4.3.1. Khái niệm phủ định biện chứng và những đặc trưng của nó * Khái niệm phủ định, phủ định biện chứng
- Phủ định: Là sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác trong quá trình vận động phát triển.
- Phủ định biện chứng: là phạm trù triết học dùng để chỉ sự phủ định tự thân, là mắt khâu trong quá trình dẫn tới sự ra đời sự vật mới, tiến bộ hơn sự vật cũ.
* Đặc trưng của phủ định biện chứng
+ Phủ định biện chứng mang tính khách quan vì nguyên nhân của sự phủ định nằm trong chính bản thân sự vật, hiện tượng.
+ Phủ định biện chứng mang tính kế thừa những nhân tố hợp quy luật, loại bỏ những nhân tố trái quy luật.
4.3.2. Phủ định của phủ định - khuynh hướng, con đường phát triển của thế giới
- Trong quá trình vận động của thế giới, phủ định biện chứng là một quá trình vô tận, diễn ra theo chu kỳ và theo hình thức xoáy ốc thể hiện tính biện chứng của sự phát triển, đó là tính kế thừa, tính lặp lại và tính tiến lên.
- Trong chuỗi phủ định tạo nên quá trình phát triển của sự vật, mỗi lần phủ định biện chứng đều tạo ra những điều kiện, tiền đề cho sự phát triển tiếp theo và tạo ra xu hướng vận động theo chiều hướng phát triển đi lên của sự vật
- Mỗi chu kỳ phát triển thường có hai lần phủ định căn bản tạo thành hình xoáy ốc của sự phát triển, phản ánh quá trình phát triển vô tận từ thấp đến cao của sự vật hiện tượng trong thế giới.
Tóm lại: quy luật phủ định của phủ định nêu lên mối liên hệ , sự kế thừa giữa cái khảng định và cái phủ định, nhờ đó phủ định biện chứng là điều kiện cho sự phát triển; nó bảo tồn nội dung tích cực của các giai đoạn trước và bổ xung thêm những thuộc tính mới làm cho sự phát triển đi theo đường “xoáy ốc”. 4.3.3. Ý nghĩa phương pháp luận
- Quy luật phủ định của phủ định là cơ sở để nhận thức đúng đắn về xu hướng vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Quá trình đó không diễn ra theo đường thẳng, mà là con đường quanh co, phức tạp, gồm nhiều giai đoạn, nhiều quá trình khác nhau.
- Theo quy luật phủ định của phủ định cái mới phải tất yếu thay thế cái cũ, vì vậy cần nâng cao tính tích cực của nhân tố chủ quan, của niềm tin, sự tất thắng của cái mới cái tiến bộ, sẽ chiến thắng cái cũ cái lạc hậu. Cần khắc phục bảo thủ, trì trệ.
- Quan điểm biện chứng về phát triển đòi hỏi trong quá trình phủ định cái cũ phải theo nguyên tắc kế thừa, kế thừa những nhân tố hợp quy luật loại bỏ nhưng nhân tố trái quy luật, thúc đẩy sự vật phát triển theo hướng tiến bộ.
5. LÝ LUẬN NHẬN THỨC DUY VẬT BIỆN CHỨNG