Chấm dứt hợp đồng uỷquyền

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hợp đồng uỷ quyền theo pháp luật Việt Nam (Trang 56 - 66)

Theo quy định tại Điều 589 BLDS năm 2005 hợp đồng uỷ quyền chấm

dứt trong các trường hợp sau:

-Hợp đồng uỷ quyền hết hạn.

-Công việc uỷ quyền đã hoàn thành.

- Bên uỷ quyền, bên được uỷ quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 588 của Bộ luật này.

- Bên uỷ quyền hoặc bên được uỷ quyền chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

2.1.5.1 Hợp đồng uỷ quyền hết hạn

Thời hạn của hợp đồng là khoảng thời gian mà hai bên thoả thuận sẽ thực hiện công việc ủy quyền của hợp đồng. Điều 582 BLDS năm 2005 thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Hết thời hạn thực hiện công việc, bên được uỷ quyền không có quyền thực hiện công việc được uỷ quyền. Trong trường hợp này, hợp đồng uỷ quyền sẽ chấm dứt mà không phụ thuộc vào công việc đã hoàn thành hay chưa. Theo quy định của pháp luật, thời hạn là yếu tố bắt buộc của hợp đồng uỷ quyền. Việc quy định về thời hạn kết thúc hợp đồng có ưu điểm là tạo thuận lợi, chủ động cho người được ủy quyền

và người thứ ba khi tham gia các giao dịch do người được ủy quyền xác lập. Tuy nhiên, việc quy định thời hạn trong hợp đồng ủy quyền cũng gây ra những ra khó khăn cho người được ủy quyền. Bởi lẽ, công việc của người ủy quyền phụ thuộc vào người thứ ba và những yếu tố khác. Do đó, trong rất nhiều trường hợp khi thời hạn ủy quyền đã hết người ủy quyền chưa hoàn thành nhiệm vụ của mình. Vì vậy, thực tiễn hoạt động công chứng hợp đồng ủy quyền cho thấy, phần lớn trong hợp đồng ủy quyền không quy định về thời gian của hợp đồng mà thời hạn của hợp đồng ủy quyền phần lớn phụ thuộc vào kết quả thực hiện công việc được ủy quyền. Thời hạn cụ thể được ghi trong hợp đồng ủy quyền chủ yếu được sử dụng đối với những hợp đồng ủy quyền không thường xuyên hoặc áp dụng đối với người ủy quyền vắng mặt trong một thời gian nhất định.

2.1.5.2 Công việc uỷ quyền đã hoàn thành

Một trong những căn cứ chấm dứt hợp đồng ủy quyền đó là công việc đã hoàn thành. Đây là căn cứ chấm dứt hợp đồng ủy quyền phổ biến nhất. Bản chất của hợp đồng ủy quyền là người ủy quyền thay mặt người ủy quyền thực hiện những công việc nhất định. Những công việc này lẽ ra người ủy quyền phải làm nhưng vì một lý do nhất định người ủy quyền không thể trực tiếp thực hiện được; pháp luật cho phép ủy quyền cho người khác thực hiện thay thông qua hợp đồng ủy quyền. Do vậy, khi công việc ủy quyền được hoàn thành thì hợp đồng ủy quyền đương nhiên hết hiệu lực cho dù có thể thời hạn trong hợp đồng vẫn còn.

Trên thực tế cho thấy, căn cứ chấm dứt hợp đồng uỷ quyền là công việc hoàn thành là rất phổ biến. Tuy nhiên, nếu khi giao kết hợp đồng ủy quyền chỉ căn cứ vào công việc hoàn là căn cứ chấm dứt hợp đồng thì sẽ tạo tâm lý ỷ lại cho người được ủy quyền, không tạo sự chủ động thực hiện công việc của người ủy quyền. Do đó, khi giao kết hợp đồng ủy quyền các bên thường căn cứ vào thời hạn thực hiện hợp đồng và công việc hoàn thành để làm căn cứ chấm dứt

hợp đồng. Việc kết hợp hai căn cứ này sẽ đảm bảo cho người được ủy quyền không bị áp lực về thời gian đồng thời hạn chế tư tưởng ỷ lại. Thực chất thì việc đưa ra một thời gian cụ thể cho một công việc có thể rất khó thực hiện, bởi lẽ trong quá trình thực hiện công việc có nhiều sự kiện phát sinh nằm ngoài dự kiến của các bên khi giao kết hợp đồng ủy quyền. Vì vậy, thông thường các bên tham gia giao kết hợp đồng thường lựa chọn thời hạn thực hiện hợp đồng là khi nào kết thúc công việc là chủ yếu.

