5. Những đóng góp mới của luận án
1.3.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
Theo MC Porter (1990,1998) [101], các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến việc nâng cao NLCT của SPGXK bao gồm: Điều kiện đầu vào; điều kiện về cầu; các ngành liên quan và các ngành hỗ trợ; chiến lược và cấu trúc mức độ cạnh tranh; và tác động của nhà nước. Các yếu tố này đã được MC. Porter khái quát hóa trong Mô hình Kim cương (Hình 1.2) về NLCT.
Mô hình kim cương của MC.Porter đã xây dựng dựa trên bốn thuộc tính lớn của một quốc gia và nó hình thành nên môi trường cạnh tranh cho các DN tại nước đó. Những thuộc tính này hoặc thúc đẩy hoặc ngăn cản sự tạo ra lợi thế cạnh tranh của quốc gia đó. Những thuộc tính đó là: (1) Điều kiện về các yếu tố sản xuất: Vị thế của một nước 1 địa phương về các yếu tố sản xuất, ví dụ: nguyên liệu, nguồn lao động có kỹ năng, cơ sở hạ tầng cần thiết để cạnh tranh trong một ngành cụ thể. (2) Các điều kiện về cầu: Nhu cầu trong nước đối với hàng hóa hoặc dịch vụ của một ngành. (3) Các ngành hỗ trợ và liên quan: Sự hiện diện hoặc không sẵn có của các ngành hỗ trợ và liên quan có NLCT quốc tế. (4) Chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh nội bộ ngành: Các điều kiện quản lý, tổ chức và quản trị như thế nào, bản chất của đối thủ cạnh tranh trong nước. (5) Vai trò của chính phủ: Chính phủ có thể ảnh hưởng đến một trong số bốn yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh trên. Rõ ràng Chính phủ có thể ảnh hưởng đến các điều kiện cung cấp các yếu tố quan trọng của sản xuất, điều kiện nhu
cầu tại thị trường nội địa và sự cạnh tranh giữa các DN. (6) Cơ hội: là các sự kiện xảy ra bên ngoài kiểm soát của đối tượng nghiên cứu. Chúng rất quan trọng vì chúng tạo ra gián đoạn, trong đó một số vị trí tăng cạnh tranh và một số bị mất.
Vai trò của Chính phủ
Các điều kiện về yếu tố sản xuất
Chiến lược, cơ cấu, cạnh tranh ngành Các điều kiện về cầu Các ngành Cơ hội hỗ trợ và liên quan
Nguồn: Charles W.L.Hill (2009), Kinh doanh quốc tế, NXB McGraw-Hill
Hình 1.2. Các yếu tố xác định lợi thế cạnh tranh quốc gia: Mô hình kim cương của Mc.Porter
MC.Porter cho rằng có hai yếu tố nữa có thể chi phối tới mô hình kim cương của quốc gia theo những cách thức quan trọng khác nhau đó là: Cơ hội và vai trò của Chính phủ. Những cơ hội xảy đến, có thể giúp tái cấu trúc lại ngành và mang lại cơ hội cho các DN của một nước vượt lên. Vai trò của Chính phủ thể hiện bằng cách lựa chọn các chính sách của mình, có thể làm giảm đi hoặc cải thiện lợi thế quốc gia. Như vậy, theo lý thuyết của MC.Porter, các nước nên XK những sản phẩm của những ngành mà tại đó cả bốn thành phần của mô hình kim cương có điều kiện thuận lợi và NK trong những lĩnh vực tại đó các thành phần không có điều kiện thuận lợi. Đề tài “Nâng cao NLCT sản phẩm gỗ xuất khẩu tỉnh Bình Định” vừa nghiên cứu NLCT theo khía cạnh sản phẩm nhưng phạm vi nghiên cứu là tại một địa phương nên có thể xem là nghiên cứu NLCT ở cấp độ ngành. Do vậy, việc vận dụng mô hình kim cương của MC.Porter vào phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến NLCT SPGXK là phù hợp.