KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu Báo cáo Nhận thức về bất bình đẳng giới tại thị trường lao động Việt Nam (Trang 41 - 43)

Nghiên cứu này đã mở rộng hiểu biết về những rào cản gây nên bất bình đẳng giới trên thị trường lao động Việt Nam và các cách cải thiện chính sách và những can thiệp như dịch vụ kết nối thị trường lao động để giảm những rào cản này. Nhìn chung, phát hiện từ các thảo luận nhóm đều có độ tin cậy cao và nhất quán với kết quả của các nghiên cứu định lượng hiện có. Các phát hiện này cho phép nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị chính sách trực tiếp.

6.1. Phát triển hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên và cha mẹ nghiệp cho sinh viên và cha mẹ

Thảo luận với các nhóm khác nhau cho thấy nhu cầu cần có dịch vụ và thông tin hướng nghiệp, giáo dục thân thiện hơn với người sử dụng. Các em nữ và cha mẹ cho biết định hướng nghề nghiệp chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của gia đình và bạn bè. Các nhóm dân tộc thiểu số cho biết họ gặp nhiều khó khăn khi tư vấn việc học và nghề nghiệp cho con. Cha mẹ sử dụng Internet để tìm thông tin việc làm, lương, và xu hướng thị trường lao động giúp họ tư vấn tốt hơn cho con, nhưng những thông tin này khó tìm, không đầy đủ, và khó tiếp cận đối với người học vấn thấp.

Việt Nam nên tiếp tục phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động (LMIS). Hệ thống này tổng hợp thông tin về nghề nghiệp, cơ hội giáo dục, và vị trí việc làm, rồi trình bày theo cách thân thiện với người sử dụng, để dễ khai thác với sinh viên, cha mẹ, người tìm việc, các cơ sở đào tạo, và những đối tượng liên quan khác. Hệ thống được đưa lên các mạng cho phép mọi người truy cập rộng rãi trên toàn quốc, cũng như cho phép thường xuyên (trong một số trường hợp là tự động) cập nhật thông tin khi có dữ liệu mới. Quan trọng là những thông này phải được cập nhật và, theo đề xuất của người tham gia thảo luận, mang tính tổng hợp và dễ tiếp cận. Làm được như vậy phải có các băng hình trên hệ thống LMIS, có phần lồng tiếng thuyết minh thông tin quan trọng, và có người hỗ trợ trực tiếp cho người sử dụng hệ thống LMIS.

Hệ thống LMIS nên gồm những thông tin giúp nam, nữ, và các cha mẹ sử dụng để ra quyết định. Như đã thảo luận trong báo cáo này, nữ và nam tìm những thông tin khác nhau về nghề nghiệp, chương trình giáo dục và đào tạo, và việc làm. Ví dụ, bên cạnh những

thông tin cơ bản về nghề nghiệp, như nhiệm vụ cần làm trong công việc, hệ thống LMIS cần xác định nơi làm việc, giờ làm việc tiêu chuẩn, định hướng phát triển sự nghiệp, tỷ lệ lao động nữ, chính sách thai sản và gia đình để xử lý các vấn đề các em nữ và cha mẹ họ quan tâm. Đối với các em nam và cha mẹ họ, vấn đề lương là quan trọng nhất.

Giáo viên cần phối hợp với các TTDVVL và đại diện doanh nghiệp để tổ chức các buổi tư vấn ở các trường trung học cho học sinh và phụ huynh. Các buổi tư vấn và định hướng nghề nghiệp trực tiếp có thể giúp các em nữ và cha mẹ biết được nhiều lựa chọn nghề nghiệp. Các buổi thảo luận nhóm tập trung chỉ có thể liệt kê một số công việc hoặc ngành học mà họ tin rằng có thể có được việc làm không ảnh hưởng tới nghĩa vụ gia đình. Họ chưa biết nhiều lựa chọn khác, gồm những công việc mới xuất hiện cũng cho phép cân bằng giữa công việc và gia đình. Việc tổng hợp thông tin về nghề nghiệp, giáo dục, và việc làm, cũng như thu hút sự tham gia của cha mẹ và sinh viên nữ qua các buổi định hướng sẽ giúp họ mở rộng sự lựa chọn. Năm 2019, Bộ LĐ-TB-XH đã triển khai thí điểm bản tin Thông tin thị trường lao động cho học sinh trung học và cha mẹ; nhân viên trung tâm hỗ trợ người sử dụng lao động đã mời các nhóm học sinh và cha mẹ tham gia thảo luận về các thông tin của bản tin; hiệu quả của hoạt động này đang được đánh giá. Hoạt động hỗ trợ có mục tiêu như vậy có thể có vai trò đặc biệt quan trọng với các bạn nữ khuyết tật và người lao động dân tộc thiểu số - đây là những đối tượng thường thấy minh có ít lựa chọn nghề nghiệp hơn các nhóm xã hội khác.