Trên thực tế, tại sao các bên giao kết hợp đồng uỷ quyền lại thường lựa chọn thời hạn hợp đồng uỷ quyền chính là thời gian thực hiện công việc. Liệu có phải các bên tham gia ký kết hợp đồng uỷ quyền chỉ nhăm để che đậy những hành vi khác không? Theo cách nghĩ thông thường, nếu một người muốn bán tài sản, do nhiều lý do anh ta không thể thực hiện công việc được, anh ta phải uỷ quyền cho người khác thay mình thực hiện. Vậy thì, tại sao anh ta lại không hạn định một thời gian nhất định để thực hiện công việc, mà anh ta lại thoả thuận thời hạn của hợp đồng uỷ quyền lại chính là thời gian thực hiên công việc.

Ví dụ: Anh T muốn bán chiếc xe ôtô cho anh C, nhưng vì có một vài lý do anh C chưa muốn đi sang tên, nên hai bên đã đề nghị công chứng viên công chứng hợp đồng uỷ quyền. Anh T uỷ quyền cho anh C được quản lý, sử dung, được bán chiếc xe ôtô cho người khác. Với thời hạn của hợp đồng uỷ quyền là khi nào anh C thực hiện xong việc bán chiếc xe ôtô cho người khác.

Giả sử hợp đồng uỷ quyền trên là ảo, hợp đồng mua bán ôtô mới là hợp đồng thật. Rất có thể xảy ra trường hợp đó là ngay sau khi ký hợp đông uỷ quyền, người uỷ quyền không còn quyền hạn gì đối với chiếc xe ôtô nữa. Người được uỷ quyền vẫn có thể là người mua xe ôtô, bởi vì người được uỷ quyền được quyền sử dụng chiếc xe ôtô, được quyền bán chiếc xe ôtô cho người khác. Mà anh ta lại không phải đi làm thủ tục sang tên, không phải nộp các khoản phí, lệ

phí, thuế, ... Công chứng viên nhìn thấy giả thiết trên, nhưng không thể từ chối, khi mà cả hai bên thống nhất lập hợp đồng uỷ quyền thay vì lập hợp đồng mua bán.

2.1.5.3 Bên uỷ quyền, bên được uỷ quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng

Cũng như hợp đồng dân sự khác việc đơn phương chấm dứt hợp đồng cũng là một trong những căn cứ chấm dứt hợp đồng ủy quyền. Trong hợp đồng dịch vụ, các bên cũng có có thể đơn phương chấm dứt trước thời hạn, nhưng với điều kiện nếu tiếp tục thực hiện không có lợi cho bên thuê dịch vụ, hoặc bên thuê dịch vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình. Còn hợp đồng uỷ quyền cả hai bên đều có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền trước thời hạn mà không cần đưa ra lý do, chỉ cần báo trước một thời gian hợp lý (nếu uỷ quyền không có thù lao), thanh toán thù lao cho bên được uỷ quyền tương ứng với công việc đã thực hiện và bồi thường thiệt hại (nếu uỷ quyền có thù lao). Điều 588 BLDS năm 2005 quy định: Trong trường hợp hợp đồng ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiên và phải bồi thường thiệt hại; nếu hợp đồng ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải bảo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý. Trong trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền. Đây là một trong những đặc trưng của hợp đồng ủy quyền. Điều này xuất phát từ bản chất hợp đồng uỷ

quyền đó là chủ yếu dựa vào lòng tin và nhận thức của các bên tham gia giao kết, nhằm mục đích tương trợ, giúp đõ lẫn nhau. Vì vậy, nếu khi người được uỷ quyền không có khả năng tiếp tục thực hiện công việc hoặc người được uỷ quyền không muốn thực hiện công việc thì hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.

Đối với người thứ ba, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng thì bên ủy quyền phải thông báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc chấm dứt thực hiện hợp đồng, nếu không thông báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực trừ trườnghợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền bị chấm dứt.

