2. 4 Những căn cứ lựa chọn tuabin gió của nhà máy
4.1.3. Chỉ tiêu xã hội
4.1.3.1. Tác động của nhà máy điện gió đến môi trƣờng
- Ngoài tác dụng tích cực trực tiếp của nhà máy điện gió đến việc cung cấp điện năng các tua bin gió còn góp phần làm bảo vệ môi trƣờng. Nhờ có điện năng do các tua bin gió sản xuất, chúng ta giảm bớt hàng chục ngàn tấn than hoặc dầu đốt mỗi năm để chuyển hoá năng lƣợng từ thiên nhiên hoá thạch thành điện năng. Do
đó mỗi năm giảm đƣợc khá nhiều lƣợng khí CO2, loại khí gây hiệu ứng nhà kính.
Theo lý thuyết khi phát điện bằng năng lƣợng gió thì tỷ lệ giảm khí CO2 sẽ là 550
tấn khí/GWh.
- Không giống nhƣ một số dạng thiết bị phát điện khác (nhƣ nhà máy điện nguyên tử), dự án phát điện bằng năng lƣợng gió không có chất thải hoặc kèm theo ô nhiễm đất sau khi hết tuổi thọ.
- Dự án điện gió sẽ có ảnh hƣởng tích cực trực tiếp tới ngành du lịch. Các tua bin gió sẽ tạo nên một cảnh quan mới, thu hút đông đảo khách đến tham quan.
- Diện tích của dự án điện gió có thể lớn nhƣng ngoài khoảng không gian cần cho cánh của tua bin quay thì phần còn lại có thể dùng cho nông nghiệp hoặc giải trí. Thời gian tìm hiểu đến khi vận hành đƣợc tua bin gió có thể là một năm. Tuổi thọ thiết kế của tua bin gió là 25 năm.
- Các tua bin gió luôn là các phần tử nổi bật với các cảnh quan trong khu vực. Việc lắp đặt các tua bin gió theo mẫu hình học nào phụ thuộc rất nhiều vào địa hình, chế độ gió nơi lắp đặt. Nên trong mọi trƣờng hợp, các nhà thiết kế sẽ cố gắng bố trí các tua bin gió phù hợp với cảnh quan xung quanh, tạo nên những khung cảnh đẹp. Ngoài ra màu sắc của các tua bin gió cũng đƣợc chọn sao cho hài hoà với cảnh sắc thiên nhiên để dễ dàng đƣợc chấp nhận.
- Các tua bin gió sẽ che một vùng bóng râm khi mặt trời chiếu sáng. Những bóng râm này có thể làm giảm hiệu suất cây trồng quanh nơi đặt tua bin gió, và có thể gây cảm giác nhấp nháy khó chịu khi các cánh quạt quay chắn các ánh nắng. Tuy nhiên, tác động này chỉ ảnh hƣởng trong một bán kính tƣơng đối nhỏ và những tua bin lớn tốc độ quay của roto là tƣơng đối thấp thì hiệu ứng này đƣợc giảm đi.
52
- Các tua bin gió có thể là nguyên nhân gây ra các tai nạn của các loài chim. Nhƣng đối với các tua bin gió cỡ lớn có tốc độ vòng quay của rôto nhỏ hơn 30 vòng/ phút thì tự những con chim sẽ biết tránh để khỏi va vào. Theo thống kê thì các loài chim chết do va vào đƣờng dây tải điện, xe cộ đang chạy còn lớn hơn rất nhiều lần so với va vào tua bin gió.
4.1.3.2. Các hạn chế và cách khắc phục a. Đối với môi trƣờng không khí.
- Bụi: Trong quá trình thực hiện dự án, việc san ủi mặt bằng, thi công đƣờng giao thông, nhà xƣởng, văn phòng…cần một số lƣợng xe máy thi công và chuyên chở vật liệu, do đó sẽ phát sinh từ:
+ San ủi mặt bằng, thi công đƣờng. + Hoạt động của ô tô, xe máy, thiết bị. + Vật liệu rơi vãi từ các xe vận chuyển.