Các TTDVVL có thể mở rộng và điều chỉnh dịch vụ sao cho có thể đưa ra các hướng dẫn theo nhu cầu của nữ và nam giới hiệu quả hơn. Như các cán bộ trung tâm đã đề cập trong thảo luận nhóm, dịch vụ tư vấn hướng nghiệp đã cân nhắc đến những mong muốn về sự nghiệp và gia đình của nữ và nam giới. Tuy nhiên, các chuyên gia về giới có thể giúp điều chỉnh quy trình tư vấn nghề nghiệp của trung tâm bằng cách xác định nhiều hướng đi cho sự nghiệp, nhiều lựa chọn cho việc học và công việc hơn vốn hiều biết hiện thời của cán bộ trung tâm. Ngoài ra, trung tâm có thể giới thiệu đến các dịch vụ có thể giúp phụ nữ giảm bớt trách nhiệm chăm sóc gia đình, như dịch vụ giữ trẻ có chất lượng hoặc các lựa chọn giao thông an toàn. Tư vấn hướng nghiệp

như vậy rất quan trọng với nhóm dễ tổn thương, gồm thanh niên thuộc các nhóm thiệt thòi trong xã hội hoặc thanh niên nông thôn – những người phải đối mặt với nhiều rào cản để có việc làm cũng như các chuẩn mực giới nặng nề. Nhân viên trung tâm cần được đào tạo để tích hợp những công cụ này vào công việc của họ với các em nữ và cha mẹ họ. Trung tâm cần thay đổi hình ảnh để trở thành nguồn tìm kiếm việc làm suốt đời của người dân. Những mong muốn về việc làm của nữ giới sẽ thay đổi nhiều hơn của nam giới khi các nghĩa vụ gia đình biến động trong suốt cuộc đời. Trung tâm có thể hỗ trợ lập kế hoạch sự nghiệp có tính đến những biến động này và cung cấp thông tin về đào tạo lại hoặc cơ hội và/hoặc lựa chọn việc làm mới để học thêm trang bị cho đời sống công việc của phụ nữ.

Có lẽ quan trọng hơn, các chương trình hướng nghiệp hướng đến thanh niên tìm việc cũng phải hướng đến các cha mẹ. Thảo luận nhóm cho thấy các em nam và nữ đều chịu ảnh hưởng bởi lời khuyên của cha mẹ, đặc biệt là các em nữ. Tuy nhiên, thảo luận nhóm cũng cho thấy cha mẹ không biết nhiều về thị trường lao động, và dù cố gắng tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, họ vẫn không thể có đầy đủ thông tin để hướng dẫn một cách hiệu quả cho con trong việc lựa chọn ngành học, trường trung cấp, cao đẳng, đại học hay con đường sự nghiệp. Cha mẹ ở Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng bởi mô hình vai trò giới truyền thống. Công việc nhà nước vẫn được xem là ổn định và tốt hơn cho phụ nữ, dù không có nhiều cơ hội thăng tiến. Vì thế, cha mẹ nên được đưa vào tham gia các chương trình hướng nghiệp ở phạm vi rộng hơn. Đặc điểm những công việc mới phải được giải thích, và các con đường sự nghiệp phải được minh họa với ví dụ cụ thể. Các buổi chia sẻ thông tin được tổ chức khoa học, bài bản sẽ giúp thuyết phục các cha mẹ rằng con gái họ có thể có nhiều cơ hội việc làm để lựa chọn.

6.2. Phá vỡ - hoặc chống lại – định kiến giới

Định kiến giới xuất hiện ở nhiều chủ đề trong tất cả các thảo luận nhóm, kèm theo những hệ lụy về con đường học tập và sự nghiệp. Nữ giới, nam giới, và gia đình họ cho rằng sự nghiệp của người phụ nữ nên xoay quanh trách nhiệm gia đình, trong khi công việc của đàn ông là tìm cách tối đa hoá thu nhập. Giáo viên ở các CSGDNN khuyên học viên nữ không nên theo đuổi công việc lâu nay vẫn dành cho nam. Người sử dụng lao động nghĩ phụ nữ nhút nhát và không thích cạnh tranh, còn nam giới giao tiếp kém. Những thiên kiến này còn trầm trọng hơn đối với phụ nữ dân tộc thiểu số và phụ nữ khuyết tật.

