Pháp luật về hợp đồng uỷ quyền hiện nay nằm trong rất nhiều văn bản pháp luật có giá trị pháp lý khác nhau, trong đó có những nội dung không thống nhất. Đây là trong những nguyên nhân gây khó khăn của người dân trong việc giao kết hợp đồng ủy quyền, làm phát sinh những thủ tục hành chính không cần thiết ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý của Nhà nước và tính thực thi của pháp luật.
BLDS được coi là đạo luật gốc, do vậy nhữngquy định của các ngành luật khác như thương mại, lao động, tố tụng, ... phải đồng bộ và tuân thủ những
nguyên tắc của BLDS. Lấy một ví dụ như việc nhận bưu phẩm bưu kiện, cho tới nay vẫn còn quy định nếu một cá nhân không thể tự đi nhận bưu phẩm, bưu kiện được có thể uỷ quyền cho người khác nhận thay. Khi đến nhận bưu phẩm phải xuất trình giấy uỷ quyền có xác nhận của chính quyền địa phương hay của thủ trưởng cơ quan, đơn vị. Theo quy định của BLDS thì cơ quan hay đơn vị của một người đang công tác không thể là cơ quan có thẩm quyền xác nhận các giao dịch dân sự. Hoặc tại khoản 3 Điều 16 Luật Nhà ở quy định: Chủ sở hữu nhà ở nhận Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ, trường hợp người khác nhận thay thì phải có giấy uỷ quyền của chủ sở hữu nhà ở có chứng nhận của UBND cấp xã. Như vậy, theo quy định của Luật Nhà ở giấy uỷ quyền do tổ chức công chứng chứng nhận sẽ được coi là không hợp pháp. Trong khi đó hợp đồng ủy quyền công chứng tại tổ chức công chứng và chứng thực của UBND cấp xã có giá trị pháp lý như nhau. Đây là điểm bất hợp lý của Luật nhà ở làm ảnh hưởng đến quyền của chủ thể khi giao kết hợp đồng mua bán nhà.
3.2.5. Nâng cao nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho công chứng viên và người có trách nhiệm chứng thực chữ ký
Trong nên kinh tế thị trường, việc gia tăng các giao dịch dân sự trong đó có hợp đồng uỷ quyền là vấn đề tất yếu. Để đáp ứng yêu cầu công chứng, chứng thực hợp đồng ủy quyền thì việc nâng cao nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho công chứng viên và những người có trách nhiệm chứng thực là rất cần thiết.
Hoạt động của công chứng viên, người có trách nhiệm chứng thực chữ ký là hoạt động nhằm bổ trợ tư pháp nhằm đảm bảo an toàn pháp lý góp phần ngăn ngừa tranh chấp phát sinh trong trong các giao dịch dân sự. Có thể nói, công chứng viên, người có trách nhiệm chứng thực như một người làm chứng, người thứ ba chứng nhận một sự kiện pháp lý đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các bên tham gia giao kết hợp đồng, giao dịch; bảo đảm cho hợp đồng,giao dịch có hiệu
lực. Công chứng viên và người có trách nhiệm chứng thực chữ ký là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản mình đã công chứng, chứng thực. Trước khi công chứng một hợp đồng nói chung và một hợp đồng uỷ quyền nói riêng. công chứng viên, người có trách nhiệm chứng thực chữ ký cần phải xem xét kỹ hồ sơ, tài liệu sau đó mới công chứng, chứng thực. Bởi lẽ, theo quy định của pháp luật, văn bản công chứng có một giá trị pháp lý rất lớn, trong tố tụng thì đó là chứng cứ không cần chứng minh. Vì vậy, công chứng viên, người có trách nhiệm chứng thực chữ ký hơn ai hết phải thận trọng xem xét kỹ trước khi công chứng, chứng thực.
Trên thực tế, những năm trước đây rất ít khi công chứng viên nhận được đề nghị yêu cầu công chứng văn bản thoả thuận huỷ bỏ hợp đồng uỷ quyền. Tuy nhiên, những năm gần đây công chứng viên thường xuyên phải công chứng văn bản huỷ bỏ hợp đồng uỷ quyền, thậm chí trong một tháng có trường hợp người uỷ quyền yêu cầu chứng nhận hợp đồng uỷ quyền tới ba lần, tương đương với ba hợp đồng uỷ quyền là ba lần huỷ hợp đồng uỷ quyền.
