Hiện nay, thương hiệu được xem là thước đo cho một sản phẩm. Bất kỳ
một sản phẩm thuộc lĩnh vực nào đều muốn được con người quan tâm và muốn
xây dựng sản phẩm của mình thành một sản phẩm đặc sắc. Khi sản phẩm có thương hiệu sẽ được nhiều người biết đến và sẽ có sức cạnh tranh lớn hơn các sản phẩm cùng loại. Một ví dụ điển hình vềthương hiệu của du lịch văn hóa tâm linh là khu du lịch sinh thái Tràng An - Bái Đính. Nơi đây ngoài cảnh quan vô cùng hùng vĩ, tráng lệcòn được du khách biết đến với đặc sản dê núi, cơm cháy của vùng đất cố đô xưa. Khu di tích đền Trần (Hưng Hà - Thái Bình) với tư cách là một sản phẩm du lịch cần được đầu tư, xây dựng thành một sản phẩm du lịch đặc sắc có thương hiệu.
Để xây dựng thương hiệu cho Khu di tích đền Trần (Hưng Hà - Thái Bình) trước hết cần lựa chọn sản phẩm đặc trưng của khu di tích. Cần xây dựng, lựa chọn và phát triển các sản phẩm du lịch ở đền Trần: sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm hàng lưu niệm, sản phẩm ẩm thực từ đặc sản của địa phương, từ sản phẩm sản xuất nông nghiệp mà địa phương sẵn có cho du khách khi về di tích. Bên cạnh đó, cần phải liên kết với các điểm du lịch, các vùng du lịch để phát triển du lịch vùng, tạo tiếng vang và thương hiệu cho vùng du lịch. Liên kết du lịch văn hóa với du lịch các làng nghề thủ công truyền thống như làng nghề dệt vải làng Mẹo thuộc xã Thái Phương, làng thủ công dệt chiếu cói làng Hới, dệt mành làng Tây Xuyên thuộc xã Tân Lễ…ngoài ra cần liên kết với các tuyến
điểm du lịch khác như đền Tân La thờ một vị tướng thời Hai Bà Trưng, đền thờ
ông tổ nghề dệt đồng thời cũng là một trạng nguyên đỗ khoa Tân Sửu (1481) hiệu Hồng Đức thứ 12 đời vua Lê Thánh Tông. Ông là người đầu tiên đỗ tam nguyên trong lịch sử khoa cử Việt Nam đồng thời cũng là người có công rất lớn trong việc cải tiến kỹ thuật dệt chiếu, giúp chiếu làng Hới dễ dệt hơn, đẹp hơn, thương hiệu chiếu Hới cũng từ đó được phát triển nổi tiếng khắp vùng miền tổ quốc. Đặc biệt chiếu Hới còn được sử dụng làm thảm trong các cung điện của vua chúa ngày xưa. Đền thờ lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ, vợ thứ ba của danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi, bà là con gái xứ Hải Hồ (Hải Triều, làng Hới ngày nay) là người con gái tài, sắc vẹn toàn kết hôn với Nguyễn Trãi, cùng Nguyễn Trãi bày mưu lược giúp Lê Lợi quét sạch quân thù, mở ra một triều đại mới trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
Thêm nữa, BQL di tích đền Trần (Hưng Hà - Thái Bình) cần phối hợp với Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch trong việc xúc tiến quảng bá, giới thiệu hình ảnh Đền Trần (Hưng Hà - Thái Bình) thông qua hình ảnh, biểu trưng, khẩu ngữ..
Tiểu kết chương 3.
Qua những phần trình bày ở trương 2 qua đó làm lý luận để đưa gia
những giải pháp ở trương 3. Trong phần trình bày ở chương 3 tác giả đã đưa ra
những giải pháp để giúp phát triển lễ hội đền Trần để lễ hội đền Trần trở thành một lễ hội với quy mô lớn góp phần nâng cao hiệu quả về du lịch góp phần làm phát triển du lịch của tỉnh cũng như phát triển kinh tế địa phương tại xã Tiến
Đức huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Trung Lương (2008), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, Nxb Giáo Dục.
2. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục.
3. Tổng cục du lịch, Báo cáo tổng hợp Chiến lược Phát triển du lịch Vệt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
4. Bùi Thanh Tùng (2011), Từđiển Hán- Việt, Nxb Văn Hóa Thông Tin.
5. Trần Thanh Mai (2008), Tổng quan du lịch, Nxb Lao Động.
5. Vũ Đức Thơm- Phạm Tất Lượng (2005), Đền Trần và Thái Đường Lăng, Nxb Lao Động.
7. Trần Diễm Thúy (2006), Văn hóa du lịch, Nxb Văn hóa - Thông tin.
8. Trang web: http://www.dulichthaibinh.com 9. Trang web: http://www.laodong.com.vn 10. Trang web: http://www.vietnamtourism.com
PHỤ LỤC
Hình 1: Cổng đền chính của đền Trần ( Hưng Hà- Thái Bình)
Hình 2: Ba gò mộ của Hoàng thân Quốc thích nhà Trần
Hình 4: Cỗ cá của làng đoạt gải nhất trong cuộc thi cỗ cá
Hình 6: Hội thi gà chọi ở khu di tích đền Trần
Hình 8: Lễbái tế các vua Trần và cung nghinh nước thiêng tại Đền.
Hình 9: Lượng rác thải lớn ởkhu di tích đền Trần.
Hình 11. Hiện tượng chen chúc, xô đẩy ởđền Trần.