Đánh giá vấn đề trong quá trình nhận thức về xác định lại giới tính

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quyền xác định lại giới tính theo quy định của pháp luật Việt Nam (Trang 65)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Đánh giá vấn đề trong quá trình nhận thức về xác định lại giới tính

Ai cũng mong ước mình được sống trong một xã hội tốt đẹp được hưởng trọn niềm hạnh phúc và điều quan trọng là được là chính mình chính vì thế mỗi người chúng ta hãy có cái nhìn thiện cảm hơn đối với những ai không may kém may mắn về giới tính bởi hơn ai hết họ cũng khao khát có một cuộc sống bình thường như bao người là có một mái ấm gia đình, được sống và thực hiện chức phận mà họ có.

Vậy tại sao chúng ta lại kỳ thị và xem thường họ? Sự nhìn nhận của xã hội sẽ giúp họ vượt qua mặc cảm bản thân mà sống tốt và có thể giúp cho đời (như Thái Tài đã làm). Vậy tại sao ai cũng ghét bỏ họ, kể cả gia đình? Một người không thể sống thật với lòng mình, hay nói đúng hơn cơ chế xã hội và cách nghĩ của những người xung quanh không cho phép họ sống thật với chính họ, thì thật chẳng có đau khổ nào bằng.Chúng ta nên hoàn toàn ủng hộ cho những ai kém may mắn về giới tính do bị khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác tìm lại đúng giới tính thật của mình để “hình” được giống “bóng”. Chỉ có như thế những con người kém may mắn kia mới có thể làm người theo đúng ý nghĩa của nó.

Trong cuộc sống muôn mầu muôn vẽ đòi hỏi chúng ta phải có một cái

nhìn công bằng dành cho họ đây là tâm sự của một nhà báo: “Tôi rất xúc động trước tâm sự của những con người thuộc giới tính thứ ba. Thú thật, trước đây khi gặp những người như vậy, tôi cảm thấy sợ và không thiện cảm. Thậm chí, tôi đã có lúc nhỏ to cười cợt với các bạn khác khi xem phim hoặc gặp ngoài đời những người mang hình hài của giới tính này lại có cử chỉ, điệu bộ của giới tính khác”.

Con người ta thường hay có tâm lý dị ứng với những hiện tượng cũng như những con người bất bình thường. Thế nhưng, khi tôi nhìn thấy giọt nước mắt lúc kể về “tâm sự đời em” của một “cô gái” trong một đoàn hát lôtô về

tỉnh biểu diễn với những đắng cay, thiệt thòi mà “chị” ấy đã chịu, khi tôi nghe cô giáo bộ môn xã hội học kể về lần tiếp xúc với người thuộc giới tính thứ ba

để thực hiện một đề tài nghiên cứu xã hội học... và khi tôi đọc “Người đi tìm bóng”,cái nhìn của tôi về những con người này đã đổi khác.

Những người thuộc giới tính thứ ba sinh ra cũng kiếp một con người nhưng không được sống một cuộc đời như bao nhiêu người khác, lại phải chịu sự ghẻ lạnh, đùa cợt của người đời và của cả người thân. Họ đã chịu nhiều thiệt thòi trong khi họ không hề có lỗi, chỉ tại ông trời trêu ngươi trên số phận làm người của họ...Và trong khi họ vẫn sống lương thiện, vẫn khát khao được là người và đóng góp công sức cho sự phát triển của xã hội thì điều tiếng thị phi, sự xa lánh và ác cảm là những điều quá bất công dành cho họ.

Trong xu thế hội nhập thì mọi người dường như có cái nhìn thiện cảm hơn, đồng cảm hơn với những người bị khuyết tật bẩm sinh về giới tính hay giới tính chưa được định hình chính xác.

Mặt khác Đảng, nhà nước các ban ngành đoàn thể cũng không ngừng

quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện cả về vật chất lẫn tinh thần cho những người không may kém may mắn về giới tính để họ in tâm đi tìm lại giới tính thật của mình mà không một chút lo ngại trước sự bàn tán của mọi người trong xã hội để hình với bong được hòa quyện vào nhau chứ không phải sống hết cuộc đời mà mãi đuổi theo cái bong của chính mình đây được xem như một sư tri ân

