Những vấn đề tồn tại

Một phần của tài liệu Khảo sát phân đoạn TI f của cao ethyl acetate được điều chế từ hạt me (tamarind indica l ) (Trang 27 - 29)

Hạt me là phụ phẩm trong công nghiệp bột me, nước ép me, kẹo me. Tuy nhiên, hạt không chỉ là nguồn dinh dưỡng giàu protein (16-25%), chứa một lượng lớn các acid amin và còn là nguồn cung cấp acid béo, muối vô cơ, đặc biệt là các khoáng canxi, kali,... Ngoài ra, tận dụng nguồn hạt me làm phụ phẩm trong công nghiệp cũng làm giảm ô nhiễm môi trường. Tuy vậy việc phân lập và định danh những hợp chất có trong hạt me tại Việt Nam vẫn chưa được nghiên cứu nhiều.

Theo như các bài báo đã đăng trên tạp chí khoa học công nghệ của TS. Phan Thị Anh Đào và cộng sự (2015), Bùi Ngọc Tân và cộng sự (2017), Urszula Trila, Juana Fernández-López và cộng sự (2014), Rupali Singh và cộng sự (2011) đã công bố rằng hạt me có hoạt tính sinh học rất cao trong các loại hạt thực vật nhưng tại Việt Nam vẫn chưa có sản phẩm dựa trên tiềm năng hoạt tính sinh học vốn có của hạt me [14, 27, 52].

17

khả năng ứng dụng làm chất mang, tá dược trong thuốc. Các thành phần hoạt tính sinh học khác liên quan tới các polyphenol trong hạt me chưa được nghiên cứu nhiều.

1.2.2 Định hướng nghiên cứu

Từ những nhận định trên, chúng tôi đưa ra định hướng cho nghiên cứu của mình như sau:

Hạt T. indica đã được nghiên cứu về thành phần hóa học trên thế giới theo định hướng phân lập alkaloid. Chúng tôi tập trung theo hướng phân lập các hoạt chất kháng oxy hóa.

Nội dung nghiên cứu bao gồm: 1. Thu thập mẫu hạt me.

2. Trích ly các hợp chất từ bột cây.

3. Điều chế các loại cao có độ phân cực tăng dần từ cao tổng. 4. Phân lập một số hợp chất tự nhiên từ cao etyl acetate.

5. Xác định cấu trúc hóa học và định danh các hợp chất đã phân lập bằng phổ 1D-NMR (1H,13C-NMR), 2D-NMR (HSQC, HMBC).

18

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM

Một phần của tài liệu Khảo sát phân đoạn TI f của cao ethyl acetate được điều chế từ hạt me (tamarind indica l ) (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)