Việc phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (VNA) sẽ được thực hiện theo các nội dung sau:
i) Phân tích, đánh giá ngành vận tải hàng không so với các ngành khác và các nước lớn khác.
ii) Phân tích đánh giá các thuận lợi cũng như khó khăn còn tồn tại của ngành vận tải hàng không.
iii)Phân tích, đánh giá các nhân tố sẽ ảnh hưởng đến ngành vận tải hàng không khi hội nhập kinh tế quốc tế.
iv) Đánh giá triển vọng và xu hướng phát triển ngành vận tải hàng không Việt Nam trong giai đoạn tới và các kiến nghị cho doanh nghiệp, Chính phủ.
Tổng quan ngành vận tải hàng không Việt Nam và Tổng Công ty hàng không Việt
Nam
Khoảng trống nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu
Xác định khung phân tích Áp dụng các phương pháp nghiên cứu định tính Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh ngành vận
tải hàng không của Tổng Công ty hàng không Việt Nam
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành vận tải hàng không của Tổng Công ty hàng không Việt Nam
Kiến nghị một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành vận tải hàng không của VNA
Phân tích, đánh giá cơ hội và thách thức đối với ngành vận tải hàng
không của Tổng Công ty hàng không Việt Nam khi hội nhập kinh
tế quốc tế
Sơ đồ 2.1 Khung lô-gic nghiên cứu 2.2 Các phương pháp nghiên cứu luận văn
2.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
Dùng để nghiên cứu cơ sở lý luận, văn bản có liên quan, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, kinh nghiệm của các nước, thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp.
Dữ liệu thứ cấp được thu thập và phân tích là dữ liệu tổng quan về tình hình ngành vận tải hàng không của Tổng Công ty hàng không Việt Nam, thực trạng
ngành vận tải hàng không ở các thị trường chính, thực trạng về sức cạnh tranh của ngành vận tải hàng không trong điều kiện hội nhập.
Quá trình thu thập và phân tích dữ liệu như sau: Bước 1. Thu thập dữ liệu.
Liên hệ với các tổ chức cung cấp thông tin và tiến hành sao chép tài liệu. Trong đó Bộ Giao Thông Vận Tải, Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thống kê, Cục Hàng không Việt Nam là các đơn vị được tác giả nghiên cứu tiếp cận và thu thập tài liệu.
Ngoài ra, dữ liệu còn được thu thập từ các nguồn thông tin đại chúng. Tìm kiếm dữ liệu mới nhất trên các nguồn dễ tiếp cận như sách báo, tạp chí chuyên ngành cả dưới dạng in ấn và trực tuyến. Danh mục các tài liệu này được liệt kê trong phần tài liệu tham khảo.
Bước 2. Kiểm tra dữ liệu.
Dữ liệu thu thập từ các nguồn khác nhau được kiểm tra theo các tiêu thức về tính chính xác, tính thích hợp và tính thời sự. Các dữ liệu được đối chiếu và so sánh để có sự nhất quán bảo đảm nội dung phân tích có được độ tin cậy cao.
Bước 3. Phân tích dữ liệu.
Tập hợp và phân tích dữ liệu theo mục tiêu đã xác định. Sau khi tập hợp và sàng lọc, dữ liệu thứ cấp được sử dụng để hình thành cơ sở lý luận cũng như tìm hiểu kinh nghiệm của các nước về việc thay đổi, thực thi các chính sách để tận dụng lợi ích trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế mang lại. Dữ liệu thứ cấp cũng là nguồn tài liệu quan trọng để phân tích các nội dung về thực trạng ngành vận tải hàng không Việt Nam, cũng như dự báo những ảnh hưởng đến ngành vận tải hàng không trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, dữ liệu thứ cấp cũng sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản cho phần dự báo xu hướng và định hướng chính sách cho ngành vận tải hàng không trong thời gian sắp tới.
2.2.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp.