Kết luận chƣơng 2

Chúng ta nên hay không nên mở rộng việc xác định lại giới tính cho cả người đã chuyển đổi giới tính? Xét về khía cạnh con người, những người chuyển đổi đáng thương hơn đáng trách, chúng ta nên tôn trọng quyết định của họ thay vì lên án và ngăn cấm họ. Tại sao với một chiếc xe máy, khi ta thay đổi vỏ bên ngoài với màu sắc khác thì ta được quyền đăng ký lại mà với con người chúng ta thì không? Xét về khía cạnh xã hội, một khi người đồng tính đã chuyển đổi giới tính nhưng trên khai sinh vẫn giữ giới tính cũ thì tạo ra một sự bất hợp lý khi bên ngoài là giới tính khác, bên trong giấy tờ là giới tính khác. Sẽ có rất nhiều khó khăn cho những người chuyển đổi giới tính khi họ xin việc làm, tham gia các thủ tục hành chính, hưởng các chế độ an sinh xã hội như y tế, giáo dục hay bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình (và cũng rất khó khăn cho các cơ quan nhà nước trong việc quản lý).

Từ đó dẫn đến việc thiếu công bằng và gây mâu thuẫn trong xã hội. Có thể việc đưa ra các đạo luật cho phép người chuyển đổi giới tính xác định lại giới tính là rất khó khăn, nhưng không phải vì khó mà không tiến hành. Trong thời gian sắp đến thiết nghĩ các nhà làm luật nên xem xét vấn đề này một cách

khách quan hơn và bao quát hơn để người chuyển đổi giới tính sớm tìm lại được “bản chất” của mình từ bên ngoài và trong giấy tờ nhân thân.

Quyền được sống đúng giới tính là quyền đã được qui định trong luật. Khiếm khuyết về giới tính là một đau khổ cho những ai không may mắc phải, xác định lại cho họ là điều quan trọng và mang tính nhân văn. Những thông tin cơ bản trên hy vọng sẽ giúp được những ai "chưa được xác định đúng giới tính" có thêm thông tin để thực hiện các quyền của mình.

Chương3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ CÁCGIẢIPHÁP HOÀNTHIỆNPHÁPLUẬT

VỀ QUYỀNXÁCĐỊNH LẠI GIỚITÍNHỞ VIỆTNAM

3.1. Phƣơng hƣớng về quyền xác định lại giới tính theo quy định của pháp luật

3.1.1. Quan điểm của pháp luật Việt Nam về quyền xác định lại giới tínhHiện tại Pháp Luật Việt Nam chỉ chấp nhận Quyền xác định lại giới Hiện tại Pháp Luật Việt Nam chỉ chấp nhận Quyền xác định lại giới tính chứ không cho phép Phẫu thuật chuyển đổi giới tính theo “ý thích”, nên khi đã mất rất nhiều tiền để qua Thái Lan "tìm lại mình" thì những người đã chuyển đổi giới tính lại gần như bị mất đi quyền nhân thân,khi mà trong các

giấy tờ họ là một người, nhưng sau khi đã chuyển đổi giới tính họ lại là một người mang giới tính và ngoại hình khác so với các giấy tờ trước đây. Chính điều này đã khiến những người đã chuyển đổi giới tính lâm vào cảnh "ta chẳng là ai". Vì thế pháp luật phải có biện pháp hiểu hiệu điểu chỉnh kịp thời để giải quyết triệt để vấn đề trên.

Luật sư Lưu Văn Tám, Trưởng văn phòng Luật sư Thái Hà cho rằng, nhu cầu chuyển đổi giới tính là một xu hướng tất yếu. Ở một số nước phát triển, vấn đề này đã được luật hóa, thậm chí họ còn cho phép 2 người đồng giới kết hôn với nhau vì đó là quyền tự do của con người. Luật sư Tám đặt vấn đề: "Ở Việt Nam, do ảnh hưởng của truyền thống Á Đông nên pháp luật vẫn chưa thừa nhận chuyện chuyển đổi giới tính. Thế nhưng, không cho phép

làm trong nước thì người ta vẫn đi nước ngoài làm, pháp luật mình đâu có cấm người dân đi nước ngoài để giải phẫu ? Vấn đề này pháp luật hiện nay chưa thừa nhận nhưng cấm thì cũng chưa, tức là còn thả nổi”.

