L ỜI CẢM ƠN
2.6.3. Kiểm soát gãy tông trong quá trình chế bản
Sự gãy tông trên hình ảnh in ảnh hưởng bởi kết quả của quá trình phục chế, từ tính chất của bài mẫu (đồ họa, vector, hỗn hợp…) đến việc kiểm soát sựgia tăng tầng
36 thứ trong quá trình sản xuất, đặc biệt là trong quá trình chế bản. Việc kiểm soát tại công đoạn này hạn chế tối đa sự gãy tông trong quá trình phục chế.
Tính chất của bài mẫu cần được xác định và kiểm soát phù hợp với điều kiện in các tiêu chuẩn kỹ thuật. Ví dụnhư ảnh hưởng của khoảng phục chế tối ưu đối với việc lựa chọn các giá trị màu phục chế tại vùng sáng và vùng tối của bài in. Một số tính chất về bài mẫu phục chế cần quan tâm:
- Các đối tượng đồ họa: khoảng phục chế, sốbước chuyển và khoảng sai biệt màu
- Các đối tượng bitmap: độ phân giải hình ảnh, độsâu điểm ảnh…
Từ việc xác định rõ tính chất của bài in phục chế sẽgiúp chúng ta đưa ra các lựa chọn vềđiều kiện in phù hợp và kiểm soát quá trình gia tăng tầng thứ thông qua việc sử dụng icc profile
2.6.3.1. Lựa chọn điều kiện in Khuôn in: Bản kẽm nhiệt (Thermal)
Lựa chọn bản kẽm ghi hạt tram nhỏ nhất 20 µm là bản kẽm nhiệt (thermal). Ưu điểm của loại kẽm này dựa trên cách thức các điểm ghi hình thành trên bản kẽm, đó là công nghệ “kỹ thuật số”. Các hạt tram được hình thành khi lượng nhiệt được ghi đạt ngưỡng (threshold) với từng mức độ xám khác nhau thì điểm ghi xuất hiện trên bản kẽm, do đó các bản ghi kẽm nhiệt luôn ổn định, tuyến tính và kết quả là chất lượng phục chế hình ảnh chuyển tông được đảm bảo về giá trị tầng thứ. Độ phân giải của bản kẽm nhiệt rất cao là một yêu cầu tiên quyết khi muốn in với tram FM kích thước 20 micro hay tram AM có độ phân giải cao với khảnăng tái tạo được các điểm tram có kích thước nhỏ. Ghi được các điểm tram nhỏ là một trong những ưu điểm vượt trội của ghi kẽm nhiệt so với bản Photopolymer.
Giấy
Giấy in là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong quá trình phục chế hình ảnh in. Các tính chất của giấy ảnh hưởng trực tiếp đến màu sắc của bài in, việc lựa chọn giấy in phù hợp cần cố gắng tuân theo các tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật.
Một số yêu cầu kỹ thuật cần lưu ý
- Sử dụng đúng hướng sớ giấy: việc lựa chọn hướng giấy cho in tờ rời khá quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng tái tạo và độ biến dạng của hình ảnh in. Qua mỗi đơn vị in, giấy có xu hướng biến dạng không đồng nhất, quá trình truyền màu không chính xác gây ra sự sai lệch trong quá trình phục chế hình ảnh in và sự gãy tông trong quá trình phục chế hình ảnh chuyển tông liên tục
37 - Tính chất bề mặt của giấy in: Bề mặt của giấy in ảnh hưởng rất lớn đến khả
năng nhận mực của giấy và sựđồng đều của lớp mực in tái tạo. Sự nhận mực không đồng đều trong quá trình in ảnh hưởng đến chất lượng điểm tram tái tạo trên bề mặt giấy dẫn đến sự sai biệt màu (gia tăng tầng thứ). Sự sai biệt này ảnh hưởng đến quá trình phục chế hình ảnh chuyển tông khi các vị trí lân cận trên bề mặt giấy không bằng phẳng, sự nhảy tông trong quá trình nhận mực xảy ra dẫn đến sự gãy tông. Ngoài ra, tính chất của bề mặt giấy còn quyết định đến khảnăng phục chế và lựa chọn tần số tram phù hợp (khi sử dụng tram AM) hay kích thước hạt tram nhỏ nhất (khi sử dụng tram FM) cho quá trình in. Khi mà các hạt tram có kích thước nhỏ có thể bị lọt vào các vị trí thấp trên bề mặt giấy, ảnh hưởng đến khoảng phục chếtrong quá trình in. Do đó, quá trình sử dụng đúng bề mặt giấy trong quá trình in cũng cần được lưu tâm trong quá trình sản xuất.
