Hội nhập quốc tế đảm bảo cho Vietnam Airlines nhanh chóng rút ngắn khoảng cách và phát triển kịp trình độ tiên tiến của ngành vận tải hàng không thế giới trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, Việt Nam đang tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do. Các công việc cần thực hiện:
- Ký hiệp định song phương với các hãng hàng không lớn ở một số khu vực và thị trường khác nhau từ đơn giản đến phức tạp.
- Tăng cường hợp tác với liên mình Sky toàn cầu.
- Tiếp tục tham gia các liên minh tiếp thị và mạng đường bay nhằm bổ sung sự thiếu hụt về qui mô, chất lượng, uy tín của Vietnam Airlines trên thị trường thế giới. Nội dung của các liên minh là kết hợp đường bay, kế hoạch và lịch bay khai thác, trao đổi chỗ, tải và liên doanh trên một số dường bay lựa chọn, kết hợp với chính sách giá và hệ thống phân phối.
KẾT LUẬN
Những kết quả nghiên cứu đạt được: Vietnam Airlines cũng như ngành hàng không nói chung của Việt Nam trong những năm gần đây đang có những bước phát triển mạnh mẽ. Với lợi thế là hãng hàng không quốc gia, lịch sử phát triển lâu dài, Vietnam Airlines đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, trong thời gian tới, khi Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hơn, nhu cầu vận chuyển hàng không ngày càng cao, Vietnam Airlines đang đứng trước nhưng cơ hội và thách thức lớn. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hãng trở nên cấp thiết.
Trên cơ sở đó, luận văn đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá và đạt được các kết quả sau đây:
- Hệ thống hoá được cơ sở lý thuyết về cạnh tranh, về đặc điểm của ngành vận chuyển hàng không.
- Nêu được tổng quan tình hình nghiên cứu của luận văn, tìm ra được khoảng trống nghiên cứu.
- Phân tích, đánh giá được thực trạng năng lực cạnh tranh hiện nay của - Đề xuất được các giải pháp nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh cho Vietnam Airlines.
Tuy nhiên, do vận tải hàng không là một ngành có quy mô rất lớn, nhiều kiến thức chuyên ngành sâu và rộng. Do vậy luận văn mới chỉ đưa ra được những đánh giá chung nhất thông qua các tiêu chí về năng lực cạnh tranh của Vietnam Airlines, đồng thời các giải pháp mới chỉ đưa ra ở tầm chiến lược, còn chung chung, chưa đi vào cụ thể.
Những diễn biến gần đây của Vietnam Airlines cho thấy doanh nghiệp đang đi đúng hướng trong việc phát triển doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu hội nhập ngày càng cao của nền kinh tế cũng như của ngành. Tuy nhiên, những bất cập do cơ chế quản lý cũ, những yếu kém về nhân lực, vốn, khoa học công nghệ, kinh nghiệm dịch vụ… vẫn đang kiềm chế sự phát triển của Vietnam Airlines trước sự cạnh tranh ngày càng lớn cả thị trường nội địa và nước ngoài. Vietnam Airlines cần nghiêm túc đổi mới mô hình quản lý, tăng hiệu suất, kiểm soát lãng phí… nhằm giữ
vững vị thế của hãng trên thị trường nội địa, và khuyết trương thương hiệu trên thị trường quốc tế.
Hướng nghiên cứu tiếp theo của luận văn sẽ tập trung vào một số lĩnh vực cụ thể như vấn đề nhân lực chất lượng cao cho ngành, vấn đề marketing, vấn đề xây dựng thương hiệu, vấn đề huy động nguồn vốn, đổi mới mô hình quản lý vv. đây là những vấn đề cần nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietnam Airlines.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giao thông vận tải (2009), “Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005), Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, “Về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trước ngưỡng cửa hội nhập”.
3. Ban Tài chính kế toán – Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (2011), “Báo cáo tài chính các năm từ 2005 đến 2010”.
4. Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb,
5. Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb,
6. Micheal E.Porter. Chiến lược cạnh tranh. Dịch từ tiếng Anh. dịch giả Nguyễn Ngọc Toàn (2013), Hà Nội, NXB Trẻ.
7. Micheal E.Porter. Lợi thế cạnh tranh. Dịch từ tiếng Anh. dịch giả Nguyễn Phúc
8. Micheal E.Porter. Lợi thế cạnh tranh quốc gia. Dịch từ tiếng Anh, nhóm dịch giả
9. Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền (2002), Giáo trình Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, NXB Lao động - Xã hội.
10. Nguyễn Trung Hiếu (2013), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng”, Luận án Tiến sĩ, Kinh tế Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương.
11. Nguyễn Xuân Tùng (2004), “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải hàng không của hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam
airlines)”, Khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội.
12. Phạm Văn Chiến – Nguyễn Ngọc Thanh (2010), Lịch sử các học thuyết kinh tế,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
13. Đỗ Hồng Hải (2013), “Định hướng chiến lược và các giải pháp thực hiện chiến lược phát triển Hãng hàng không quốc gia Việt Nam đến năm 2015”, Luận văn Thạc sỹ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
14. Ths Nguyễn Kim Nhung (1998), “Công nghệ Marketing hàng không trong việc nghiên cứu, dự báo, phát triển thị trường tại Vietnam Airlines”, Luận văn Thạc sỹ,
15. Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (2010), “Chiến lược phát triển vận tải hàng không quốc gia”.
16. Trần Thị Hà (2010), “Giải pháp phát triển chiến lược cạnh tranh của VietNam Airlines”, Khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội.
17. TS Nguyễn Vĩnh Thanh, Sách chuyên khảo (2005), “Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế”, NXB Lao Động - Xã hội.
18. ThS. Nguyễn Thị Huyền Trâm, Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
<http://fe.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/fe/NCKH/Bai%20bao%20da ng%20ban%20tin%20NCKH.pdf.>. [Ngày truy cập: 4 tháng 12 năm 2016].
- Bộ Giao thông vận tải: http://www.mt.gov.vn/default.aspx
- Tổng Công ty Hàng không Việt Nam: http://www.vietnamairlines.com - Cục hàng không Việt Nam: http://www.caa.mt.gov.vn/