Quy định về nội dung của hợp đồng uỷquyề n

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hợp đồng uỷ quyền theo pháp luật Việt Nam (Trang 77 - 78)

Hợp đồng uỷ quyền được giao kết đúng pháp luật thì bao giờ cũng phải đầy đủ nội dung như căn cứ uỷ quyền, công việc uỷ quyền, thời hạn thực hiện công việc được uỷ quyền, quyền hạn và nghĩa vụ của các bên tham gia ký kết hợp đồng.

Căn cứ uỷ quyền là một trong những yếu tố mà người uỷ quyền, người được uỷ quyền, thậm chí cả công chứng viên, người có quyền chứng thực rất quan tâm. Căn cứ uỷ quyền là cơ sở để người uỷ quyền chứng minh trước người được uỷ quyền và công chứng viên biết được mình là người có trách nhiệm, có quyền hạn để tham gia giao dịch đó. Nhưng có những công việc sẽ được thực hiện trong tương lai thì có được uỷ quyền cho người khác hay không?

Đây là vấn đề mà thực tiễn hoạt động công chứng hợp đồng ủy quyền thường hay gặp. Như đã phân tích ở Chương 2, nếu công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực công chứng, chứng thực những hợp đồng uỷ quyền như vậy, vô hình chung đang thiết lập một quan hệ uỷ quyền không dựa trên một cơ sở pháp lý. Nếu từ chối công chứng, công chứng viên sẽ rất khó đưa ra lý do chính đáng. Trong một vài lĩnh vực, nếu xét thấy công việc hình thành trong

tương lai là phù hợp với công việc được uỷ quyền, thì công chứng viên nên công chứng. Để tránh những tranh luận không cần thiết giữa các công chứng viên, pháp luật cần quy định hướng dẫn cụ thể những căn cứ để khi công chứng viên công chứng hợp đồng có căn cứ tránh sự tùy tiện trong công chứng đối với những hợp đồng là những công việc trong tương lai.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc uỷ quyền không bị hạn chế cả về thời gian thực hiện công việc cho tới phạm vi uỷ quyền. Việc người dân lợi dụng tính ưu việt của hợp đồng uỷ quyền để nhằm che đậy những hành vi khác phía đằng sau là điều có thể. Vì vậy, nếu công việc liên quan tới quản lý tài sản, chuyển nhượng tài sản pháp luật cần quy định rõ thời gian thực hiện công việc phải cụ thể chứ không được dùng những câu mang tính chất chung chưng như: "Thời hạn uỷ quyền tính từ thời điểm công chứng viên ký tên, đóng dấu cho đến khi hoàn thành công việc". Để tránh trường hợp có những hợp đồng uỷ quyền bán tài sản đã tồn tại khoảng gần mười năm mà không biết người uỷ quyền còn sống hay đã chết thì trong hợp đồng ủy quyền ngoài việc quy định thời hạn hoàn thành công việc là căn cứ chấm dứt thì trong hợp đồng ủy quyền cần quy định một khoảng thời gian hợp lý.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hợp đồng uỷ quyền theo pháp luật Việt Nam (Trang 77 - 78)