Những thông tin chống lại các định kiến giới này có thể bắt đầu thay đổi chính các định kiến. Ví dụ, Văn phòng Tổ chức Châu Á (Asia Foundation) ở Campuchia sản xuất các băng hình ngắn có các bạn nam và nữ giới thiệu ngắn gọn về công việc, con đường học tập, và mức độ hài long với tình trạng cân bằng giữa cuộc sống và công việc của họ. Những câu chuyện cá nhân này cho người xem biết được những người như họ có thể có được những công việc tốt như vậy.

Được tiếp xúc với những người đã chống lại các chuẩn mực giới có thể giúp những người khác bắt đầu thay đổi thiên kiến của họ. Các khoá học nâng cao nhận thức giới trong trường học và trong chương trình giáo dục thường xuyên có thể chống lại các thiên kiến giới khiến giáo viên, doanh nghiệp, nam giới, nữ giới hạn chế các lựa chọn học hành và công việc theo giới. Hình thức tập huấn này thường tập trung vào các quyền trên cơ sở giới. Hoạt động này quan trọng nhưng có thể bổ sung thêm bằng các câu chuyện và các đoạn phim ngắn về những người đã chống lại được các định kiến giới. Chống lại các thiên kiến tiêu cực về hình ảnh phụ nữ thành đạt trong công việc là việc rất quan trọng. Có lẽ quan trọng trên hết là giúp các em gái phát triển quyền tự quyết. Thảo luận nhóm cho thấy các em nữ thường để cha mẹ quyết định chuyện kết hôn, học tập, và công việc của mình. Họ dễ nản lòng hơn các em nam nếu trượt kì thi đại học, và cảm thấy rất sợ những phụ nữ thành đạt. Quyền tự quyết xuất hiện sớm nhưng có thể được hỗ trợ thông qua các chương trình sau giờ học được tổ chức bài bản hoặc các câu lạc bộ thanh thiếu niên nơi các bạn nữ tập hợp cùng nhau tham gia các hoạt động, đồng thời khám phá các định kiến giới và thực hành các biện pháp chống lại và vượt qua những định kiến này.

6.3. Thay đổi nơi làm việc để giảm rào cản liên quan đến gia đình liên quan đến gia đình

Những người tham gia thảo luận thường đề cập đến mâu thuẫn giữa nghĩa vụ gia đình và công việc, nhấn mạnh đến kì vọng xã hội cho rằng chỉ được đi làm nếu không ảnh hưởng đến trách nhiệm gia đình. Ba chính sách sau đây có thể giúp phụ nữ có được sự cân bằng giữa gia đình và cuộc sống để thành công hơn ở cả hai khía cạnh.

Thứ nhất, trong mô hình việc làm tiêu chuẩn của Việt Nam, công việc chủ yếu được thực hiện tại chính văn phòng, nhà máy, hoặc công ty, theo hình thức trọn thời gian trong khung giờ cố định. Chính sách giờ làm việc linh hoạt nới lỏng mô hình này thông qua sắp xếp lại

thời gian, địa điểm, và thời lượng buổi làm việc. Trong mô hình này, người lao động có thể sắp xếp tốt hơn thời gian làm việc của họ xung quanh nghĩa vụ gia đình. Đặc biệt với phụ nữ, đây là một chiến lược tốt để cân bằng công việc và gia đình, đồng thời cũng cho phép các cặp vợ chồng xoá bỏ mô hình vai trò truyền thống và chia sẻ cơ hội và nghĩa vụ một cách bình đẳng. Các ví dụ về sắp xếp thời gian làm việc linh hoạt đã tồn tại ở Việt Nam. Các doanh nghiệp tham gia hội chợ việc làm tại Hà Nội mời chào hình thức làm việc tại nhà và thời gian làm việc linh hoạt cho nhân viên. Như trong ngành may mặc, mỗi công nhân được khoán một số lượng sản phẩm nhất định trong một tuần, đồng thời hoạt động kiểm soát chất lượng thường xuyên giúp đảm bảo sự hài lòng của khách hàng. Các phỏng vấn với quản lý nhân sự của các công ty bảo hiểm cho thấy nữ công nhân bị thu hút bởi giờ làm linh hoạt nhiều hơn nam, vì thế sẵn sàng giao dịch với khách hàng vào buổi tối hoặc cuối tuần.

