Xác định trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng theo Pháp luật Dân sự Việt Nam (Trang 95 - 98)

tài dân sự, chế tài hành chính và chế tài hình sự.

Quyền được lựa chọn: là quyền của người tiêu dùng tự do thể hiện ý chí, tự định đoạt trong việc lựa chọn hàng hoá, dịch vụ mà không phụ thuộc ý chí của người sản xuất, kinh doanh. Để thực hiện được quyền này, Luật Bảo vệ người tiêu dùng phải quy định các nguyên tắc: phải công bố rõ ràng tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá, dịch vụ; niêm yết giá công khai; cung cấp thông tin về hàng hoá, dịch vụ trung thực, đầy đủ; nghiêm cấm hành vi cạnh tranh không lành mạnh; ghi nhận quyền đòi bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.

Quyền được đại diện: là quyền của người tiêu dùng trong việc thông qua người khác hoặc tổ chức khác để bảo vệ quyền lợi của mình. Cơ chế đại diện đã được quy định trong Bộ luật Dân sự. Tổ chức đại diện cho người tiêu dùng hiện nay đã được thành lập, đó là Hội bảo vệ người tiêu dùng. Vấn đề đặt ra là vị trí pháp lý của Hội như thế nào.

Quyền được trả lại hàng hoá và bồi thường thiệt hại: là quyền được khắc phục, sửa chữa, đổi hàng hoá kém chất lượng hoặc dịch vụ không đáp ứng được yêu cầu. Để thực hiện được quyền này, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần quy định hệ thống tổ chức giải quyết khiếu nại từ trung ương đến địa phương; quy định rõ về các thủ tục khiếu nại, giải quyết tranh chấp, bồi thường thiệt hại. Bên cạnh đó, cũng cần ghi nhận người tiêu dùng có quyền được từ chối, trả lại hàng hoá trong một số trường hợp như: trường hợp bán hàng giao tận nhà, cam kết mua hàng trả góp, mua hàng từ xa qua internet… Vì vậy cần thiết phải có quy định về quyền được trả lại sản phẩm trong một thời gian pháp lý nhất định.

3.2.4. Xác định trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ dịch vụ

Ở nước ta hiện nay, việc giải quyết vấn đề chất lượng sản phẩm về cơ bản dựa vào sự quản lý giám sát trực tiếp của Nhà nước đối với sản xuất và lưu thông. Pháp luật chủ yếu về mặt này là Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá năm 2007, tuy nhiên các quy định còn nặng về nghĩa vụ và trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh đối với Nhà nước về chất lượng sản phẩm, nếu xem xét từ góc độ dân sự trách nhiệm sản phẩm thì chưa được đầy đủ.

Kinh nghiệm thực tiễn về trách nhiệm sản phẩm của nước ngoài mấy năm gần đây cho thấy rõ điều đó: ở một số nước phát triển phương Tây, đã có nhiều nước ban hành luật pháp buộc xí nghiệp gánh chịu trách nhiệm từ sản phẩm, chịu trách nhiệm với người tiêu dùng. Nước Mỹ năm 1986 ban hành Luật trách nhiệm sản phẩm. Xe hơi hãng Toyota Nhật Bản vì thiếu an toàn, bị người Mỹ khởi tố lên Toà án Liên bang, Nhật Bản đã phải bồi thường 1 tỷ Yên. Một em bé Mỹ 8 tuổi mặc áo sơ mi vài bông ngồi đốt lá trong sân, bị cháy bỏng, gia đình kiện xí nghiệp sản xuất áo bông không xử lý kỹ thuật chống bắt lừa khi gia công áo, chất lượng kém, xí nghiệp phải chịu bồi thường 270.000 USD. Ở Châu Âu, năm 1987 nước Anh ban hành Luật trách nhiệm sản phẩm, sau đó khối EU và các nước trong khu vực tự do Châu Âu lần lượt tham khảo theo. Nước Áo trong Luật trách nhiệm sản phẩm quy định: đơn vị bán hàng kém chất lượng làm cho người tiêu dùng bị thiệt hại với mức độ khác nhau đều chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiêệ hại, người vi phạm bị trừng trị theo luật pháp. Luật này quy định, người chịu trách nhiệm cuối cùng là xí nghiệp sản xuất, chứ không phải là người lưu thông hàng hoá. Vì vậy, khi nhận hàng, cửa hàng cần phải đòi xí nghiệp ghi rõ tên công ty và địa chỉ của mình. Vì khi khách hàng đòi bồi thường thiệt hại, cửa hàng có nghĩa vụ trả trước tiền bồi thường thiệt hại cho khách hàng, sau đó cửa hàng yêu cầu xí nghiệp hoàn lại tiền bồi thường. Nếu hàng hoá do nhà bán buôn hoặc nhà buôn nhập khẩu cung cấp thì cửa hàng bán lẻ đòi nhà bán buôn hoặc nhập khẩu trả trước tiền bồi thường, sau đó xí nghiệp trong nước hoặc nước ngoài trả lại tiền bồi thường cho họ.

