trong xã hội có giai cấp đối kháng. Giai cấp thống trị sử dụng bộ máy nhà nước để đàn áp, cưỡng chế các giai cấp khác trong khuôn khổ của lợi ích giai cấp thống trị. Đó là bản chất nhà nước theo nguyên nghĩa, tức là nhà nước của giai cấp bóc lột
- Nhà nước vô sản là nhà nước kiểu mới. Chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ ra rằng nhà nước của giai cấp vô sản là nhà nước đặc biệt. Trong đó, chức năng trấn áp, bạo lực là quan trọng, còn chức năng tổ chức, xây dựng là cơ bản của nhà nước vô sản.
- Đấu tranh giai cấp giữ vai trò là một trong những phương thức, động lực của sự tiến bộ, phát triển của xã hội có giai cấp.
2. Cách mạng xã hội và vai trò của nó đối với sự phát triển của xã hội có giai cấp đối kháng giai cấp đối kháng
a. Khái niệm cách mạng xã hội và nguyên nhân của nó * Khái niệm cách mạng xã hội
- Theo nghĩa rộng: cách mạng xã hội là sự biến đổi có tính chất bước ngoặt và căn bản về chất trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, là phương thức thay thế hình thái kinh tế - xã hội lỗi thời bằng hình thái kinh tế – xã hội cao hơn.
- Theo nghĩa hẹp: cách mạng xã hội là việc lật đổ một chế độ chính trị đã
lỗi thời, để thiết lập một chế độ chính trị mới, tiến bộ hơn.
* Nguyên nhân của cách mạng xã hội
- Nguyên nhân khách quan của cách mạng xã hội đó là nguyên nhân kinh tế, biểu hiện cụ thể đó là mâu thuẫn trong phương thức sản xuất giữa LLSX phát triển với QHSX cũ, lỗi thời.
- Nguyên nhân chủ quan của cách mạng xã hội, đó là sự phát triển nhận thức và tổ chức của giai cấp cách mạng – giai cấp đại biểu cho phương thức sản xuất tiến bộ hơn.
b. Vai trò của Cách mạng xã hội đối với sự vận động, phát triển của xã hội có giai cấp đối kháng