Trích ly curcumincumin từ củ nghệ

Một phần của tài liệu Lựa chọn dung môi theo phương pháp thành phần chính (PCA) và khảo sát ảnh hưởng của dung môi, nhiệt độ, lượng xúc tác đến hiệu suất tổng hợp rosocyanine (Trang 27 - 28)

Người đầu tiên nghiên cứu về chiết xuất curcumin là ông Taguchi (Nhật Bản). Ông đã dùng phương pháp siêu âm để chiết xuất curcumin, xác định được các thông số tối ưu: dung môi acohol 70o, pH= 3, chiết trong 15 phút. Ông nhận thấy chiết bằng phương pháp siêu âm cho hiệu suất cao là chất lượng curcumin tốt hơn [22].

Cấu trúc của curcumin được Lampe xác định vào năm 1910, Roughley và Whiting công bố năm 1973. Curcumin tan trong dầu mỡ và các dung môi hữu cơ. Độ bền màu của curcumin bị ảnh hưởng bởi Oxy, tia tử ngoại, môi trường kiềm và các công nghệ tách chiết.

Đa số các công trình đều tập trung nghiên cứu hoạt tính sinh học của curcumin và nghiên cứu ứng dụng các hoạt tính này để điều trị bệnh ở người.

Khoa Hóa và Sinh hóa Ứng dụng thuộc Đại học Kumamoto, Nhật Bản (2000) đã dùng carbon dioxide siêu tới hạn để chiết dầu nghệ.

Năm 2007, Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Dược liệu thuộc Đại học Banaras Hindu (Ấn Độ) đã tiến hành chiết curcumin sử dụng lò vi sóng để hiệu suất cao hơn. Aceton được chọn làm dung môi chiết bởi vì nó có thể hòa tan tốt curcumin. Điều kiện chiết xuất (tần số bức xạ vi sóng sử dụng, thời gian chiếu xạ, kích thước hạt nguyên liệu) đã được tối ưu hóa.

Nhiều nghiên cứu đã đưa ra các phương pháp nhằm phân lập curcumin, DMC và BDMC trong hỗn hợp curcuminoid thô ban đầu:

14

là sử dụng sắc kí cột, silicagel đã được tẩm dihydrogen phosphate. Tuy phương pháp này có thể tách và xác định các thành phần curcuminoid nhưng vẫn còn hạn chế do không định lượng được hàm lượng mỗi loại có trong hỗn hợp [23].

Opa Vajragupta và các đông sự đã tách hỗn hợp curcuminoid ra các thành phần đơn lẻ bằng phương pháp sắc kí cột [24]. Bột curcumin trước tiên được hòa tan trong acetone, sau đó được tách bằng sắc kí cột với hệ dung môi giải ly CHCl3:MeOH:AcOH (93:5:2). Theo phương pháp này, curcumin được rửa giải trước, sau đó là hõn hợp của curcumin với DMC, cuối cùng là BDMC. DMC tinh khiết được tách lần thứ hai cũng bằng phương pháp sắc kí với hệ dung môi CH2Cl2:MeOH (95:5). Độ tinh khiết của các thành phần được kiểm tra bằng sắc kí bản mỏng (TLC), các phổ cộng hưởng từ NMR, phổ hồng ngoại IR, khối phổ ion nguyên tử MS và phân tích nguyên tố EA.

K.Jayaprakasha và các đồng sự đã tách ba thành phần của curcuminoid bằng sắc kí cột sau khi rửa với hexane để loại béo. Đầu tiên, tinh dầu nhựa nghệ được hấp phụ lên silicagel, sau đó nạp lên cột sắc kí và rửa với dung môi hexane. Tiếp đó, chạy cột với hệ dung môi Benzene và Ethyl Acetate tăng dần độ phân cực. curcumin thu được với hệ dung môi benzene:EtOAc (82:12), trong khi DMC và BDMC thu được ở các hệ benzene:EtOAc (70:30), benzene:EtOAc (58:42). Các phân đoạn thu được qua cột đem cô quay và kết tinh lại. Hiệu suất tách tương ứng của các chất curcumin, DMC và BDMC lần lượt đạt 4.46%, 3.4%, 2.2% [25].

Một phần của tài liệu Lựa chọn dung môi theo phương pháp thành phần chính (PCA) và khảo sát ảnh hưởng của dung môi, nhiệt độ, lượng xúc tác đến hiệu suất tổng hợp rosocyanine (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)