Dựa trên phương pháp phân tích, tổng hợp luận văn sẽ luận giải và làm rõ một số vấn đề:
- Thực trạng ngành vận tải hàng không Việt Nam về quy mô ngành, vị trí trong chuỗi cung ứng toàn cầu, các sản phẩm cung ứng chính và khả năng phát triển.
- Phân tích những thay đổi của ngành vận tải hàng không trong những năm qua khi Việt Nam tiến hành hội nhập.
- Phân tích các nhân tố ảnh hướng tới vận tải hàng không.
- Phân tích các điều kiện và khả năng để đẩy mạnh vận tải hàng không. Phương pháp phân tích tổng hợp được thực hiện qua các bước như sau: Bước 1. Xác định vấn đề cần phân tích.
Vấn đề cần được phân tích trong luận văn này là:
- Các quan điểm lý thuyết về năng lực cạnh tranh và vận tải hàng không. - Sự cần thiết về nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành vận tải hàng không. - Lợi thế và khó khăn của ngành vận tải hàng không Việt Nam.
- Tình hình ngành vận tải hàng không Việt Nam thời gian qua.
- Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của ngành vận tải hàng không trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
- Các kiến nghị cho doanh nghiệp và Chính phủ để tận dụng cơ hội từ quá trình hội nhập.
Bước 2. Thu thập các thông tin cần phân tích.
Trên cơ sở xác định vấn đề cần phân tích, luận văn đã tiến hành thu thập các thông tin có liên quan. Đó là:
Các nguồn thông tin thứ cấp được lấy từ các công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh, vận tải hàng không, các bài báo khoa học, tham luận hội nghị, các trang tin tức…Các số liệu được thu thập từ nhiều nguồn số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, Tổng cục Thống kê, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, các báo cáo nghiên cứu của Viện, trung tâm nghiên cứu... Những tài liệu, số liệu này được liệt kê trong Danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Trong quá trình tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu, những thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu đề được đánh dấu lại để thuận tiện cho việc tra cứu, tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài. Một số thông tin đã được sử dụng bằng cách trích dẫn trực tiếp, một số khác được tác giả tự tổng hợp, tóm tắt thành luận cứ cho bài phân tích.
Bước 3. Phân tích dữ liệu và lý giải
Căn cứ vào những thông tin thu thập được về ngành vận tải hàng không Việt Nam, các thay đổi về chính sách vận chuyển, hàng rào thuế quan, các quy định, quy chế về vận tải hàng không..., tác giả lý giải đánh giá về xu hướng thay đổi trong ngành vận tải hàng không Việt Nam sắp tới. Các phân tích được đánh giá đa chiều, đảm bảo tính khách quan. Kết quả thu thập thông tin chủ yếu thể hiện dưới hình thức phân tích định tính.
Bước 4. Tổng hợp kết quả phân tích
Sau khi phân tích, đánh giá các thông tin thu thập được. Luận văn sẽ đưa ra một bức tranh toàn cảnh về những thay đổi sắp tới trong vận tải hàng không của Việt Nam. Đây là cơ sở quan trọng cho những kết luận và kiến nghị của tác giả đối với các doanh nghiệp và Chính phủ trong thời gian tới.
2.2.3 Phương pháp kế thừa
Luận văn kế thừa những công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh và ngành vận tải hàng không như đã nêu ở phần tổng quan và phụ lục tài liệu tham khảo kèm theo. Cụ thể:
Bước 1. Xác định nội dung kế thừa
Luận văn kế thừa các số liệu, kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu, các bài báo, luận văn, tạp chí, các báo cáo liên quan đến ngành vận tải hàng không Việt Nam, ảnh hưởng của năng lực cạnh tranh đến nền kinh tế nói chung và ngành vận tải hàng không nói riêng.
Bước 2. Xác định phạm vi, mức độ cần kế thừa
Kế thừa các số liệu tổng hợp, các kết quả nghiên cứu, các tổng kết và phương pháp nghiên cứu về cơ sở lý thuyết cho năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và ngành vận tải hàng không.
