Giải pháp quản lý khai thác và phát huy các giá trị của lễ hội trong phát

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khai thác lễ hội Đền Trần Hưng Hà, Thái Bình phục vụ phát triển du lịch (Trang 49 - 51)

phát triển du lch.

Quần thể di tích lịch sử văn hóa đền Trần xã Tiến Đức huyện Hưng Hà ẩn chứa nhiều tinh hoa cả về mặt tâm linh cũng như mặt lịch sử, văn hóa, nghệ thuật. Hiện nay quần thể di tích này đang có xu hướng quá trú trọng về ý nghĩa tâm linh, cho nên các nhà quản lý địa phương chỉ tập trung vào mục đích thu hút khách du lịch, tham quan với mục đích hành hương, du lịch tâm linh là chính. Đây không phải là khách du lịch thuần thúy, mà chỉ là khách thăm quan cho nên họ chỉ dừng lại đây trong một thời gian ngắn. Mục đích của họ chủ yếu là cầu tài lộc, sức khỏe, may mắn…Họ chỉ tiêu tiền bạc, dành thời gian cho việc lễ nạp, cầu cúng, khoảng thời gian cho việc thăm quan di tích, thưởng thức các hoạt động văn hóa dân gian là không nhiều. Điều đó giải thích vì sao ở đây các tình trạng các dịch vụ du lịch lại kém phát triển như thế.

Hệ quả tất yếu của cách làm du lịch trên đã khiến thị trường khách ở đây mất đi một lượng khách đáng kể - nguồn khách đến không chỉ vì mục đích tâm linh mà với mục đích chủ yếu là thưởng thức những giá trị về mặt lịch sử, văn hóa nghệ thuật ở đây. Đó còn là lượng khách có thể đem lại thu nhập về mặt du lịch rất cao bởi họ sẽ dành nhiều thời gian tham gia vào phần hội, những hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, mua hàng lưu niệm, thăm quan các di tích kiến trúc và tất yêu họ sẽ lưu trú lại lâu hơn.

Như vậy đểcó thể khai thác và phát huy một cách toàn diện, hiệu quả các giá trị của khu di tích đền Trần thì cần đổi mới tư duy về cách làm du lịch, đa dạng hóa cách thức tổ chức lễ hội, trong đó yếu tố du lịch văn hóa phải được lấy làm trọng tâm. Có như vậy nguồn khách đến với đền Trần mới có thể đều đặn

trong cả năm và không ngừng tăng nhanh.

Về mặt quản lý di tích, cần phải chú trọng khai thác và phát huy cả không

gian nội tự, không gian cảkhu di tích và không gian cảnh quan bao quanh khu di

tích. Nếu không gian nội tự là nơi diễn ra các hoạt động tâm linh hoặc thưởng ngoạn các giá trị về kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật thì không gian cả khu di tích phải tổ chức nhiều hoạt động khác để thu hút du khách và làm giãn mật độ tập

trung của du khách. Muốn làm được điều đó phải có các khu riêng: khu vực bày

bán các gian hàng lưu niệm đặc sắc, khu ẩm thực, khu vui chơi giải trí với các hoạt động văn nghệ, thể thao dân gian và hiện đại…Với cách làm này, chúng ta hoàn toàn có thểcó quyền thu được vé đối với những hoạt động trên.

Về mặt tổ chức lễ hội, ban tổ chức lễ hội nên đổi mới các kịch bản tổ chức cũng như các tiết mục trong kịch bản nhằm thu hút hơn nữa sự quan tâm của khách du lịch thập phương. Bên cạnh đó, nên khôi phục tục lệ cổ truyền của các làng xung quanh cũng như các vùng khác trong tỉnh như tục lệ thi thả diều, thi pháo đất, thổi cơm… Trong lễ hội, nên tập trung đềcao giá trị văn hóa tinh thần của địa phương như hát chèo, múa rối nước, hát văn. Khi tổ chức lễ hội văn hóa nghệ thuật này, chúng ta nên mời thêm các đoàn nghệ thuật của các tỉnh bạn nhằm tạo nên sực đa dạng, phong phú và lôi cuốn khách du lịch.

Bên cạnh việc tổ chức một lễ hội văn hóa riêng, mang tính bản sắc như lễ hội khai ấn, tại đền Trần cũng có thể kết hợp tổ chức các lễ hội truyền thống. Thái Bình được coi là một trong những cái nôi của loại hình hát chèo với những chiếu chèo nổi tiếng cả nước, hay nghệ thuật múa rối nước..cùng với các trò chơi dân gian như thi thả diều, thi pháo đất, chọi gà…tất cả các loại hình nghệ thuật dân gian trên nếu được tổ chức tại đền Trần vừa có thể phát huy hết được

các giá trị văn hóa đích thực của chúng vừa tạo nên sức hấp dẫn du khách mọi miền đến thưởng thức.

Bên cạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, có thể xen kẽ các khu vui chơi giải trí, các trò chơi dân gian, khu trưng bày các sản phẩm thủ công truyền

thống của tỉnh Thái Bình như: trạm bạc Đồng Xâm, thêu ren Minh Lãng, dệt

khăn – dệt vải La Phương, làng chiếu Hới, dệt dũi Nam Cao…khu ẩm thực chợ quê với những đặc sản nổi tiếng của tỉnh: bánh cáy làng Nguyễn, canh cá Quỳnh Côi, gỏi nhệch..

Khi đã hình thành được kế hoạch tổ chức những lễ hội với quy mô lớn như thếthì ban tổ chức ngoài việc làm tốt công tác chuẩn bị đón khách đến dự lễ hội thì cũng cần liên kết với các công ty du lịch lớn có uy tín để các công ty du lịch có sự hiểu biết về nội dung. Từ đó họ sẽ có kế hoạch xây dựng các tour du lịch với cácđối tượng khách khác nhau và họcũng sẽ làm hộ việc marketing thu hút nguồn khách cũng như tổ chức cho khách đến với lễ hội.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khai thác lễ hội Đền Trần Hưng Hà, Thái Bình phục vụ phát triển du lịch (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)