- Đảm bảo độ ẩm của giấy: Độ ẩm của giấy không những ảnh hưởng đến sự tích điện trong quá trình in gây ra các sự cố hỏa hoạn, mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự nhận mực trong quá trình in (bám mực kém). Độ ẩm giấy in thông thường trong in offset tờ rờ nằm trong khoảng khoảng 5% - 7%, giấy in trước khi đưa vào máy in đòi hỏi phải “khí hậu hóa” để đảm bảo giấy in có nhiệt độvà độẩm ổn định. Từđó có thể giữ sựổn định vật liệu trước khi in. - Tính chất quang học của giấy: Bao gồm các tính chất về màu sắc, độ trắng
(độsáng) và độbóng được ISO 12647-2 quy định.
- Ngoài các tính chất về bề mặt, độ ẩm và quang học, chúng ta cũng cần phải quan tâm đến các tính chất cơ học của giấy như định lượng, độdày, độ chặt... những tính chất này có ảnh hưởng trực tiếp đến áp lực in trong quá trình phục chế.
Bảng 2.6 Bảng thông số các loại giấy đặc trưng theo ISO 12647-2 Đặc tính L a b Độ bóng (%) Độ sáng (%) Định lượng (g/m2) Loại giấy 1 Giấy tráng phủ bóng, có nguồn gốc từ gỗ (couche bóng) 93 (95) 0 (0) -3 (-2) 65 89 115
38 Đặc tính L a b Độ bóng (%) Độ sáng (%) Định lượng (g/m2) Loại giấy 2 Giấy tráng phủ mờ, có nguồn gốc từ gỗ (couche Matt) 92 (94) 0 (0) -3 (-2) 38 89 115 3 Giấy tráng phủ bóng, in cuộn (couche cho in cuộn) 87 (92) -1 (0) 3 (5) 55 70 70 4 Giấy không tráng phủ, trắng (giấy viết, giấy Ford) 92 (95) 0 (0) -3 (-2) 6 93 115 5 Không tráng phủ, hơi ngả vàng (giấy in báo) 88 (90) 0 (0) 6 (9) 6 73 115 Dung sai ±3 ±2 ±2 ±5 - -
Loại giấy tham chiếu 94.8 -0.9 2.7 70 - 80 78 150
Mực
Mực in là nhân tố quan trọng (cùng với giấy in) trong quá trình tái tạo màu sắc. Do đó, trong quá trình phục chế, chất lượng mực in luôn cần được quan tâm và đảm bảo. Một số các tiêu chuẩn được đưa ra nhằm kiểm soát chất lượng màu sắc của bài in như ISO 12647-2, ISO 2846-1.