Theo số liệu thống kê của các Phòng công chứng trong cả nước, số lượng hợp đồng uỷ quyền không chỉ tăng về số lượng và cả quy mô và phạm vi của hợp đồng. Đồng nghĩa với việc tăng về số lượng hợp đồng ủy là nguy cơ xảy ra tranh chấp. Vì vậy, bằng cách nào để công chứng viên phòng ngừa và hạn chế tranh chấp xảy ra. Tranh chấp hợp đồng uỷ quyền xảy ra do có nhiều nguyên nhân khác nhau như không hiểu biết về pháp luật về uỷ quyền, nhầm tưởng sau khi ký hợp đồng uỷ quyền thì người uỷ quyền không còn quyền hạn gì đối với tài sản đó nữa, hoặc do bị cưỡng ép, lừa dối, …; điều này, dẫn đến xung đột về lợi ích giữa các bên khi tham gia giao kết. Công chứng viên khó có thể lường trước được những gì sẽ xảy ra sau khi hợp đồng đã có hiệu lực thi hành. Công chứng viên không đứng về bên uỷ quyền hay bên được uỷ quyền, không thiên vị bên
nào. Công chứng viên phải là người có trách nhiệm giúp cho các bên thể hiện ý chí của mình đúng pháp luật và không trái đạo đức. Như vậy, có thể thấy vai trò của công chứng viên là phù hợp với ý nghĩa phòng ngừa tranh chấp hay nói cách khác công chứng một biện pháp bổ trợ tư pháp là công cụ hữu hiệu để phòng ngừa tranh chấp.
KẾT LUẬN
Chế định ủy quyền và hợp đồng ủy quyền là một trong những chế định nền tảng của xã hội. Cùng với sự phát triển của xã hội, những quy định của pháp luật về hợp đồng ủy quyền ngày càng hoàn thiện. Ngày nay, trong xã hội hiện đại, quan hệ đại diện là một quan hệ được ghi nhận và đánh giá cao, là yếu tố không thể thiếu. Đại diện theo uỷ quyền, một chế định pháp lý đã vượt ra khỏi quan niệm truyền thống đó là sự tượng trợ giúp đõ lẫn nhau. Để chế định đại diện theo ủy quyền phát huy vai trò trong cuộc sống đòi hỏi những quy định của pháp luật về hợp đồng ủy quyền phải phù hợp với thực tiễn và tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể khi tham gia giao kết và thực hiện hợp đồng ủy quyền.
Trong quá trình nghiên cứu những vấn đề cơ bản của pháp luật về hợp đồng uỷ quyền, từ việc nghiên cứu những vấn đề về lý luận, bản chất của hợp đồng ủy quyền, lịch sử hình thành hợp đồng ủy quyền và những quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam cũng như thực tiễn áp dụng. Luận văn đã chỉ ra được những tồn tại và bất cập của pháp luật về hợp đồng ủy quyền. Từ đó, luận văn đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng ủy quyền.
Qua nghiên cứu những cơ sở lý luận và những quy định của pháp luật hiện hành về hợp đồng ủy quyền, tác giả rút ra một số kết luận như sau:
1.Hợp đồng ủy quyền là một trong những hợp đồng dân sự thông dụng có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, là cơ sở pháp lý hình thành quan hệ đại diện theo ủy quyền.
2. Giống như những hợp đồng dân sự khác, hình thức của hợp đồng ủy quyền có thể được thể hiện bằng lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể; trong trường hợp pháp luật quy định hợp đồng ủy quyền phải phải được thể hiện bằng
hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký thì phải tuân theo quy định này.
3. Hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật Việt Nam là hợp đồng ưng thuận, có thể là hợp đồng có đền bù hoặc hợp đồng không đền bù.
4. Pháp luật Việt Nam không quy định khi giao kết hợp đồng ủy quyền trường hợp nào sử dụng Giấy ủy quyền trường hợp nào sử dụng Hợp đồng ủy quyền. Do đó, về pháp lý thì Giấy ủy quyền và Hợp đồng ủy quyền có giá trị như nhau.
