Trồng trọt theo phương pháp đốt nương rẫy là quá trình chặt bỏ cây trên một khu đất, đốt cây còn sót lại và sử dụng tro để cung cấp chất dinh dưỡng cho đất mà sau này dùng để trồng cây lương thực.

Một phần của tài liệu Báo cáo Nhận thức về bất bình đẳng giới tại thị trường lao động Việt Nam (Trang 28 - 30)

dưỡng cho đất mà sau này dùng để trồng cây lương thực.

17 ABC News, 21/04/2018.

“Em làm ở ngoài đồng cả ngày dưới trời nắng – đi học sướng hơn nhiều.” – đi học sướng hơn nhiều.”

Trong các thảo luận nhóm, phụ nữ đều khá rõ về tầm quan trọng của giáo dục đối với các nhóm dân tộc thiểu số. Phần lớn những người này, ở độ tuổi từ 38 tới 40, nhìn nhận mình như một thế hệ đã lỡ vì không còn khả năng có học vấn tốt hơn do thiếu cơ sở hạ tầng ở vùng nông thôn và khoảng cách xa từ nhà tới trường. Họ mô tả một vòng luẩn quẩn, trong đó phụ nữ thất học sợ phải rời khỏi nơi mình sinh sống dù biết rằng chỉ ở những thành phố lớn mới có cơ hội học tập và tìm được công việc tốt. Sự hoài nghi về những điều không biết cũng lây lan sang con cái họ. Dù muốn con mình có được nền giáo dục tốt hơn, họ vẫn sợ để con mình rời khỏi gia đình vì nghĩ rằng những đứa trẻ chưa thể tự lo cho mình trong thế giới rộng lớn ngoài kia. Những người phụ nữ này có chung quan điểm thực dụng về tương lai của con họ.

Q: Các chị nghĩ những công việc gì mà con các chị nên làm, và các chị muốn con mình làm gì trong tương lai? (Thảo luận nhóm phụ nữ Thái, Điện Biên). F1. Chị không biết, hiện tại chị chỉ muốn tụi nhỏ đi

học. Chúng có quyền lựa chọn muốn làm gì trong tương lai.

F3. Nếu không thích đi học, con chị có thể ở nhà làm những việc mà cha mẹ đang làm.

F4. Khi học xong, chị muốn con chị làm việc cho công ty nào phù hợp nhất.

F8. Chị không biết.

Các thảo luận nhóm phản ánh tình trạng lao động sớm ở trẻ em dân tộc thiểu số. Sau khi tốt nghiệp phổ thông cơ sở, đứa trẻ nào, bất kể nam hay nữ, cũng phải giúp cha mẹ việc nương rẫy. Quá trình trồng trọt là công việc tập thể của tất cả thành viên trong gia đình, mỗi người đều biết mình phải làm gì. So với các thế hệ trước, công việc nương rẫy hiện nay đang trở thành công việc của người phụ nữ dân tộc thiểu số. Người vợ ở nhà làm nương rẫy, người chồng đi ra ngoài tìm việc. Ngày càng có nhiều đàn ông dân tộc thiểu số làm công việc thuê mướn hơn là ở nhà làm nương rẫy của gia đình. Đây là cách duy nhất đối với nhiều gia đình để duy trì truyền thống làm nông. Vì thế, phụ nữ dân tộc thiểu số đảm đương mọi trách nhiệm trong gia đình và trên nương rẫy, từ việc trồng cây, bán sản phẩm tới việc chăm con và chăm người già trong gia đình.

F3. Ngày trước, ông bà và ba mẹ ít khi ra ngoài làm thuê. Bây giờ cả đàn ông và phụ nữ đều đi làm thuê, dù đàn ông làm nhiều hơn. Phụ nữ cũng đi làm thuê nhiều, nhưng thường chỉ làm ở nhà sau khi lập gia đình. Đàn ông lập gia đình vẫn ra ngoài làm, họ tìm việc ở nơi khác nếu không có việc ở nhà. (Thảo luận nhóm phụ nữ dân tộc Thái, Điện Biên).

F1. Nhiều đàn ông ra ngoài tìm việc, đi làm hồ, vì không có nhiều việc ở nhà. Ngày xưa nhà có nhiều ruộng, nhưng cha mẹ phải chia bớt ruộng cho con khi chúng lớn, nên giờ ít ruộng hơn, mọi người phải ra ngoài tìm thêm việc để kiếm tiền. (Thảo luận nhóm phụ nữ dân tộc Thái, Điện Biên). Tất cả phụ nữ tham gia thảo luận nhóm đều muốn con họ có cuộc sống tốt hơn nhưng lại lo việc đi học và kiến thức lý thuyết không hợp với văn hoá của họ. Họ cho biết nhiều giáo viên và cán bộ đến thôn vận động đưa trẻ tới trường kể cả chúng phải ở nội trú trong suốt năm học. Nhưng chỉ có cha mẹ không cần dùng sức lao động của con cái mới cho con đi học phổ thông trung học.