Bảng 2.7 Bảng thông số mực theo ISO 12647-2 2004
Màu Loại giấy Giấy loại 1,2 Giấy loại 3 Giấy loại 4 Giấy loại 5 L* a* b* L* a* b* L* a* b* L* a* b* Black 16 0 0 20 0 0 31 1 1 31 1 2 (16) (0) (0) (20) (0) (0) (31) (1) (1) (31) (1) (3) Cyan 54 -36 -49 55 -36 -44 58 -25 -43 59 -27 -36
39 Màu Loại giấy Giấy loại 1,2 Giấy loại 3 Giấy loại 4 Giấy loại 5 L* a* b* L* a* b* L* a* b* L* a* b* (55) (-37) (-50) (58) (-38) (-44) (60) (-26) (-44) (60) (-28) (-36) Magenta 46 72 -5 46 70 -3 54 58 -2 52 57 2 (48) (74) (-3) (49) (75) (0) (56) (61) (-1) (54) (60) (4) Yellow 88 -6 90 84 -5 88 86 -4 75 86 -3 77 (91) (-5) (93) (89) (-4) (94) (89) (-4) (78) (89) (-3) (81) Red (M+Y) 47 66 50 45 65 46 52 55 30 51 55 34 (49) (69) (52) (49) (70) (51) (54) (58) (32) (53) (58) (37) Green (C+Y) 49 -66 33 48 -64 31 52 -46 16 49 -44 16 (50) (-68) (33) (51) (-67) (33) (53) (-47) (17) (50) (-46) (17) Blue (C+M) 20 25 -48 21 22 -46 36 12 -32 33 12 -29 (20) (25) (-49) (22) (23) (-47) (37) (13) (-33) (34) (12) (-29) Gray (CMY) 18 3 0 18 8 6 33 1 3 32 3 1 (18) (3) (0) (19) (9) (7) (33) (2) (3) (32) (3) (2) Thứ tự màu in
Trong quá trình in chồng màu, màu sắc tái tạo có thểthay đổi khi lựa chọn thứ tự màu in hay tính chất in ướt chồng ướt hoặc ướt chồng khô (in một lần hay in nhiều lần). Các lựa chọn này có ảnh hưởng trực tiếp đến màu sắc tái tạo do đó cần phải được quyết định và cân nhắc lựa chọn dựa vào tính chất của bài in. Trong thực tế, thứ tựmàu in thường được quyết định bởi các yếu tốsau đây:
- Tỷ lệđộ che phủ mực, các màu có độ che phủ mực thấp thường được in trước đểđảm bảo sự bám mực của các đơn vị in sau.
- Theo tính chất sáng, tối của mực in: các màu tối ví dụnhư đen nếu được in trước sẽ làm bài in trở nên tối đi.
- Tính chất in, ví dụ trong quá trình in ướt chồng ướt, màu sắc thường bị tác động bởi màu in trước đó.
- Độ tinh khiết của mực.
Theo Media Standard Print 2018, thứ tự in dành cho các ấn phẩm offset tờ rời được khuyến cáo trong quá trình in là K → C → M → Y. Thứ tự màu in có thểđược cân nhắc dựa trên tính chất của bài in, tuy nhiên khi đó cần phải đảm bảo tính chất về độ nhớt của mực in để đảm bảo sự bám mực
40
Giá trịđộ dày lớp mực (Density)
Đểđảm bảo sựđồng nhất giữa các tờ in, giữa các vùng in trên một tờ in không thểđánh giá bằng yếu tốkhách quan như mắt người. Do đó, giá trị Density được sử dụng đểđánh giá và đảm bảo sự truyền mực đồng đều trên toàn bộ bề mặt in và trên toàn bộ tờ in. Giá trị Density không phải là yếu tố quyết định đến chất lượng màu sắc của bài in, màu sắc của bài in được đánh giá thông qua các giá trị Lab của mực được quy định theo ISO 12647-2 (Bảng 2.7)
Giá trị Density thường được xây dựng bởi các công ty sản xuất mực tùy thuộc vào tính chất của từng hãng mực đó. Các giá trị Density này được xây dựng với độ dày lớp mực đảm bảo các giá trị Lab của các màu in. Bên cạnh đó, một sốhướng dẫn kỹ thuật như Gracol cũng đưa ra các giá trị về giá trị Density cho một sốđiều kiện in cụ thể (ví dụ K = 1.9, C = 1.5, M = 1.5, Y = 1.05).
