 32-bit, nhưng thường không cần thiết do yêu cầu máy tính phải mạnh)
- Tùy chọn Filter > Blur > Gaussian Blur. Sau đó tùy chỉnh mức độ blur (làm mờ) bằng giá trị Radius. Có thể dễ hiểu được khi ta sử dụng lệnh blur với độ sâu điểm ảnh 16-bit và Gaussian blur sẽ làm mờcác điểm ảnh và tái tạo lại với nhiều điểm ảnh hơn, kết quả sẽđem lại sự chuyển tông mịn màng hơn
- Thực hiện đưa vềđộsâu điểm ảnh 8-bit. Khi đưa vềđộsâu điểm ảnh 8-bit, các giá trịđiểm ảnh ngoài giá trị màu tái tạo (8-bit tái tạo ít giá trịmàu hơn 16-bit) sẽ gom lại với các giá trị gần đó, điều này tạo nên sự nhiễu hạt một cách dễ chịu. Và điều quan trọng, sựgãy tông đã được hạn chế.
33
(b) (c)
Hình 2.26 Mô tả quá trình làm mịn hình ảnh với bộ lọc Blur
(a) Trước khi hiệu chỉnh blur (8 bit), (b) Sau khi hiệu chỉnh blur (16 bit), (c) Hạ độ sâu điểm ảnh về 8 bit
Tùy chọn Use Dither
Trong quá trình tạo dải tô chuyển trong phần mềm ứng dụng Photoshop, ta cần lưu ý đến tùy chọn Use Dither trước khi bắt đầu thực hiện tô chuyển. Tùy chọn này giúp cho hình ảnh chuyển tông mịn màng hơn, hạn chế sự gãy tông xảy ra.
(a)
(b)
Hình 2.27 Sự khác nhau về chất lượng hình ảnh chuyển tông với Use Dither
34
2.6.2. Phục chế hình ảnh vector
Trong các phần mềm đồ họa (ví dụnhư AI, ID), các đối tượng tô chuyển được tạo dựa trên giá trị số bước chuyển. Để đảm bảo sự chuyển tông mượt cho các đối tượng đồ họa, một số quy định được đưa ra để đảm bảo sự gãy tông không xảy ra trong các đối tượng đồ họa này.
Sốbước chuyển và chiều dài tô chuyển
Trong các phần mềm đồ họa (Illustrator, InDesign…), để tạo các đối tượng tô chuyển, giá trị sốbước chuyển gradient được tính toán dựa trên phần trăm (%) thay đổi giữa các màu trong dải tô chuyển. Đểxác định, hay kiểm tra độ dài tối đa của dải tô chuyển thích hợp (không xảy ra gãy tông) được xác định như sau:
- Bước 1: Sử dụng công cụđo xác định độ dài của dải tô chuyển.
- Bước 2: Tính sốlượng bước chuyển phù hợp thông qua công thức sau:
Số bước chuyển = 256 (số mức độ xám) x Phần trăm thay đổi màu
Để xác định phần trăm thay đổi màu, ta lấy hiệu số phần trăm giá trị màu cao so với màu thấp. Ví dụ một bước chuyển từ 20% K đến 80% K có số phần trăm thay đổi màu là 60% (hay 0.6).
Trong trường hợp vùng tô chuyển sử dụng nhiều thành phần màu, ta sẽ lấy giá trị của thành phần màu có sự thay đổi lớn nhất để tính số bước chuyển. Ví dụ một bước chuyển từ 30% C, 20% M, 60% Y, 80% B đến 40% C, 70% M, 50% Y, 70% B thì số phần trăm thay đổi màu được xác định là 50% (hay 0.5) do màu M có số thay đổi màu lớn nhất, từ 20% đến 70%.
- Bước 3: Sử dụng sốbước chuyển tính được ởbước trên đểxác định độ dài tối đa có thể sử dụng (Bảng 2.5). Nếu không phù hợp có thểthay đổi độ dài bước chuyển hoặc thay đổi màu sắc thiết kế.
Một sốhướng dẫn kỹ thuật cho hình ảnh chuyển tông trong phần mềm đồ họa
Một số hướng dẫn kỹ thuật khác được đưa ra nhằm cải thiện quá trình phục chế hình ảnh chuyển tông đối với các đối tượng đồ họa:
- Sử dụng các dải tô chuyển có sự sai biệt màu các thành phần tối thiểu 50%. - Sử dụng các dải tô chuyển ngắn hơn. Độ dài tối ưu phụ thuộc vào màu sắc
trong hỗn hợp màu tô chuyển, cố gắng kiểm soát độ dài không vượt quá 7.7 inch (~ 19.5 cm) (xem Bảng 2.5).
- Sử dụng các màu nhạt hơn, hay thực hiện các dải tô chuyển đậm màu có kích thước nhỏ. Sự gãy tông rất dễ xảy ra giữa các màu tối đậm màu và màu sáng.