Thực tế cho thấy sau khi phẫu thuật trở thành người khác giới, người chuyển đổi giới tính gặp rất nhiều khó khăn về mặt pháp lý. Mong muốn duy

nhất của những người đã chuyển giới là được công nhận giới tính thực tế. Trường hợp của Thái Tài là một ví dụ thái tài cho biết, cô đã từng liên hệ với Sở Tư pháp TP Hồ Chí Minh và Bộ Tư pháp để xin chứng nhận hộ tịch từ nam thành nữ nhưng không được giải quyết. Hiện Thái Tài đã lấy chồng nhưng không thể đăng ký kết hôn. Tương tự, những bệnh nhân phẫu thuật chỉnh giới tính tại Bệnh viện Bình Dân cũng phải đối diện với hàng loạt khó khăn trong việc chỉnh đổi toàn bộ hồ sơ lý lịch, bằng cấp, bảo hiểm y tế...

Mục đích duy nhất của những người sau khi xác định lại giới tính là muốn “xã hội chấp nhận bản thân mình, và chấp nhận cả những người giống như mình". "Đã bao nhiêu người bị mắc chứng bệnh này không dám lên tiếng, chỉ vì áp lực xã hội. Họ không muốn mình lại trở thành người hèn nhát. Mong muốn của họ hết sức đơn giản đó là họ tự tin công nhận mình để người khác công nhận họ".

Vì thế cần tạo cơ sở pháp lý để các cơ sở y tế trong nước thực hiện việc phẫu thuật giới tính một cách hợp pháp. Ngoài ra cần có những qui định riêng về việc xác định lại giới tính cho người chưa thành niên: cần có hành lang pháp lý riêng cho người chưa thành niên, trong đó cần làm rõ quyền của cha mẹ hay người giám hộ trong trường hợp có liên quan.

3.1.2. Quan điểm của ngành tư pháp về quyền xác định lại giới tính

Khi nào được xác định lại giới tinh? mọi người Cho rằng đây là quyền

dân sự của cá nhân, đa số ý kiến trong ngành Tư pháp đồng tình về việc cần quy định cụ thể về quyền xác định lại giới tính trong Bộ Luật Dân Sự. Tuy

nhiên, quy định như thế nào về vấn đề vô cùng mới mẻ và cũng vô cùng nhạy cảm này chính là việc khiến các nhà lập pháp khá đau đầu.

Dự thảo Bộ Luật Dân Sự đưa ra giới hạn: Chỉ xác định lại giới tính cho người khuyết tật bẩm sinh, cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính. Sự giới hạn này có hợp lý? Đa số ý kiến tỏ ra đồng tình và cho rằng,

chỉ nên xác định lại giới tính đối với những trường hợp bị khuyết tật bẩm sinh về giới tính, chưa định hình chính xác về giới tính mà cần phẫu thuật để xác định lại giới tính. Còn những trường hợp phẫu thuật chuyển đổi giới tính do tâm lý thì không được xác đính lại giới tính. Một số ý kiến có quan điểm ngược lại, cho rằng đã là quyền nhân thân thì không giới hạn, mà nên cho phép xác định lại giới tính đối với cả hai trường hợp sinh lý và tâm lý. Và tất nhiên, để tránh xảy ra những “trào lưu” chuyển đổi giới tính theo chiều hướng tiêu cực thì cần phải đưa ra những quy định thật chặt chẽ.

Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế và Sở Tư pháp Hải Phòng tuy đồng tình với quy định trong Dự thảo, nhưng đề nghị cần bổ sung quy định về cơ chế giải quyết hậu quả pháp lý, bởi trên thực tế, nhiều cá nhân dù đã có vợ (chồng) song vẫn có nhu cầu xác định lại giới tính. Ngoài ra, việc xác định lại giới tính có thể nảy sinh nhiều vấn đề khác mà nhà lập pháp cũng cần phải tiên liệu trước.

Cần có những biện pháp nghiêm trị kịp thời nhằm ngăn chặn những hành vi chuyển đổi giới tính phục vụ cho các quan niệm tâm sinh lý lệch lạc, hoặc sau khi phạm tội thì chuyển giới để trốn tránh trách nhiệm pháp lý, hoặc gian lận trong thi đấu thể thao...

Rõ ràng, đây là các vấn đề cần sớm được luật hóa, nếu không, rất khó tránh khỏi những hệ quả pháp lý rắc rối xảy ra.

Có thể nói vấn đề xác định giới tính và những vấn đề liên quan đến giới tính vẫn là những vấn đề nhạy cảm, có nhiều tình huống không dễ xử lý, đặc biệt là trong tình hình phát triển mới của các quan niệm xã hội và hành vi của một số người.

