7. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Về nhận thức trong các vấn đề về quyền xác định lại giới tính
Nhận thức xã hội về vấn đề chuyển đổi giới tính trong nhiều trường hợp còn chưa đúng. Nhiều người có khuyết tật về giới tính vẫn chưa được đối xử như những người bệnh. Sự khó khăn là ở chỗ, trong xã hội còn tồn tại một nhóm người “không phải trai mà cũng chẳng phải gái” với nguyên nhân
không bắt nguồn từ sự không hợp lý trong cấu tạo cơ thể (bộ phận sinh dục không phù hợp với bộ nhiễm sắc thể) mà lại bắt nguồn từ phía xã hội. Do môi trường sống, hoàn cảnh sống, tiểu sử bản thân …có sự “lệch lạc” khiến cho một số người có phương pháp giao tiếp, hành động “khác người”. Bởi vậy, nhiều người trong xã hội khi chứng kiến các hành động “bất bình thường” kiểu “ái nam ái nữ” của một người nào đó, họ nghĩ ngay tới sự “bệnh hoạn” với thái độ kỳ thị rõ.
Các nhà khoa học trên thế giới đều nói rằng con người thời đại ngày nay là con người sống trong môi trường và xã hội. Sức khỏe con người là sự hài hòa giữa thể xác, tinh thần và môi trường xung quanh. Anh không thể nào có thể xác, tinh thần mà không có môi trường và ngược lại. Vì thế quan niệm, cách nhìn
nhận trong mối quan hệ dân sự trong trường hợp này có ý nghĩa quyết định.
Để thay đổi nhận thức nói trên, có lẽ chúng ta nên tuyên truyền, khuyến khích các bậc cha mẹ thường xuyên quan tâm tới con cái của mình một cách toàn diện, hiểu được những thay đổi bất thường của con. Nếu con bị bệnh, nên đưa con tới các cơ sở y tế chữa bệnh, nếu con mình bị ảnh hưởng bởi những mô hình hành vi lệch lạc, phải có các biện pháp điều chỉnh kịp thời. Mặt khác, cần có sự nhận thức đúng đắn về xác định lại giới tính, tránh phân