Giá trị màu mực (Lab)
Đểđánh giá chất lượng mực in trong quá trình phục chế dựa trên giá trị Density công bố của các hãng mực, người ta có thểđánh giá được chất lượng của mực in dựa trên giá trị Lab được ISO 12647 – 2 quy định. (Bảng 2.7)
Tram
Hình dạng tram elip
Trong quá trình phục chế hình ảnh chuyển tông, hình dạng tram elip được khuyến cáo sử dụng do tính chất hình dạng của nó. Quá trình các hạt tram chạm vào nhau không xảy ra đồng thời (như hình dạng tram tròn) làm giảm thiểu sự nhảy tông trong quá trình phục chế. (Tham khảo thêm ở Mục 2.2)
Tram Hybrid (giải pháp thứ 3)
Trong các giải pháp về tram Hybrid (XM) được đưa ra nhằm hạn chế những nhược điểm của tram truyền thống và tram FM, giải pháp thứ3 được xem là giải pháp tối ưu nhất khi giải quyết tối ưu sự chuyển tông dễ nhận thấy giữa hai tính chất tram AM và FM. Giải pháp này được ứng dụng vào hệ thống tram của Heidelberg (Hybrid Sceening) và Agfa (Sublima). (Tham khảo thêm ở Mục 2.4)
Nhận xét: Việc xác định tính chất của bài in nhằm đưa ra các giải pháp xử lý, thực
hiện lựa chọn điều kiện in và các giá trị bù trừ phù hợp thông qua việc sử dụng các hồ sơ màu (icc profile) (xem mục 2.6.3.3)
- Đối tượng bitmap: độ phân giải – việc lựa chọn độ phân giải phù hợp ảnh hưởng bởi tần số tram hoặc kích thước hạt tram nhỏ nhất (Mục 2.6.1.2), độ sâu điểm ảnh – khi độ sâu điểm ảnh 16-bit chưa được phổ biến trên các hệ thống RIP hay yêu cầu cao về hệ thống xử lý và hình ảnh 8-bit đôi lúc lại không
41
thể tái tạo được sự tô chuyển mịn màng thì việc lựa chọn các loại tram phù hợp cũng giúp cải thiện chất lượng của đối tượng tô chuyển.
- Đối tượng vector: Giới hạn về độ dài tô chuyển ảnh hưởng bởi giá trị sai biệt màu, việc lựa chọn loại tram phù hợp sẽ nâng cao chất lượng của hình ảnh chuyển tông.
- Dựa vào điều kiện phục chế như loại khuôn in, vật liệu in (tính chất bề mặt giấy, chất lượng mực) mà ta kiểm soát được các đối tượng tô chuyển đúng với khả năng phục chế (Xem mục 2.6.3.2)
- Từ việc lựa chọn điều in ta có thể xác định các hồ sơ màu phù hợp để bù trừ sự gia tăng tầng thứ, quản lý màu và giá trị TAC (Xem mục 2.6.3.3)
2.6.3.2. Kỹ thuật thiết kế và xửlý file cho các đối tượng chuyển tông
Bảng 2.8 Các yêu cầu kỹ thuật trong quá trình thiết kế và xử lý file.
Đối
tượng Tiêu chí Yếu cầu kỹ thuật Tiêu chuẩn
Bitmap
Độ phân giải
- Tram AM: tối ưu từ1.5 đến 3 lần tần số tram. (Ví dụ tần số tram 150 lpi tương ứng độ phân giải phù hợp từ225 ppi đến 450 ppi
- Tram FM: Tối ưu từ 5 – 7.5 lần kích thước hạt tram nhỏ nhất (Ví dụ kích thước hạt tram nhỏ nhất là 20 µm tương ứng độ phân giải tram phù hợp từ100 p/cm đến 150 p/cm (250 ppi đến 375 ppi) MediaStandard Print 2018 Độsâu điểm ảnh
- 8-bit hoặc 16-bit tùy thuộc vào khả năng của hệ thống RIP, hình ảnh 16-bit thể hiện các giá trị chuyển tông tốt hơn.
