7. Kết cấu của luận văn
1.5.1. Vấn đề xác định lại giới tín hở Anh quốc
Tại Anh, một luật mới vừa ra đời mang tên The Gender Recognition Act 2004 (tạm dịch: Đạo luật thừa nhận giới tính) [14], các công dân đã chuyển đổi giới tính có thể nộp đơn lên Ủy ban Thừa nhận giới tính xin giấy chứng nhận giới tính mới của họ và được cấp giấy khai sinh mới, được kết hôn và được hưởng những quyền lợi như các công dân bình thường khác.
Anh là một trong những quốc gia cuối cùng trong khối Liên minh châu Âu thừa nhận tính hợp pháp của những người chuyển đổi giới tính. Trước đó, các nước như Đức, Ý, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển... đã công nhận.
Tại Anh, cứ 2.000 em bé chào đời thì có 1 bị lưỡng tính, dù con số thực còn cao hơn. Ước tính, có 30.000 người lưỡng tính ở Anh. Có một vài sự dị thường dẫn tới tình trạng nhập nhằng về giới tính. Cái gọi là "hội chứng nam XX" xảy ra với những người có hai nhiễm sắc thể X, một trong số đó có chứa một lượng gene đáng kể xuất phát từ một nhiễm sắc thể Y. Với những kiểu
như thế này, người đó bề ngoài là nam song thực tế lại là nữ. Thông thường, họ sẽ có cơ quan sinh dục nam nhưng không phát triển nhưng ngực phát triển và có giọng cao.
Người lưỡng tính về mặt gen là nữ song bề ngoài - các chức năng cơ thể lại là nam. Một số người có cả hai cơ quan sinh sản, tạo ra cả trứng lẫn tinh trùng.
Một số nước tại châu Á cũng đã thừa nhận tính hợp pháp của những công dân chuyển đổi giới tính. Năm 2003, Nhật đã thông qua một đạo luật cho phép những người “bị rối loạn về nhận dạng giới tính” được chuyển đổi giới tính.