2.1.5.4. Bên uỷ quyền hoặc bên được uỷ quyền chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết

Người ủy quyền là những chủ thể trong hợp đồng ủy quyền, vì vậy khi người ủy quyền chết thì hợp đồng ủy quyền sẽ chấm dứt. Trong trường hợp người uỷ quyền chết, có khi người được uỷ quyền không biết hoặc biết nhưng vẫn tiến hành công việc mà những người thừa kế của người uỷ quyền không biết hoặc biết nhưng không phản đối, “ … người uỷ quyền trong trường hợp này trở thành người thực hiện công việc mà không có uỷ quyền” [23]. Khi người uỷ quyền chết, hợp đồng uỷ quyền đã chấm dứt, người được uỷ quyền có trách nhiệm trao lại toàn bộ hồ sơ, tài liệu, ... cho những người thừa kế. Những người thừa kế có trách nhiệm phải thanh toán toàn bộ những chi phí cho người được uỷ quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc và phải trả thù lao tương ứng với công sức của người được uỷ quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc.

Trong trường hợp người được uỷ quyền chết, nghĩa vụ thực hiện công việc ủy quyền không được phép chuyển giao cho người khác, đây là nét đặc thù

của nghĩa vụ trong hợp đồng ủy quyền. Những người thừa kế của người được uỷ quyền chỉ có trách nhiệm phải thông báo cho người uỷ quyền mà không có trách nhiệm phải thực hiện công việc của người nhận ủy quyền để lại. Do hợp đồng uỷ quyền chấm dứt, nếu người được ủy quyền đã nhận những gì của người ủy quyền hoặc người thứ ba thì người thừa kế của người nhận ủy quyền có trách nhiệm hoàn trả những gì đã nhận của người uỷ quyền và của người thứ ba và nhận thù laotừ người ủy quyền nếu hợp đồng uỷ quyền có thù lao.

Trên thế giới hầu hết các nước như Pháp, Nhật Bản … đều quy định khi một trong hai bên giao kết hợp đồng uỷ quyền chết thì hợp đồng uỷ quyền chấm dứt. Ngoài ra, BLDS Nhật Bản còn quy định khi người uỷ quyền hoặc người được uỷ quyền bị phá sản hoặc BLDS Pháp quy định người uỷ quyền hoặc người được uỷ quyền mất khả năng thanh toán, thì hợp đồng uỷ quyền sẽ chấm dứt trước thời hạn. Một người khi bị phá sản hoặc không có khả năng thanh toán tức là không còn khả năng về tài chính, toàn bộ tài sản của người bị phá sản có thể bị phát mại, bị niêm phong. Nếu trước đó người đó uỷ quyền cho người khác thực hiện những công việc liên quan đến tài sản hoặc tiền bạc, ... nhưng công việc chưa kết thúc thì hợp đồng uỷ quyền vẫn có thể chấm dứt. Pháp luật của Pháp và của Nhật Bản đã quy định bắt buộc phải chấm dứt hợp đồng uỷ quyền trước thời hạn. Trong khi đó BLDS năm 2005 không đề cập đến vấn đề này.

Trong trường hợpngười uỷ quyền mất năng lực hoặc bị hạn chế năng lực hành vi, thì pháp luật quy định những người này sẽ cần phải có những người đại diện theo pháp luật để tham gia các quan hệ pháp luật. Do đó, trong trường hợp này đồng uỷ quyền mà người ủy quyền mất năng lực hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự sẽ bị chấm dứt.

Với nội dung này, BLDS Pháp năm 1804 quy định một cách rõ ràng, cụ thể hơn, theo đó hợp đồng uỷ quyền chấm dứt khi người uỷ quyền hoặc người

được uỷ quyền bị tước vĩnh viễn mọi quyền dân sự, bị giám hộ tuy đã thành niên. Toà án tuyên bố tước vĩnh viễn mọi quyền dân sự là những người không tự mình tham gia vào các giao dịch dân sự hoặc người cần có sự giám hộ khi đã đủ tuổi để tham gia các giao dịch. Như vậy, kể cả về mặt pháp lý hay về mặt thực tế nếu một chủ thể trong hợp đồng ủy quyền bị mất năng lực hành vi thì cũng là lúc hợp đồng uỷ quyền phải chấm dứt.