Khoảng phục chế (giá trị màu tô chuyển) - Đối với giấy tráng phủ khoảng phục chế tối ưu từ 3% – 97% - Đối với giấy không tráng phủ khoảng phục chế tối ưu từ 4% – 96%
- Phụ thuộc vào điều kiện in thực tế đểxác định khoảng phục chế tối ưu
42
Đối
tượng Tiêu chí Yếu cầu kỹ thuật Tiêu chuẩn
Định dạng - Sử dụng các định dạng nén không mất dữ liệu (Ps, TIFF, JPEG 2000)
Icc profile
- Giới hạn vềTAC cho điều kiện in. (Ví dụ ISOcoated_v2_eci.icc cho giới hạn TAC là 330%)
Đường cong bù trừ GTTT (Ví dụ ISOcoated_v2_eci.icc cho đường cong bù trừ GTTT 3 màu CMY là Curve A, K là Curve B). Đồ họa Độ dài tô chuyển và khoảng sai biệt màu - Đảm bảo giá trị quy định tại mục 2.6.2 Adobe Illustrator Help Khoảng phục chế (giá trị màu tô chuyển) - Tương tự với hình ảnh bitmap MediaStandard Print 2018 Icc profile
- Giới hạn vềTAC cho điều kiện in. (Ví dụ ISOcoated_v2_eci.icc cho giới hạn TAC là 330%)
Đường cong bù trừ GTTT (Ví dụ ISOcoated_v2_eci.icc cho đường cong bù trừ GTTT 3 màu CMY là Curve A, K là Curve B).
Lưu ý: Các giá trị giới hạn tầng thứ bị ảnh hưởng bởi bề mặt của vật liệu in (mất tram), do đó cần phải cân nhắc trong quá trình thiết kế để lựa chọn màu phục chế tối ưu nhất, đặc biệt đối với các đối tượng tô chuyển chuyển tông để không xảy ra hiện tượng gãy tông ở vùng sáng và vùng tối.
2.6.3.3. Quản trị màu Lựa chọn icc profile phù hợp
Quá trình in luôn xảy ra sựgia tăng tầng thứ, từ khi chế tạo khuôn in (quá trình ghi, hiện) cho tới quá trình ép in hay những tác động của quá trình in (vật liệu, dung dịch, dung môi, cao su, ảnh hưởng của môi trường…), do đó việc lựa chọn, tính toán
43 bù trừgia tăng tầng thứ và kiểm soát quá trình này cần được thực hiện để đảm bảo chất lượng màu sắc phục chế.
Với mỗi điều kiện in cụ thể sẽ cho ra các kết quả in khác nhau, ví dụ với cùng một điều kiện in cụ thể và sử dụng 2 tính chất tram khác nhau (AM và FM), sẽ cho ra các kết quảin khác nhau. Do đó, các tiêu chuẩn kỹ thuật đã ban hành các hồ sơ màu (icc profile), icc profile được xây dựng để tính toán các giá trị bù trừgia tăng tầng thứ thích hợp với điều kiện in để đảm bảo được chất lượng màu sắc như mong muốn. Mỗi hồ sơ màu sẽ tương ứng với từng điều kiện in cụ thểđã được quy định theo các tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật như Media Standard Print 2018…
Trong trường hợp điều kiện in không phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật để sử dụng icc profile tiêu chuẩn đã được ban hành (ví dụ mong muốn sử dụng icc profile ISOcoated_v2_eci.icc với tram AM có tần số cao 250 – 300 lpi, các điều kiện khác được thảo mãn), ta cần phải thực hiện các thay đổi trong hệ thống CtP-RIP để tác động vào giá trị bù trừ GTTT sao cho phù hợp (điển hình trong hệ thống RIP MetaDimension là phần mềm Calibration Manager). Quá trình này cũng được áp dụng để bù trừ cho các sai lệch trong các điều kiện in cụ thể(Điều kiện hoạt động của máy in, cao su, dung dịch, môi trường… Ví dụ kết quả in ở giá trị tram ởô 40% được dựđoán (giả sửtheo đường cong A) là 53%, tuy nhiên giá trị tram thực tế là 56%, thì