Tính toán khoảng giả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tối ưu hóa kiến trúc bộ thu trực tiếp cho các ứng dụng thông tin (Trang 81 - 83)

Ước lượng khoảng giả có thể được chia thành hai tập các tính toán. Tính toán đầu tiên tìm ra tập các khoảng giả ban đầu, tính toán thứ hai lưu trữ và duy trì các các khoảng giả sau khi ước lượng được tập các khoảng giả đầu tiên. Hai tính toán này sẽ được mô tả sau đây.

Để tìm tổ hợp các khoảng giả đầu tiên giữa bộ thu và vệ tinh được theo dõi, chúng ta cần ít nhất 12s dữ liệu. Khi bộ thu đã thu thập được nhiều hơn 12s dữ liệu, dữ liệu đó sẽ được cho tương quan với trường mở đầu tính từ trường TLM. Từ TLM được đặt ở đầu của mỗi khung con. Một tương quan được mô tả trong hình 4.21.

Chiều dài của trường mở đầu là 8 mẫu, vì vậy, nếu từ TLM được biểu diễn trong dạng dữ liệu, ta sẽ có một giá trị tương quan là 8. Tương quan trong hình 4.22 cho phép kiểm tra sự có mặt của một khung con thực sự hay chỉ là một tổ hợp bit tương tự như trường mở đầu. Phải thực hiện tương quan đối với tất cả các vệ tinh được theo dõi.

Hình 4.22. Thời gian truyền dẫn và điểm bắt đầu khung con cho bốn kênh

Khi trường mở đầu được xác định, điểm bắt đầu một khung con được xác định cho tất cả các vệ tinh. Hình 4.22 chỉ ra điểm bắt đầucác khung con cho bốn kênh.

Chúng ta biết rằng thời gian truyền từ các vệ tinh tới trái đất là 65-83 ms. Điều này được sử dụng để thiết lập khoảng giả đầu tiên. Vệ tinh gần trái đất nhất là vệ tinh mà khung con của nó đến trái đất sớm nhất. Trong trường hợp này, vệ tinh của kênh 1 có thời gian truyền là 68 ms. Thời gian truyền của các kênh còn lại được tính toán theo kênh 1. Xem bảng 4.2.

Kênh Thời gian truyền (ms) Khoảng giả (m) 1 68 20385887.2 2 74 22184641.9 3 81 24283189.1 4 69 20685679.6

Trong ví dụ này, thời gian phân giải là 1ms, tương ứng với khoảng giả 300000 m. Để các khoảng giả hữu dụng hơn, vòng theo dõi cần tìm thấy điểm bắt đầu của mã C/A trong một khung cụ thể. Điều này có nghĩa là: thời gian phân giải là thời gian lấy mẫu, và trong trường hợp này, tần số lấy mẫu là 38.192 MHz. Tần số lấy mẫu này cho phép một độ chính xác của khoảng giả là 8 m.

Với các khoảng giả đầu tiên, vị trí bộ thu có thể được xác định. Đầu ra của phép tính này là một vị trí bộ thu (X, Y, Z) và một sai lệch đồng hồ của bộ thu, dt. Sai lệch đồng hồ có thể được sử dụng để hiệu chỉnh thời gian truyền với một vệ tinh tham chiếu. Trong trường hợp này là kênh 1 với thời gian truyền là 68 ms. Và với quy trình này, bộ thu có thể ước lượng các khoảng giả thực tế sau hai phép tính.

Khi tính toán các khoảng giả tiếp theo, chúng ta gặp phải hai vấn đề. Vấn đề đầu tiên là sai số tính theo ms của điểm bắt đầu các khung con so với vệ tinh tham chiếu. Vấn đề thứ hai là điểm khởi đầu mã C/A, vì điểm bắt đầu mã C/A sẽ cho phép xác định khoảng giả chính xác cho kênh.

Khi bộ thu đang tính toán các khoảng giả tiếp theo, bộ thu sẽ dịch chuyển tất cả các chỉ số đi 100 ms. (Bộ thu dịch chuyển các chỉ số đi 100 ms nếu bộ thu được thiết lập để tính toán các vị trí 10 lần trong 1 s). Sau đó điểm khởi đầu của mã C/A được tìm thấy cho tất cả các chỉ số mới đối với tất cả các kênh được theo dõi. Theo cách này, việc tạo ra các khoảng giả sau mỗi ms và bộ thu tính toán vị trí 1000 lần trong 1 s là điều có thể thực hiện được.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tối ưu hóa kiến trúc bộ thu trực tiếp cho các ứng dụng thông tin (Trang 81 - 83)