C – HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ TIẾP ẬN PHÁP LUẬT
3. Biện pháp bảo đảm thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mớ
3.1. Thực hiện quán triệt, phổ biến, truyền thông để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng về xây dựng cấp
thức, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng về xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật nói chung, xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nói riêng
Các cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị và cộng đồng dân cư cần nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò, ý nghĩa của việc triển khai xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với đánh giá, xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới để từ đó thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ có liên quan, tổ chức thực thi tốt các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Căn cứ vào điều kiện thực tiễn của mỗi địa phương, hoạt động quán triệt, phổ biến, thông tin, truyền thông có thể thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: tổ chức các chương trình, phóng sự truyền thông trên Đài Phát thanh, Truyền hình; mở chuyên mục, đăng tải tin, bài trên các báo viết, báo điện tử, trang tin điện tử hoặc các hình thức phù hợp khác như: lồng ghép trong các hội nghị, hội thảo, tập huấn …Thông qua đó, phổ biến, quán triệt sâu sắc nội dung, nhiệm vụ, quy định của Đảng, Nhà nước về xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới đến toàn thể cán bộ, công chức và nhân dân mà trước hết là đội ngũ công chức đầu mối, trực tiếp được giao thực hiện nhiệm vụ đánh giá, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật .
Việc thực hiện tốt các hoạt động thông tin, truyền thông nhằm thống nhất nhận thức, nâng cao trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn và tổ chức thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, không phô trương, hình thức.