5. Đối tượng của hợp đồng ủy quyền có thể là công việc được hình thành trong tương lai. Do đó, nếu những công việc được hình thành trong tương lai mà pháp luật cho phép người ủy quyền có thể thực hiện thông qua người đại diện thì có thể ủy quyền cho người khác thực hiện.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn kiện của Đảng
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết 08/NQ-TƯ của Ban chấp hành
Trung Ương tại hội nghị lần thứ tư khoá X về một số chủ trương chính sách lơn
để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mịa Thế giới.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết 48/NQ-TW của Bộ Chính trị về chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới.
Văn bản pháp luật
4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1996), Nghị định số 31-CP ngày 18-5-1996 của Chính Phủ về Tổ chức và hoạt động công chứng Nhà nước.
5. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Nghị định số 75/2000/ NĐ-CP ngày 08-12-2000 của Chính Phủ về công chứng, chứng thực.
6. Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1991), Nghị định số 45/HĐ-BT ngày 27-02-1991 của Hội đồng Bộ trưởng về Tổ chức và hoạt động của công chứng Nhà nước.
7. Hội đồng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1989), Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế.
8. Hội đồng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1991), Pháp lệnh Hợp đồng dân sự.
9. Quốc Hội nước Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1995), Bộ Luật dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Quốc Hội nước Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ Luật dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
11. Quốc Hội nước Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật
doanh nghiệp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
12. Quốc Hội nước Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Nhà ở, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
13. Quốc Hội nước Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Bộ Luật
Lao động, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14. Quốc Hội nước Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật công chứng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15. Quốc Hội nước Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Đất đai, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Quốc Hội nước Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật
Thương mại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Tài liệu tham khảo trong nƣớc
17. Báo các tổng kết công tác hoạt động công chứng năm 2005, 2006 của một số Phòng công chứng.
18. Bộ dân luậtBắc Kỳ(1931).
19. Bộ Luật dân sự Nhật Bản (1995), Viện khoa học pháp lý-Bộ Tư pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
20. Bộ Luật dân sự Thái Lan(1995), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 21. Trần Chung (1973), Bộ dân luật, Nhà in TrầnChung. SàiGòn.
22. NguyễnNgọc Đào (1994), Luật La Mã, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
23. Nguyễn Ngọc Điện (2001), Bình luận các hợp đồng thông dụng trong luật dân sự Việt Nam, Nxb trẻ Thành phố Hồ ChíMinh, Tr 407, Tr 410, Tr 411, Tr 427, Tr 428.
24. Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ Luật (1936), Điều 1400.
25. Trần Hải Hưng (2006), Đổi mới về hợp đồng của Bộ luật dân sự năm 2005, Nxb Tưpháp.
26. Nguyễn Ngọc Khánh (2007), Chế định Hợp đồng trong Bộ Luật dân sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Tr 23, Tr 38, Tr 175, Tr 398.
27. Nhà Pháp luật Việt- Pháp (1998), Bộ Luật dân sự của nước Cộng Hoà Pháp, Nxb Chính trịQuốcGia.
28. Nhà Pháp Luật Việt-Pháp (2005), Bộ Nguyên tắc của UNIDROIT về Hợp đồng thương mại quốc tế 2004, Nxb Tư pháp, Tr 140.
29. Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo Luật Kinh tế, Nxb Đại học Quốcgia HàNội, Tr 575, Tr 577.
30. Quốc Triều hình luật(1995), Nxb Chínhtrịquốcgia HàNội.
31. Phan Văn Thiết (1961), Dân Luật Tu tri, Nhà sách Khai trí, Tr 297- 298.
32. Trường ĐạihọcLuật Hà Nội (2007),Giáo trình Luật dân sự Việt Nam (Tập 1, tập II), Nxb Công an Nhân dân.
34. ViệnNgôn ngữ(1988), Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa họcXãhội. 35. Xaca Vacaxum và Tori Aridumi (1995), Bình luận khoa học Bộ Lụât dân sự Nhật Bản, Nxb Chínhtrịquốcgia.