Bộ luật Lao động cần được sửa đổi theo hướng khuyến khích và bình thường hoá chính sách làm việc linh hoạt. Dù luật cho phép những hình thức làm việc này, nhưng hiện tại chủ yếu các hình thức cụ thể vẫn là phụ thuộc vào thoả thuận giữa doanh nghiệp và người lao động. Sự chênh lệch về quyền lực này có thể dẫn đến các hình thức tổ chức công việc bất lợi cho người lao động. Để khuyến khích doanh nghiệp và người lao động xem xét cẩn thận các hình thức làm việc linh hoạt, có thể cần soạn các nghị định hướng dẫn thi hành Bộ Luật Lao động nhằm cụ thể hóa bản chất của các hình thức làm việc linh hoạt, trách nhiệm mỗi bên tham gia, và đưa ra các hướng dẫn về lương thưởng.

Thứ hai, Chính phủ nên xem xét đưa chính sách nghỉ thai sản cho cả hai vợ chồng vào luật. Cả nam và nữ tham gia thảo luận nhóm đều cho biết người sử dụng lao động cho người chồng nghỉ chế độ nghỉ thai sản rất ít, nếu có. Dù luật quy định nghỉ thai sản khá chi tiết - dù theo những người tham gia thảo luận, thực tế triển khai không tốt như luật định - người sử dụng lao động cho phép người cha nghỉ rất ít hoặc không được nghỉ chăm vợ mới sinh hoặc trẻ sơ sinh. Thế giới có nhiều quốc gia quy định nghỉ thai sản cho cả cha và mẹ, cho phép gia đình tự quyết định thời gian nghỉ giữa hai vợ chồng22. Ví dụ, cả hai vợ chồng có thể nghỉ cùng lúc hoặc thay phiên nhau nghỉ để lúc đầu là người

mẹ, sau là người cha ở nhà chăm con (Korabik, Lero, & Whitehead, 2017). Quy định này cho phép cả vợ và chồng đều có thời gian cho gia đình nhưng vẫn duy trì được công việc. Vì chế độ nghỉ thai sản cho lao động nữ được trả từ quỹ bảo hiểm xã hội, chế độ nghỉ thai sản cho cả hai vợ chồng cũng có thể do quỹ này chịu trách nhiệm theo dõi.

Thứ ba, cải thiện chất lượng, số lượng, và dịch vụ của các cơ sở mầm non công lập sẽ cho phép phụ nữ có nhiều lựa chọn nghề nghiệp hơn. Các nhóm thảo luận thể hiện lo lắng về chất lượng của các cơ sở mầm non, cụ thể là vấn đề người trông trẻ không được đào tạo bài bản (Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc, 2016) và những cơ sở có tiêu chuẩn sức khoẻ và an toàn đáng nghi ngờ. Trong khi đó các cơ sở mầm non công lập lại giới hạn giờ giữ trẻ không theo thời gian làm việc chuẩn của người lao động (gồm đi lại) hoặc chỉ hoạt động nửa ngày, như ở các đối tượng nghiên cứu ở nông thôn đã chỉ ra. Ngay cả khi có được dịch vụ giữ trẻ phù hợp với thời gian làm việc và nhu cầu phát triển của trẻ, người mẹ cũng cần được đảm bảo con mình không chịu tình trạng thiếu quan tâm về cảm xúc và xã hội khi tới trường. Tuyển dụng giáo viên có trình độ và được trả lương cao để theo dõi quá trình phát triển đầu đời của trẻ là biện pháp tốt nhất đảm bảo chất lượng dịch vụ trông giữ trẻ.

6.4. Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ khởi nghiệp và phát triển phát triển

Sở hữu hoạt động kinh doanh nhỏ là chủ đề đặc thù của nhóm mẹ đơn thân. Họ cho rằng đây là công việc khả thi nhất đối với họ khi cân nhắc đến tình trạng phân biệt đối xử của người sử dụng lao động và nhu cầu thời gian linh hoạt để chăm con. Thực tế cho thấy phụ nữ chiếm số đông trong loại hình công việc này hiện nắm giữ 20 phần trăm tổng số việc làm ở Việt Nam (Cunningham và Pimhidzai 2018).

Một số hoạt động hiệu quả tập trung vào doanh nghiệp nhỏ do phụ nữ làm chủ có thể khả thi ở Việt Nam. Những hoạt động này có thể gồm tài chính vi mô hoặc đào tạo kinh doanh. Ví dụ, Ngân hàng Grameen của

Một phần của tài liệu Báo cáo Nhận thức về bất bình đẳng giới tại thị trường lao động Việt Nam (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)