dựng hệ thống giám định tại các địa phương
Hiện nay, cơ quan bảo vệ người tiêu dùng tại Việt Nam là Ban bảo vệ người tiêu dùng thuộc Cục quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương. Ở một số nước, cơ quan bảo vệ người tiêu dùng là cơ quan ngang bộ, ví dụ như Bộ Các vấn đề về người tiêu dùng của Niu Dilân, Uỷ ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng của Ôxtrâylia, Bộ Thương mại nội địa và Các vấn đề người tiêu dùng của Malaixia
… Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng của nhiều nước khác hoặc là đơn vị thuộc Bộ Thương mại hoặc là đơn vị thuộc cơ quan tiêu chuẩn, chất lượng, thực phẩm …Trong thời gian tới, cần nâng cao vai trò của cơ quan này, thể hiện ở hai giải pháp: (i) thành lập Cục bảo vệ người tiêu dùng; (ii) tăng cường quyền hạn, trách nhiệm của Cục bảo vệ người tiêu dùng và các điều tra viên trong Cục (có quyền thanh, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính, đình chỉ hoạt động của cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh; kiến nghị thu hồi giấy phép kinh doanh …). Để thực hiện tốt hai giải pháp trên, cần thiết phải xây dựng mạng lưới thực thi pháp luật có hiệu quả.
Trước hết là mạng lưới giám sát hành chính, các ngành quản lý chức năng, như quản lý công thương, giám sát kỹ thuật, đo lường tiêu chuẩn, vệ sinh phòng dịch, bảo vệ môi trường … cần phát huy chức năng của mình, trong phạm vi chức năng quyền hạn vận dụng phương tiện hành chính, tăng cường giám sát xã hội sản xuất và lưu thông hàng tiêu dùng, ngăn chặn hành vi làm thiệt hại quyền lợi người tiêu dùng. Thực tiễn chứng minh, những giám sát hành chính tiến hành nghiệm túc rất có hiệu quả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở nước ta.
Hai là giám sát xã hội, phát huy chức năng của Hiệp hội người tiêu dùng các cấp. Đến nay, ở nước ta trong 14 tỉnh và thành phố đã có tổ chức người tiêu dùng, bao gồm các Hội địa phương ở Hà Nội, Yên Bái, Hải Dương, Hải Phòng, Thanh Hoá, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hoà, Lâm Đồng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơi, Hà Tây, Cà Mau, Kiên Giang. Các tổ chức Hiệp hội người tiêu dùng Việt Nam tuy còn đang trong giai đoạn phát triển, nhưng trong thời gian hoạt động vừa qua cũng đã làm được nhiều công việc góp phần bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Để phát huy vai trò bảo vệ người tiêu dùng được tốt hơn, Hiệp hội người tiêu dùng Việt Nam cần phải mở rộng phát triển thành lập các Hội người tiêu dùng ở các địa phương hiện chưa có Hội người tiêu dùng đầy đủ. Cần có sự quan tâm giúp đỡ của Chính phủ trong việc cung cấp kinh phí và trang thiết bị để thành lập các trung tâm kiểm nghiệm so sánh sản phẩm để có thể cung cấp thông tin chính xác về sản phẩm cho người tiêu dùng. Tăng cường cơ
sở vật chất và cán bộ thuộc tổ chức bộ máy của Hội để cho hoạt động của Hội ngày càng có hiệu quả hơn.
Ba là giám sát dư luận, giám sát dư luận tuy không có tính cưỡng chế hành chính, chính trị và sự ràng buộc, nhưng tác dụng của nó không thể có bất kỳ cơ quan tư pháp, cơ quan hành chính nào thay thế được. Sự kết hợp có hiệu quả của giám sát dư luận với giám sát xã hội có tác dụng càng lớn. Đặc điểm của giám sát dư luận là:
- Có tính hiệu quả thời gian mạnh, có thể nhanh chóng và kịp thời phản ánh tiếng nói của người tiêu dùng, thu hút sự coi trọng của ngành và đơn vị hữu quan, thông qua sự can thiệt của dư luận thông tin, có thể kịp thời ngăn chặn các hành động gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
-Có ảnh hưởng xã hội lớn và trên diện rộng.
- Giám sát dư luận đồng thời là một loại hướng dẫn dư luận có thể kịp thời ngăn chặn hành vi gây thịêt hại cho người tiêu dùng, và có thể tác động tới tâm lý người tiêu dùng, hạn chế hành vi tiêu dùng không đúng đắn.
Đồng thời, cần xây dựng hệ thống cơ quan giám định tại các địa phương đủ năng lực giám định một cách nhanh chóng và chính xác các loại sản phẩm là thực phẩm có chứa chất độc hại sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng, các sản phẩm không bảo đảm chất lượng, các loại sản phẩm mà nhà sản xuất cố ý gian dối, lừa dối người tiêu dùng … giám định một cách chính xác tính năng, mức độ nguy hiểm của các loại sản phẩm sẽ gây thiệt hại cho người tiêu dùng khi họ sử dụng … vừa để kịp thời cảnh bảo, xử lý và có thể được dùng làm chứng cứ trong các vụ kiện.