36. Nguyễn Như Ý (1996), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn Hoá-Thông tin.
37. M.I. Braginski, V.V. Vitrianski (2002), Luật hợp đồng (quyển 3). Nxb Matxcơva, Tr 248, Tr 265-268.
38. A.P.Xergeep, IU.K.Tobxtu (2000), Giáo trình Luật dân sự, Nxb "Đại lộ" Matxcơva.
PHẦN PHỤ LỤC
Phụ lục số 1: Số lượng hợp đồng ủy quyền được lập tại phòng công chứng trong những năm gần đây ngày càng tăng.
BẢNG THỐNG KÊ SỐ LƢỢNG CÔNG CHỨNG HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN TRONG NĂM 2005 -2006
STT Tên Phòng Công Chứng Năm 2005 Năm 2006 01 Phòng CC Số 1 Tp. Hà Nội 961 1283 02 Phòng CC số 2 Tp.Hà Nội 75 154 03 Phòng CC số 3 Tp.Hà Nội 1631 1863 04 Phòng CC số 4 TP.Hà Nội 879 939 05 Phòng CC số 1 Tỉnh Hà Tây (cũ) 206 1276 06 Phòng CC số 1 Tp. Hồ Chí Minh 4110 4696 07 Phòng CC số 2 Tp.Hồ Chí Minh 5025 5246 08 Phòng CC số 3 TP.Hồ Chí Minh 1694 1883 09 Phòng CC số 4 Tp. Hồ ChíMinh 2810 3481 10 Phòng CC số 5 TP. Hồ Chí Minh 2004 2812 11 Phòng CC sô 1 tỉnh Quảng Ninh 72 108 12 Phòng CC số 1 Tp. Hải Phòng 59 82 13 Phòng CC số 2 Tp. Hải Phòng 44 48 14 Phòng CC số 3 Tp. Hải Phòng 50 75 15 Phòng CC số 4 Tp. Hải Phòng 35 47
16 Phòng CC số 5 Tp. Hải Phòng 37 58 17 Phòng CC số 1 tỉnh Bắc Ninh 12 49 18 Phòng CC số 1 tỉnh Bình Thuận 240 183 19 Phòng CC số 1 tỉnh Gia Lai 180 93 21 Phòng CC số 4 tỉnh Long An 32 141 22 Phòng CC số 1 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 543 360 23 Phòng CC số 1 tỉnh Quảng Bình 73 63 24 Phòng CC số 1 tỉnh Kon Tum 35 35 25 Phòng CC số 1 tỉnh Thừa Thiên Huế 150 241
Phụ lục số 2: Trách nhiệm của người được ủy quyền khi thực hiện công việc ủy quyền liên quan đến việc định đoạt tài sản nhưng hợp đồng mua bán tài sản bị vô hiệu.
Vụ án tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán nhà do người được ủy quyền xác lập được bài “Giao dịch với ngưòi thụ uỷ: Trắng tay (!?)” trên Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh ngày 04-8-2008, nội dung vụ (tóm tắt)như sau:
Năm 2001, ông C đặt cọc cho ông T 50 lượng vàng để mua một căn nhà nằm trên đường 3-2, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh. Hai bên thoả thuận nếu bên mua đổi ý thì mất tiền cọc, nếu bên bán đổi ý thì phảibồi thường gấp đôi số vàng đặtcọc.
Tuy nhiên, ông T không phải là chủ sở hữu căn nhà. Căn nhà đó là của người khác và ông T là người được uỷ quyền để thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu. Hợp đồng uỷ quyền giữa ông T và chủ sở hữu căn nhà có chứng nhận củaphòng công chứng nhà nướcsố 2 thành phố Hồ Chí Minh trong đó nêu
rõ: Ông T đượcthay mặt chủ sở hữu để “quản lý, sử dụng, cho thuê, thế chấp và được làm thủ tục để bán, chuyển nhượng, được định đoạt giá bán, cho thuê đối với căn nhà”. Thời hạn uỷ quyền kéo dài trong 10 năm, tính đến ngày 28-12- 2008 sẽkhông cònhiệulực.
Sau khi xem xét kỹ nội dung uỷ quyền này, ông C yên tâm đặt cọc cho ông T, nhưng việc mua bán không thành nên ông C đãkhởi kiện ông T ra toà để