Khoản 4 Điều 589 BLDS năm 2005 quy định: Bên uỷ quyền hoặc bên được uỷ quyền bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Như vậy, một vấn đề đặt ra nếu Toà án không tuyên bố mất năng lực hành vi thì hợp đồng uỷ quyền có phải chấm dứt hay không? Trên thực tế không phải lúc nào cũng có ngay một quyết định của Toà án, hoặc trong trường hợp thời điểm giao kết hợp đồng ủy quyền thì người đó có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nhưng sau đó thì bị mất năng lực hành vi dân sự. Sau khi Tòa án tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự thì hiệu lực pháp luật của hợp đồng đại diện có bị chấm dứt hay không. Đây là vấn đề còn đang có nhiều ý kiến khác nhau.

Xét về năng lực chủ thể thì người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không được làm người đại diện theo uỷ quyền. Vì vậy, nếu người được uỷ quyền bị mất năng lực hành vi dân sự đương nhiên sẽ không đủ điều kiện để trở thành người đại diện theo uỷ quyền. Trong trường hợp trước đó người được uỷ quyền đã giao kết hợp đồng uỷ quyền thì hợp đồng uỷ quyền sẽ phải chấm dứt trước thời hạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người được uỷ quyền hoặc người uỷ quyền bị Toà án tuyên bố là mất tích hoặc là đã chết. Đây là điều kiện để chấm dứt hợp đồng uỷ quyền. Cũng như phân tích ở phần trên, khi quyết định của Toà án có hiệu lực thì các bên sẽ chấm dứt hợp đồng uỷ quyền. Theo quy định của pháp luật người được uỷ quyền phải

thông báo liên tục cho người uỷ quyền về quá trình thực hiện công việc được uỷ quyền. Vì vậy, khi người được uỷ quyền phát hiện nguời uỷ quyền bị mất tích hoặc chết, thì có tự ý dừng hợp đồng được hay không hay phải chờ quyết định của Toà án chứ không tự chấm dứt hợp đồng ủy quyền. Đây cũng là vấn đề mà pháp luật chưa điều chỉnh, thực tế áp dụng rất khác nhau.

Hợp đồng uỷ quyền chấm dứt, mối quan hệ pháp lý giữa người uỷ quyền và người được uỷ quyền không tồn. Nhưng một mối quan hệ giữa người uỷ quyền với người thứ ba do người được ủy quyền xác lập vẫn có hiệu lực. Trong trường hợp người uỷ quyền đơn phương huỷ hợp đồng uỷ quyền, bên uỷ quyền phải có thông báo bằng văn bản đối với người thứ ba. Đối với người thứ ba hợp đồng uỷ quyền hợp đồng uỷ quyền chỉ chấm dứt kể từ ngày người thứ ba được thông báo về việc đó; nếu không thông báo, thì hợp đồng uỷ quyền vẫn còn hiệu lực trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng uỷ quyền đã bị đình chỉ.

Vấn đề đặt ra trong thực tiễn là thế nào để biết được hợp đồng uỷ quyền đã không còn hiệu lực đối với người được uỷ quyền. Đây cũng là một trong những vấn đề mà nhiều công chứng viên thường hay gặp khi chứng nhận hợp đồng, giao dịch mà một bên chủ thể ký kết hợp đồng giao dịch thông qua người đại diện.

Về mặt pháp lý khi tham gia giao dịch người thứ ba có nghĩa vụ biết người được uỷ quyền có thẩm quyền ký kết hợp đồng, giao dịch với mình hay không? Việc ủy quyền đã chấm dứt hay chưa? Pháp luật quy định như trên, vì vậy, người uỷ quyền và người thứ ba luôn luôn phải có mối liên hệ với nhau. Thực tế cho thấy, có những trường hợp người uỷ quyền có thể biết được người thứ ba là ai. Có những trường hợp người uỷ quyền không biết được người thứ là ai. Ví dụ: Trong trường hợp uỷ quyền bán tài sản, không có thời gian để thực

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hợp đồng uỷ quyền theo pháp luật Việt Nam (Trang 56 - 66)