KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số bài tập phát triển kĩ năng vận động cơ bản cho trẻ 3 – 6 tuổi tại các trường mầm non khu vực TP hồ chí minh TT (Trang 69 - 70)

5 149.30 144.14 138.99 133.83 2 Trẻ MG nhỡ (4 – tuổi)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN.

KẾT LUẬN.

Căn cứ vào mục đích, mục tiêu và kết quả nghiên cứu của luận án rút ra một số kết luận sau:

1. Thông qua việc khảo sát các chuyên gia, đánh giá độ tinh cậy và tính thông báo, luận án đã xác định được 20 test đánh giá KNVĐCB cho trẻ MG tại TP.HCM bao gồm:

+ Lứa tuổi MG bé (3 – 4 tuổi): 7 test đánh giá + Lứa tuổi MG nhỡ (4 – 5 tuổi): 7 test đánh giá + Lứa tuổi MG lớn (5 – 6 tuổi): 6 test đánh giá

2. Quá trình nghiện cứu thực trạng giúp luận án xác định được 4 yếu tố chính ảnh hưởng tới công tác giáo dục KNVĐCB cho trẻ MG tại TP. HCM: Số lượng trẻ trong một lớp quá đông; GV chưa đánh giá chính xác khả năng thực hiện KNVĐCB của trẻ tại lớp; GV chưa được trang bị tốt các kiến thức chuyên môn liên quan đến KNVĐCB và khối lượng công việc của GV đang bị quá tải.

Kết quả khảo sát cho thấy các bài tập phát triển KNVĐCB cho trẻ tại trường MN được tổ chức chủ yếu vào tiết học thể dục và giờ hoạt động ngoài trời. Hình thức tổ chức tập luyện bài tập KNVĐCB chỉ tập trung vào 3 hình thức: tập luyện đồng loạt, tập luyện lần lượt và tập luyện theo nhóm không chuyển đổi.

Kết quả đánh giá nhịp tăng trưởng các KNVĐCB của trẻ MG sau 1 năm học cho thấy có sự không đồng đều ở từng độ tuổi và khác biệt giữa hai khu vực nội thành và ngoại thành.

3. Kết quả khảo sát các chuyên gia giúp luận án xác định được 21 bài tập phát triển KNVĐCB cho trẻ MG (trong đó có 17 BTVĐ cho trẻ MG bé, 17 BTVĐ cho trẻ MG nhỡ và 19 BTVĐ cho trẻ MG lớn) để tiến hành TN trên 2 nhóm khách thể TN và ĐC tại 2 khu vực nội và ngoại thành TP. HCM.

Sau 6 tháng tiến TN, tất cả các test đánh giá KNVĐCB của nhóm TN ở cả 2 khu vực có sự tăng trưởng tốt hơn nhóm ĐC. Thành tích đo được sau TN các KNVĐCB của nhóm TN tốt hơn nhóm ĐC và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất cho phép. Kết quả xếp loại tổng hợp trình độ KNVĐCB sau TN cũng cho thấy nhóm TN đạt hiệu quả cao hơn

nhóm ĐC ở cả 2 khu vực.. Qua đó, có thể khẳng định việc ứng dụng các BTVĐ của luận án có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển các KNVĐCB ở trẻ MG tại TP.HCM.

KIẾN NGHỊ:

Từ kết quả nêu trên của quá trình nghiên cứu, luận án đi đến một số kiến nghị như sau:

1. Đối với Vụ Mầm non – Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT TP. HCM cần hướng dẫn các cơ sở GDMN xây dựng kế hoạch giáo dục PTVĐ, phát triển chương trình GDMN phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương và năng lực vận động của trẻ với quan điểm dạy học lấy trẻ làm trung tâm.

2. Đối với các cơ sở đào tạo GVMN cần tăng thời lượng thực tế bộ môn Phương pháp GDTC cho trẻ MN để giúp cho sinh viên có cơ hội áp dụng lí thuyết được học vào thực tế tại các trường MN. Bên cạnh đó cần xây dựng và tổ chức các lớp chuyên đề bồi dưỡng giúp GVMN nắm vững cách đánh giá năng lực VĐ của trẻ và áp dụng bài tập phát triển KNVĐCB cho trẻ phù hợp với điều kiện thực tế tại trường MN.

3. Đối với các trường MN cần xem xét, áp dụng các test đánh giá KNVĐCB của luận án trong thực tế dạy học để có thể xác định chính xác khả năng vận động của trẻ cũng như áp dụng các bài tập phát triển KNVĐCB hợp lý giúp trẻ phát triển năng lực vận động của bản thân một cách hiệu quả. Cần khuyến khích GVMN linh động, sáng tạo và mạnh dạng trong việc áp dụng các phương pháp GDMN tiên tiến trên thế giới như: giáo dục thông qua hiện tượng, phương pháp giáo dục Reggio Emillia, phương pháp giáo dục STEAM, phương pháp giáo dục HighScope, phương pháp dạy học theo dự án (Project)…

Kết quả nghiên cứu của luận án chỉ mới dừng lại ở việc xây dựng các test đánh giá KNVĐCB và một số bài tập phát triển KNVĐCB cho trẻ 3 – 6 tuổi tại TP. HCM. Cần có những nghiên cứu sâu hơn trong lĩnh vực KNVĐCB cho trẻ tại các tỉnh có điều kinh tế xã hội khác (như miền Trung và niềm Bắc) để có nhìn toàn diện hơn trong công tác giáo dục vận động cho trẻ 3 – 6 tuổi tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số bài tập phát triển kĩ năng vận động cơ bản cho trẻ 3 – 6 tuổi tại các trường mầm non khu vực TP hồ chí minh TT (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w