NHẬN XÉT NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG TRUYỆN

Một phần của tài liệu Tổng hợp bài văn nghị luận xã hội và tác phẩm văn học 12 (Trang 48 - 50)

− Xây dựng các kiểu tình huống như trên, Kim Lân đã đạt được cùng lúc nhiều hiệu quả nghệ thuật.

− Tố cáo chế độ thực dân, phong kiến đã đẩy xã hội và con người vào bước đường cùng, dẫn đến nạn đói và cái chết khủng khiếp nhất.

− Dù trong bất kì tính huống và hoàn cảnh nào, con người vẫn không từ bỏ niềm tin vào cuộc sống, và khát vọng sống hạnh phúc.

49 | P a g e

Phân tích nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn

Vợ nhặt của Kim Lân. (Đề thi Văn khối C, năm 2003).

ĐÁP ÁN

Những ý chính cần có:

1.

– Người vợ nhặt trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân là một con số không tròn trĩnh :

không tên tuổi, không quê hương, không quá khứ. Từ đầu đến cuối tác phẩm chỉ được gọi là cô ả (mấy cô gái lại cứđẩy vai cô ả này ra), thị (thị cong cớn) người đàn bà (người đi bà đi sau hắn chừng ba bốn bước)… Quá khứ mà chị ta có cũng chỉ là một lần chòng ghẹo với Tràng “thị liếc mắt cười tít”.

– Chân dung chị ta hiện ra ngay từ đầu là những nét không mấy dễ nhìn. Đó là hình ảnh một người đàn bà gầy vêu vao, ngực gầy kép, khuôn mặt lưỡi cày xám xịt, còn quần áo thì rách như tổ đĩa.

– Chị ta hiện ra trước mắt mọi người với điệu bộ còn xa mới gọi là dịu dàng. Đàn bà gì mà

“sầm sập chạy tới”, “sưng sỉa nói”, “đứng cong cớn trước mặt hắn”…

– Đã thế, chị ta thuộc loại ăn nói chỏng lỏn, ghê gớm, mở miệng thì “rích khố cu”, “bỏ bố”, “sợ gì”.

– Và trên hết, chị ta là một người đang đói. Đói đến mức quên cả ý tứ, sĩ diện tối thiểu của một người con gái.

2.

– Thế nhưng tất cả những nét đanh đá, chỏng lỏn, chao chát ấy chỉ là cái vẻ bề ngoài mà chị ta phô ra để chóng chọi với đời. Còn con người thật của chị ta, khi đi với Tràng mới hiện lên đầy đủ. Người đàn bà cong cớn ấy, ngay từ khi theo Tràng về nhà đã khác. Cứ như không phải là người đàn bà đanh đá, chao chát mà là một con người khác, một cô dâu ngoan ngoãn dễ thương đang về nhà chồng…

– Khi bước vào nhà Tràng, người đàn bà ấy “ngồi mớm ở mép giường hai tay khư khư ôm cái thúng, mặt bần thần”, cái thế ngồi rất rụt rè và chông chênh. Đó cũng chính là cái tâm

trạng ngổn ngang trăm mối của lòng người.

– Nhưng có lẽ nét đẹp của người đàn bà ấy, thực sự hiện ra rõ nhất là sau buổi gặp gỡ với bà cụ Tứ và buổi sáng hôm sau của cuộc đời làm vợ.

– Một chi tiết khiến người đọc không quên ở người vợ nhặt là chi tiết chị bưng lấy bát chè cám mà người mẹ chồng đưa cho. Hai con mắt chị “tối lại” nhưng ngay lúc đó chị “điềm nhiên và vào miệng”. Đây là một chi tiết đắt giá. Chị không nỡ làm mất đi niềm vui tội nghiệp của người mẹ già nua kia. Hoá ra người vợ nhặt vô danh ấy lại không vô nghĩa. Bóng dáng của chị hiện ra tuy không lộng lẫy nhưng gợi lên sự sự ấm áp. Chị mang đến một làn gió tươi mát cho cuộc sống tăm tối bên bờ cái chết.

Y~Z

50 | P a g e

Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị ("Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài) thể hiện trong cảnh ngộ từ khi cô bị bắt làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra đến khi trốn khỏi Hồng Ngài.

DÀN BÀI I. MỞ BÀI I. MỞ BÀI

Vợ chồng A Phủ là một trong ba truyện ngắn của tập Truyện Tây Bắc được Tô Hoài

sáng tác trong những ngày tham gia chiến dịch giải phóng Tây Bắc 1952.

− Mị là một trong những hình tượng nhân vật thành công tiêu biểu trong văn xuôi của Tô Hoài thời kì 1945 – 1975 viết về đề tài miền núi.

− Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị chính là biểu hiện khát vọng sống tự do của con người không chịu áp bức bóc lột.

II. THÂN BÀI (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A. KHI BỊ BẮT LÀM CON DÂU GẠT NỢ

− Nhân vật Mị là hiện thân của số phận đau thương của người lao động miền núi bị bọn chúa núi áp bức, bóc lột

− Không chấp nhận làm con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra, Mị có ý định tự tử. Cô muốn dùng cái chết để phản đối số phận tủi nhục của mình.

− Vì thương cha, vì không chịu nhục không trả được món nợ truyền kiếp, Mị đã phải sống câm lặng trơ gan như tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa nhà thống lí Pá Tra, sống lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa.

B. KHI MÙA XUÂN VỀ

− Khi mùa xuân về, như quy luật vạn vật hồi sinh, sức trẻ trong Mị bừng trỗi dậy. Mị khêu đèn lên cho bừng sáng căn buồng của mình, cố lén lấy hũ rượu uống ừng ực từng bát,

Mị bồi hồi nghe tiếng sáo, Mị vẫn còn trẻ, Mị muốn đi chơi. Dù bị A Sử trói, chân tay không

cựa được, Mị vẫn nghe tiếng sáo theo những cuộc chơi.

− Nghệ thuật miêu tả sắc sảo: sự đối lập giữa hoàn cảnh của Mị (bị giam hãm trong không gian chật hẹp, tối tăm) và hoàn cảnh bên ngoài (không gian mùa xuân mở rộng, tươi vui) càng kích thích ý muốn đi chơi của Mị.

Một phần của tài liệu Tổng hợp bài văn nghị luận xã hội và tác phẩm văn học 12 (Trang 48 - 50)