Ở Việt Nam, vấn đề trách nhiệm sản phẩm còn bị coi nhẹ, đã gây trở ngại lớn cho sự phát triển kinh tế. Ngoài ra sản phẩm Việt Nam đưa vào thị trường quốc tế vì vấn đề trách nhiệm sản phẩm chưa rõ ràng mà bị mất thị trường hoặc bị thiệt hại nghiêm trọng. Vì vậy, để pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có tính thực tiễn, dễ áp dụng, cần quy định cụ thể (có thể dẫn chiếu) các trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, tránh tình trạng luật khung - nói khác hơn là các điều luật cần mang tính quy phạm - các chủ thể được quy định trong luật cần được biết mình có quyền làm gì và có nghĩa vụ không được làm gì cùng với chế tài cụ thể kèm theo. Đồng thời nghiên cứu việc áp dụng chế độ trách nhiệm đối với nhà sản xuất, phân phối sản phẩm, cung cấp dịch vụ với nhiều mức bồi thường khác nhau và theo hướng không buộc người tiêu dùng phải chứng minh bị bệnh tật, bị thiệt hại do sản phẩm gây ra và không phải chứng minh lỗi của nhà sản xuất, phân phối mà chỉ cần người tiêu dùng chứng minh rằng họ đã sử dụng sản phẩm không đúng chất lượng đã được nhà sản xuất công bố sản phẩm, có độc hại …. và vì sự gian lận trong thương mại, hoặc sản phẩm độc hại đó mà người tiêu dùng đã phải gánh chịu thiệt hại hoặc có thể sẽ bị bệnh tật, thiệt hại là đủ.

3.2.5. Quy định về hợp đồng tiêu dùng

Nhằm bảo đảm sự công bằng trong giao dịch giữa thương nhân và người tiêu dùng, ngăn ngừa khả năng thương nhân lợi dụng các ưu thế của mình để xâm hại quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, việc đưa ra các quy tắc đặc thù điều chỉnh quan hệ hợp đồng giữa thương nhân với người tiêu dùng là rất cần thiết. Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của nhiều nước hoặc Luật hợp đồng tiêu dùng ở một số nước có sứ mệnh này. Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam cũng nên có các quy tắc điều chỉnh quan hệ hợp đồng với các nội dung quy định khác với các quy tắc tương ứng trong Bộ luật Dân sự trong những trường hợp cần thiết nhằm nâng cao mức độ bảo vệ người tiêu dùng trong các giao dịch với thương nhân.

3.2.6. Quy định về mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người tiêu dùng

Thế nào là thiệt hại về tinh thần và căn cứ để ấn định mức bồi thường thiệt hại? Tinh thần là tổng thể nói chung những ý nghĩ, tình cảm … những hoạt động thuộc về đời sống nội tâm của con người và thiệt hại về tinh thần là thiệt hại gây ra đối với tâm trạng của con người, thể hiện bằng việc con người phải con người phải chịu những lo lắng, đau đớn về tinh thần. Ví dụ như: đau đớn do người thân bị mất, băn khoăn lo lắng do uy tín, danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm … Những thiệt hại về tinh thần do bị xâm phạm sức khoẻ, tính mạng cũng khác với thiệt hại về tinh thần do bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín. Vì vậy, để tránh tuỳ tiện khi xét xử thì ngoài những thiệt hại thực tế tính ra được thành tiền, đối với những thiệt hại về tinh thần do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín chỉ nên bồi thường có tính chất tượng trưng. Người bị thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín sau khi đã được người gây thiệt hại xin lỗi, cải chính công khai thì sự thiệt hại về tinh thần trong các trường hợp thông thường có thể coi là đã được khôi phục. Ngoài ra, do trong Bộ luật Dân sự chỉ xác định thiệt hại danh dự, nhân phẩm, uy tín mà không coi đây là một trường hợp riêng biệt của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Vì vậy, cần phải đưa trường hợp này vào Mục 3 của Chương V Phần thứ ba của Bộ luật Dân sự, trong đó phải có điều luật quy định rõ thế nào là danh dự, nhân phẩm, uy tín và những hành vi nào bị coi là xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín và phải bồi thường.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng theo Pháp luật Dân sự Việt Nam (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)