5. Những đóng góp mới của luận án
1.5.2. Thực tiễn và kinh nghiệ mở một số địa phương trong nước
1.5.2.1. Kinh nghiệm từ TP. Hồ Chí Minh
TP. Hồ Chí Minh là địa phương có số lượng DN chế biến gỗ hoạt động sôi nổi nhất so với các địa phương trong cả nước. Để trở thành một ngành có hoạt động nổi bậc như vậy, ngành chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh đã có những biện pháp sau:
Theo hiệp Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (HAWA) các DN gỗ Tp. Hồ Chí Minh quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và áp dụng nhiều quy trình được chứng nhận như Chuỗi hành trình (CoC), FSC, VFTN, BSCI, BRC... đảm bảo khả năng đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng loạt, chất lượng đồng bộ, thời gian giao hàng nhanh, kiểu dáng mẫu mã hợp thị hiếu.
Theo ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó chủ tịch HAWA cho biết ngành gỗ Tp. Hồ Chí Minh đặt trọng tâm vào công tác chuyển đổi sản xuất từ đồ gỗ sân vườn - ngoài trời sang sản xuất đồ gỗ nội thất theo chính sách của hiệp hội ngành gỗ thành phố và UBND thành phố. Hướng đi đúng đó đã tạo cho ngành CBG của Tp.Hồ Chí Minh tiếp tục trụ vững trong bối cảnh tình hình kinh tế suy thoái của thế giới.
Bên cạnh đó, để nâng cao NLCT sản phẩm của mình ở thị trường quốc tế, ngành CBGXK TP. Hồ Chí Minh đã khuyến khích các DN CBG chuyển đổi, ứng dụng công
nghệ chế biến hiện đại vào sản xuất để tạo ra sản phẩm chất lượng. Đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua việc chú trọng thiết kế mẫu mã bằng việc tổ chức thường xuyên Cuộc thi thiết kế mẫu cho hàng nội ngoại thất gỗ do Hội Mỹ nghệ và Chế biến Gỗ Tp.HCM (HAWA), Giải Hoa mai với sự tài trợ chính của Hội đồng Xuất khẩu Gỗ Cứng Hoa Kỳ (AHEC). Giải này được tổ chức lần đầu vào năm 2002, đến năm 2018 là năm thứ 16 Giải được diễn ra.
Ngoài ra, Tp. Hồ Chí Minh là địa phương có sự phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành CBG XK nổi bậc nhất cả nước nhờ chính sách khuyến khích phát triển ngành công nghiệp phụ trợ của thành phố trong thời gian qua.
1.5.2.2. Kinh nghiệm từ tỉnh Bình Dương
Bình Dương là một trong 4 địa phương có ngành CBG XK lớn nhất cả nước. Bình Dương là nơi tập trung các khu công nghiệp và là trung tâm sản xuất đồ gỗ lớn nhất của cả nước. Tại Bình Dương, với khoảng 500 DN gỗ, ngành CBG chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Để đạt được những thành tích đó, Bình Dương đã thực hiện các giải pháp sau:
Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp CBG tỉnh Bình Dương là giải pháp ưu tiên của ngành và địa phương để hỗ trợ ngành CBGXK của tỉnh. Điều này được thể hiện rõ nét trong Đề án “ Định hướng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến 2020” do UBND tỉnh Bình Dương chủ trì và Sở công thương tỉnh Bình Dương thực hiện năm 2011.
Bình Dương luôn nỗ lực thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại, đặc biệt dành khá nhiều ưu tiên cho ngành CBG của tỉnh thông qua Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương (BIFA). Bên cạnh đó, tỉnh luôn ưu tiên hỗ trợ các DN CBG tham gia các hoạt động xúc tiến ở nước ngoài.
Bình Dương đã thực hiện các chính sách khuyến khích, kêu gọi các DN trên địa bàn, trong đó có các DN CBGXK nên đầu tư cải tiến công nghệ, máy móc để nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh sản phẩm ở thị trường quốc tế.
Vấn đề nguyên liệu, tỉnh chú trọng các biện pháp phát triển nguồn nguyên liệu gỗ bên cạnh với việc tìm kiếm các nguồn nguyên liệu hợp pháp và giá rẻ. Ngành Lâm nghiệp của tỉnh cũng đã tập trung chỉ đạo nghiên cứu, cải tiến cơ cấu cây trồng, tạo giống mới và chủng loại cây trồng có năng suất chất lượng cao, phù hợp thổ nhưỡng trồng rừng và yêu cầu sử dụng phục vụ chế biến đồ mộc và nguyên liệu công nghiệp.