Ngoài ra luận văn còn tham khảo một số kiến nghị chính sách trong các báo cáo nhằm bổ sung cho phần hàm ý chính sách cho Việt Nam.
Bước 3. Tổng hợp
- Tổng hợp các kết quả và tiếp tục triển khai phân tích số liệu theo hướng chuyên sâu về ảnh hưởng của năng lực cạnh tranh đến vận tải hàng không của Việt Nam.
- Tổng hợp các kiến nghị và đi sâu hơn vào kiến nghị các giải pháp cho Nhà nước và doanh nghiệp nhằm thúc đẩy năng lực cạnh tranh về vận tải hàng không Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
2.2.4 Phương pháp nghiên cứu điển hình
Phương pháp nghiên cứu điển hình được thực hiện qua các bước sau: Bước 1: Xác định chủ thể nghiên cứu.
Chủ thể nghiên cứu được xác định là các hãng hàng không khác của Việt Nam đang hoạt động ngoài VNA. 02 hãng chủ yếu được xác định ở đây là Jetstar Pacific Airlines và Vietjet Air.
Bước 2: Xác định vấn đề nghiên cứu
Thông qua xác định các vấn đề như quy mô thị trường, các quy định vận tải, các rào cản… từ đó đánh giá sự thay đổi các yếu tố trên sẽ thay đổi như thế nào sau khi hội nhập kinh tế quốc tế sẽ ảnh hưởng tới ngành vận tải hàng không Việt Nam.
Bước 3. Thực hiện và trình bày kết quả.
Việc nghiên cứu các tiêu chí như sản lượng, quy mô, năng suất… được biểu thị qua các biểu đồ, hình vẽ. So sánh các chính sách, năng lực tổ chức quản lý sản xuất… được thể hiện qua việc phân tích định tính.
Nghiên cứu điển hình qua các thị trường lớn sẽ giúp chúng ta đánh giá cơ bản được ảnh hưởng của năng lực cạnh tranh đến ngành vận tải hàng không.
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
3.1 Khái quát về Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (VNA)
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Tháng 4/1993, Vietnam Airline chính thức được thành lập với tư cách là một đơn vị kinh doanh vận tải hàng không có quy mô Nhà nước (khi đó có tên gọi là Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam). Ngày 27/5/1995, Tổng công ty Hàng không Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 328/TTg của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở liên kết 20 doanh nghiệp trong ngành Hàng không Việt Nam lấy Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam làm nòng cốt.
Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam đã trải qua các cột mốc quan trọng sau đây:
Năm Sự kiện
1956 Cục Hàng không dân dụng được Chính phủ thành lập đánh dấu sự ra đời của ngành Hàng không dân dụng Việt Nam.
1993 Thành lập Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam.
1995 Thành lập Tổng công ty Hàng không Việt Nam gồm Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam và 20 doanh nghiệp trong ngành
2002 VietNam Airline giới thiệu biểu tượng mới – Bông Sen vàng gắn với các cải tiến vượt trội về chất lượng dịch vụ, mở rộng đường bay và đặc biệt nâng cấp đội máy bay của VNA.
2003 Tổ chức lại hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - con, tiếp nhận và đưa vào khai thác máy bay Boeing 777 đầu tiên, khởi đầu chương trình hiện đại hoá đội bay
2010 Trở thành thành viên thứ 10 của Liên minh Hk toàn cầu Skyteam. 2012 Tiếp nhận vốn và nắm giữ 68,5% vốn điều lệ của Jetstar Pacific Airline 2014 Vietnam Airline hoàn thành chào bán cổ phần hoá lần đầu ra công chúng 2015 Chính thức hoạt động theo mô hình CTCP từ 1/4/2015
Với những kết quả đã đạt được, đến thời điểm năm 2016, Tổng công ty đã vinh dự được đón nhận các danh hiệu và phần thưởng cao quý:
- Huân chương Độc lập Hạng nhất
- Huân chương Lao động hạng 3 về công tác đảm bảo an toàn hàng không; - Cờ thi đua của Chính phủ;
- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về công tác tái cơ cấu và sắp xếp doanh nghiệp và Bằng khen của Ban chỉ đạo Tây nam bộ.