F4: Chúng tôi được vận động đưa trẻ tới trường. Vào đầu năm học, giáo viên tới từng gia đình để động viên chúng tôi cho trẻ đi học. (Thảo luận nhóm phụ nữ dân tộc Thái, Điện Biên).

F2: Tất cả trẻ con đều được học mẫu giáo và tiểu học. Nhiều đứa đủ khả năng học lên cấp hai, nhưng không nhiều đứa có thể học lên cấp ba hoặc cao hơn nữa. Phần nhiều chỉ những trẻ gia đình khá giả mới có cơ hội cho con học lên sau khi tốt nghiệp phổ thông. (Thảo luận nhóm phụ nữ dân tộc Thái, Điện Biên). Phụ nữ cho biết họ thích con trai đi học trung học phổ thông, còn con gái ở nhà giúp gia đình. Họ cũng cho rằng tìm chồng hợp với con gái là điều quan trọng để ổn định kinh tế gia đình.

Khi được hỏi về cơ hội việc làm và sự hiểu biết về TTDVVL, người tham gia không biết những trung tâm này làm việc gì và cũng không tin dịch vụ của trung tâm có thể đáp ứng nhu cầu của họ. Nhìn chung, phụ nữ tham gia thảo luận nhóm không tin tưởng vào các tổ chức của nhà nước. Họ cho biết có thể tự xin việc từ các công ty tại địa phương hoặc nhờ vào mối quan hệ gia đình. Bất cứ khi nào cần thêm nhân công, các công ty khuyến khích nhân viên giới thiệu tuyển người thân hoặc bạn bè. Hầu hết các gia đình đều làm công nhân thời vụ tại hai hoặc ba công ty. Vào những ngày cao điểm, các bà vợ cũng đi làm công nhân thời vụ. Hầu hết các TTDVVL không phù hợp với phụ nữ.

Kết luận

Thảo luận nhóm với phụ nữ dân tộc thiểu số cho thấy rõ cộng đồng dân tộc thiểu số tụt hậu so với các nhóm dân khác ở Việt Nam về trình độ học vấn và các khía cạnh liên quan tới thị trường lao động, phụ nữ thậm chí tụt hậu xa hơn nam giới. Những cộng đồng này thường sinh sống chủ yếu ở nông thôn hoặc miền núi nên trẻ em khó đi học đều ở bậc trung học, sau khi

đã kết thúc tiểu học ở gần nhà. Để đến được trường trung học gần nhất, nhiều đứa trẻ phải đi bộ hàng giờ hoặc ở nội trú cả tuần. Dù cha mẹ nào cũng muốn con được đi học, nhưng khó khăn kinh tế buộc nhiều gia đình phải lựa chọn đứa trẻ nào nên cho đi học tiếp. Các chuẩn mực giới xung quanh việc phân chia việc nhà và việc lao động kiếm tiền thể hiện rõ nét hơn ở các cộng đồng dân tộc thiểu số. Với người Kinh, các em gái phải ở gần nhà, dù vì lý do an ninh hay để giúp việc nhà; khiến các em khó học lên cao do khoảng cách xa xôi của nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số. Để đảm bảo kinh tế gia đình, nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số thường lấy chồng sớm hơn so với phụ nữ Kinh. Công việc nương rẫy đang dần trở thành trách nhiệm của phụ nữ trong gia đình, vì thế cha mẹ không đề cao giá trị của việc con gái học trung học hay có khát vọng nghề nghiệp. Phụ nữ dân tộc thiểu số có ít cơ hội vượt qua các chuẩn mực văn hoá và kì vọng về vai trò truyền thống của người phụ nữ, đang phải gánh vác thêm khối lượng công việc lớn để duy trì truyền thống làm nông.

4.5. Nhận thức của người sử dụng lao động

Nhìn chung, thảo luận nhóm với quản lý doanh nghiệp và quản lý nhân sự cho thấy doanh nghiệp thường không hài lòng với chất lượng đào tạo của các trường đại học và CSGDNN. Những người tốt nghiệp các cơ sở

Một phần của tài liệu Báo cáo Nhận thức về bất bình đẳng giới tại thị trường lao động Việt Nam (Trang 28 - 30)