Trên AI không có bất kì một công cụnào để khắc phục hiện tượng gãy
35
chuyển đổi các đối tượng đồ họa thành các đối tượng bitmap và xử lý trên
Photoshop
Bảng 2.5 Độ dài tô chuyển thích hợp với sốbước chuyển tương ứng
Số bước chuyển đề nghị Độ dài tô chuyển thích hợp
Points Inches Cms 10 21.6 0.3 0.762 20 43.2 0.6 1.524 30 64.8 0.9 2.286 40 86.4 1.2 3.048 50 108.0 1.5 3.810 60 129.6 1.8 4.572 70 151.2 2.1 5.334 80 172.8 2.4 6.096 90 194.4 2.7 6.858 100 216.0 3.0 7.620 110 237.6 3.3 8.382 120 259.2 3.6 9.144 130 280.8 3.9 9.906 140 302.4 4.2 10.668 150 324.0 4.5 11.430 160 345.6 4.8 12.192 170 367.2 5.1 12.954 180 388.8 5.4 13.716 190 410.4 5.7 14.478 200 432.0 6.0 15.240 210 453.6 6.3 16.002 220 475.2 6.6 16.764 230 496.8 6.9 17.526 240 518.4 7.2 18.288 250 540.0 7.5 19.050 256 553.0 7.7 19.507
2.6.3. Kiểm soát gãy tông trong quá trình chế bản
Sự gãy tông trên hình ảnh in ảnh hưởng bởi kết quả của quá trình phục chế, từ tính chất của bài mẫu (đồ họa, vector, hỗn hợp…) đến việc kiểm soát sựgia tăng tầng
36 thứ trong quá trình sản xuất, đặc biệt là trong quá trình chế bản. Việc kiểm soát tại công đoạn này hạn chế tối đa sự gãy tông trong quá trình phục chế.
Tính chất của bài mẫu cần được xác định và kiểm soát phù hợp với điều kiện in các tiêu chuẩn kỹ thuật. Ví dụnhư ảnh hưởng của khoảng phục chế tối ưu đối với việc lựa chọn các giá trị màu phục chế tại vùng sáng và vùng tối của bài in. Một số tính chất về bài mẫu phục chế cần quan tâm:
- Các đối tượng đồ họa: khoảng phục chế, sốbước chuyển và khoảng sai biệt màu
- Các đối tượng bitmap: độ phân giải hình ảnh, độsâu điểm ảnh…
Từ việc xác định rõ tính chất của bài in phục chế sẽgiúp chúng ta đưa ra các lựa chọn vềđiều kiện in phù hợp và kiểm soát quá trình gia tăng tầng thứ thông qua việc sử dụng icc profile
2.6.3.1. Lựa chọn điều kiện in Khuôn in: Bản kẽm nhiệt (Thermal)
Lựa chọn bản kẽm ghi hạt tram nhỏ nhất 20 µm là bản kẽm nhiệt (thermal). Ưu điểm của loại kẽm này dựa trên cách thức các điểm ghi hình thành trên bản kẽm, đó là công nghệ “kỹ thuật số”. Các hạt tram được hình thành khi lượng nhiệt được ghi đạt ngưỡng (threshold) với từng mức độ xám khác nhau thì điểm ghi xuất hiện trên bản kẽm, do đó các bản ghi kẽm nhiệt luôn ổn định, tuyến tính và kết quả là chất lượng phục chế hình ảnh chuyển tông được đảm bảo về giá trị tầng thứ. Độ phân giải của bản kẽm nhiệt rất cao là một yêu cầu tiên quyết khi muốn in với tram FM kích thước 20 micro hay tram AM có độ phân giải cao với khảnăng tái tạo được các điểm tram có kích thước nhỏ. Ghi được các điểm tram nhỏ là một trong những ưu điểm vượt trội của ghi kẽm nhiệt so với bản Photopolymer.
Giấy
Giấy in là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong quá trình phục chế hình ảnh in. Các tính chất của giấy ảnh hưởng trực tiếp đến màu sắc của bài in, việc lựa chọn giấy in phù hợp cần cố gắng tuân theo các tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật.
Một số yêu cầu kỹ thuật cần lưu ý
- Sử dụng đúng hướng sớ giấy: việc lựa chọn hướng giấy cho in tờ rời khá quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng tái tạo và độ biến dạng của hình ảnh in. Qua mỗi đơn vị in, giấy có xu hướng biến dạng không đồng nhất, quá trình truyền màu không chính xác gây ra sự sai lệch trong quá trình phục chế hình ảnh in và sự gãy tông trong quá trình phục chế hình ảnh chuyển tông liên tục
37 - Tính chất bề mặt của giấy in: Bề mặt của giấy in ảnh hưởng rất lớn đến khả
năng nhận mực của giấy và sựđồng đều của lớp mực in tái tạo. Sự nhận mực không đồng đều trong quá trình in ảnh hưởng đến chất lượng điểm tram tái tạo trên bề mặt giấy dẫn đến sự sai biệt màu (gia tăng tầng thứ). Sự sai biệt này ảnh hưởng đến quá trình phục chế hình ảnh chuyển tông khi các vị trí lân cận trên bề mặt giấy không bằng phẳng, sự nhảy tông trong quá trình nhận mực xảy ra dẫn đến sự gãy tông. Ngoài ra, tính chất của bề mặt giấy còn quyết định đến khảnăng phục chế và lựa chọn tần số tram phù hợp (khi sử dụng tram AM) hay kích thước hạt tram nhỏ nhất (khi sử dụng tram FM) cho quá trình in. Khi mà các hạt tram có kích thước nhỏ có thể bị lọt vào các vị trí thấp trên bề mặt giấy, ảnh hưởng đến khoảng phục chếtrong quá trình in. Do đó, quá trình sử dụng đúng bề mặt giấy trong quá trình in cũng cần được lưu tâm trong quá trình sản xuất.
- Đảm bảo độ ẩm của giấy: Độ ẩm của giấy không những ảnh hưởng đến sự tích điện trong quá trình in gây ra các sự cố hỏa hoạn, mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự nhận mực trong quá trình in (bám mực kém). Độ ẩm giấy in