- Top 60 Hãng hàng không an toàn nhất thế giới do Trung tâm đánh giá dữ liệu tai nạn hàng không JACDEC bình chọn;
- Top 10 Airlines tiến bộ nhất thế giới do tổ chức SKYTRAX đánh giá. - Giải thưởng “Most Potential Airlines” – Hãng hàng không có tiềm năng nhất 2015 do tạp chí Top travle tổ chức bình chọn.
3.1.2 Ngành nghề và địa bàn kinh doanh.
* Ngành, nghề kinh doanh chính của Tổng công ty Hàng không Việt Nam:
Vietnam Airlines hiện đang kinh doanh các ngành nghề chính sau đây:
Vận tải hành khách hàng không (vận chuyển hàng không đối với hành khách), vận tải hàng hoá hàng không (vận chuyển hành lý, hàng hoá, bưu kiện, bưu phẩm, thư);
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không: (1) Hoạt động hàng không chung (bay chụp ảnh địa hình, khảo sát địa chất, bay hiệu chuẩn các đài đường hàng không, sửa chữa bảo dưỡng đường điện cao thế, phục vụ dầu khí, trồng rừng, kiểm tra môi trường, tìm kiếm cứu nạn, cấp cứu y tế, bay phục vụ cho nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng; (2) Dịch vụ chuyên ngành hàng không khác; (3) Cung ứng dịch vụ thương mại, du lịch, khách sạn, bán hàng miễn thuế tại khu cách ly ở cửa khẩu quốc tế sân bay, trên tàu bay và tại các tỉnh, thành phố; (4) Cung ứng các dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt đất; Các dịch vụ tại nhà ga hành khách, ga hàng hoá và các dịch vụ phục vụ sân đỗ tại các cảng hàng không, sân bay.
Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải (bảo dưỡng tàu bay, động cơ, phụ tùng vật tư, thiết bị hàng không, thiết bị phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất và các thiết bị kỹ thuật khác);
Sản xuất thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiển (Sản xuất linh kiện, phụ tùng, vật tư tàu bay, trang thiết bị kỹ thuật và các nội dung khác thuộc lĩnh vực công nghiệp hàng không; Cung ứng các dịch vụ kỹ thuật và vật tư phụ tùng cho các hãng hàng không trong nước và nước ngoài).
* Địa bàn kinh doanh
Trong nước: Vietnam Airlines có trụ sở chính đặt tại Hà Nội và có các chi nhánh, đơn vị trực thuộc hoạt động tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM và 16 tỉnh thành trên toàn quốc.
Trên thị trường Quốc tế: Vietnam Airlines có các chi nhánh đặt tại 20 quốc gia và vùng lãnh thổ.
3.1.3. Mô hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý
Mô hình quản trị của Vietnam Airline được tổ chức theo mô hình sau:
Sơ đồ 3.1 Mô hình quản trị của VNA
Trong đó:
Là cơ quan quyết định cao nhất của Vietnam Airlines, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, hoạt động thông qua cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên, Đại hội đồng cổ đông bất thường và thông qua việc lấy ý kiến bằng văn bản.
- Ban Kiểm soát:
Là cơ quan do Ðại hội đồng cổ đông bầu ra, thay mặt các cổ đông để kiểm soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan và trung thực mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành Vietnam Airlines, thực trạng tài chính của Vietnam Airlines và chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Hội đồng Quản trị:
Là cơ quan quản lý Vietnam Airlines, có toàn quyền nhân danh Vietnam Airlines để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Vietnam Airlines không thuộc thẩm quyền Ðại hội đồng cổ đông.
- Tổng giám đốc:
Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Vietnam Airlines và là người điều hành hoạt động hàng ngày của Vietnam Airlines.
- Các phòng chức năng:
Các uỷ ban giúp việc của HĐQT do HĐQT thành lập, bao gồm: Uỷ ban chiến