Do vậy, để đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật, không trái các quan niệm đạo đức và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi pháp luật của các cơ quan chức năng, đồng thời kịp thời chấn chỉnh, ngăn chặn những xu hướng

lệch chuẩn, thiếu lành mạnh, không chính đáng, cần sớm có những quy định pháp lý rõ ràng, cụ thể, có tính dự báo cao và chặt chẽ về vấn đề này nhằm điều chỉnh kịp thời những vấn đề phát sinh trong thực tế.

3.2. Những giải pháp hoàn thiện về quyền xác định lại giới tính

Ở Việt Nam, Luật Chuyển đổi giới tính còn đang trong kỳ "thai nghén" nên dù hoàn toàn có đủ khả năng về chuyên môn và trang thiết bị y tế phục vụ cho một cuộc "đại phẫu" chuyển đổi giới tính nhưng các bác sỹ Việt Nam vẫn chưa được phép làm phẫu thuật chuyển đổi giới tính cho những người "oán thán bà mụ nặn nhầm".

Về cơ sở vật chất phục vụ cho việc xác định lại giới tính. Như chúng ta đã biết thì ở Việt Nam, thời điểm trước khi các điều luật và nghị định nêu trên ra đời, cũng đã có một số nơi tiến hành việc này. Nếu bỏ qua những yếu tố về mặt pháp luật và định kiến xã hội..., chỉ xét về “kỹ thuật y khoa” thì một số bệnh viện đầu ngành Việt Nam hoàn toàn có khả năng và đủ cơ sở vật chất để chuyển đổi giới tính với chi phí chỉ vài chục triệu đồng/ca, rẻ hơn 8-9 lần ở

Thái Lan! Các bệnh viện lớn tại Hà Nội, Thành PhốHồ Chí Minh có đầy đủ các chuyên khoa Vi phẫu Tạo hình, chuyên khoa Tiết niệu, các giáo sư, chuyên gia đầu ngành về ngoại khoa và các trang thiết bị cùng phòng mổ được trang bị hiện đại như Bệnh viện Việt Đức là ví dụ, đã từng thực hiện rất nhiều ca điều trị cho bệnh nhân có rối loạn, bất thường về giới tính.

Về mặt nhân lực thì hiện nay chúng ta có một đội ngũ y bác sỹ chuyên khoa về giới tính ngày càng đông và giỏi chuyên môn nghiệp vụ phục vụ cho công việc xác định lại giới tính nhằm đảm bảo mọi người được sống theo đúng giới tính thực của mình.

Về mặt xã hội đã có cái nhìn đồng cảm hơn đối với những người không may bị khiếm khuyết về giới tính nhằm phá vỡ những mặc cảm tự ti giúp họ tự tin hơn trong cuộc sống tạo động lực giúp đỡ họ nhanh chóng tìm đến cơ

sở khám chữa bệnh để điều trị kịp thời tránh tình trạng đáng tiếc có thể sảy ra

để được trở về đúng với giới tính thật của mình.

Để xác định một người thực sự thuộc giới tính nào, cần phải có cả một hội đồng bao gồm các thành phần: đại diện cho luật pháp, cơ quan giám định, chuyên gia về tâm lý, di truyền, nội tiết, phẫu thuật tạo hình, tiết niệu, sản phụ khoa... cần có kết luận về mặt tâm lý và kết luận giám định pháp y...

Tuy nhiên, cho đến giờ phút này, thông tin từ Vụ Pháp chế -Bộ Y tế cho thấy trên cả nước chưa có một cơ sở y tế nào tiến hành đăng ký để làm công việc trên. Trong khi đó, nhu cầu của xác định lại giới tính của những người đang sống kiếp “hồn Trương Ba, da hàng thịt” ngày một tăng

Công tác chẩn đoán trước sinh và sàng lọc sau sinh ở Việt Nam mới được bắt đầu trong vài năm trở lại đây. Chính vì thế, những khuyết tật bẩm

sinh về giới tính vẫn còn là bài toán khó đối với yêu cầu cần được phát hiện sớm vàxửlý kịp thời.Tuy nhiên, cónhững khuyết tật ở trẻ bằng mắt thường, bằng cảm nhận của đôi tay bác sĩ cũng có thể phát hiện được. Hơn nữa, với những người đã trưởng thành, hoàn toàn không nên vì e ngại, giấu giếm mà làm mất đi cơ hội được phẫu thuật càng sớm càng tốt, không để lại hậu quả

nghiêmtrọngvềsau.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quyền xác định lại giới tính theo quy định của pháp luật Việt Nam (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)