- Khí thải: Các động cơ xe máy, thiết bị trong khi vận hành thải ra môi
trƣờng các loại khí: CO, CO2, NOx, SOx và bụi. Lƣợng khí thải phụ thuộc vào các
loại xe máy – thiết bị sử dụng trên công trƣờng.
- Việc giảm lƣợng bụi và khí thải trong quá trình thi công Dự án có thể thực hiện bằng các giải pháp sau:
+ Sử dụng xe máy thiết bị có lƣợng thải khí, bụi và độ ồn thấp hơn giới hạn cho phép.
+ Có biện pháp che chắn các xe chuyên chở vật liệu để hạn chế sự lan toả của bụi.
+ Làm ẩm bề mặt của lớp đất san ủi bằng cách phun nƣớc giảm lƣợng bụi bị cuốn theo gió.
+ Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân.
+ Nồng độ bụi, COx, SOx và NOx của xe máy, thiết bị phải nhỏ hơn hoặc bằng:
- Bụi 400 mg/m3; - COx: 500 mg/m3
53
- Tiếng ồn: Tác động không thuận lợi chủ yếu đối với môi trƣờng của các tua bin gió là tiếng ồn cơ học. Để khắc phục điều này các nhà chế tạo đã sử dụng các vật liệu cách âm để bao che động cơ. Mức tiếng ồn ở nơi đặt tua bin là khoảng 98 dB, ở khoảng cách trên 300m, mức độ tiếng ồn theo lý thuyết tối đa từ các tua bin gió hiện đại từ 1 MW trở lên nói chung đều dƣới 45 dB, đạt tiêu chuẩn cho phép. Căn cứ vào các tiêu chuẩn quốc tế, các nhà chuyên môn đã mô tả mức độ dB(A) theo lý thuyết với giả định tua bin gió là nguồn âm thanh điểm dƣới bảng sau:
Bảng 4.8 Bảng mô tả mức độ dB(A) theo lý thuyết với các nguồn âm thanh điểm
Các nguồn âm thanh Ngƣỡng gây âm
thanh dB(A) Ghi chú
120-140 Bắt đầu đau tai
- Máy bay bay ở độ cao 260m 100-120 - Xe tải hạng nặng tốc độ
40km/h ở cách xa 7m 80-100
Mối nguy hiểm khi nghe liên tục không có cách âm
- Ôtô khách tốc độ 60km/h ở
cách xa 7m 60-80
Truyền thông bắt đầu trở lên khó khăn
- Văn phòng làm việc bận rộn 50-60 - Tua bin gió điển hình ở
cách xa 350m 40-50
- Buồng ngủ yên tĩnh 20-40
0-20 Bắt đầu nghe thấy được
Nguồn: New Zealand Energy Efficiency and Conservation Authority Wind Energy guidelines; www.energywise.co.nz
- Trong quá trình chuẩn bị công trƣờng, san ủi mặt bằng, thi công công trình và vận hành, việc quan trắc, kiểm tra, đo đạc và đánh giá tác động môi trƣờng phải đƣợc tiến hành liên tục theo đúng các quy định của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trƣờng để đảm bảo kiểm soát các tác động đối với việc thực hiện dự án và đề ra các giải pháp thực hiện để ngăn ngừa sự suy thoái cũng nhƣ bảo vệ môi trƣờng xung quanh.
54
- Để thực hiện đánh giá tác động môi trƣờng của dự án, việc thiết lập một hệ thống kiểm tra, đo đạc và quan trắc là rất cần thiết. Từ các số quan trắc đo đạc đƣợc về các yếu tố môi trƣờng bị tác động, sẽ có các giải pháp hiện hữu và kịp thời để quản lý và xử lý.