Luật Người khuyết tật (2010) quy định Nhà nước bảo đảm để người khuyết tật được tư vấn học nghề miễn phí, lựa chọn và học nghề theo khả năng, năng lực bình đẳng như những người khác (Điều 32) Luật cũng quy định Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật phục hồi chức

Một phần của tài liệu Báo cáo Nhận thức về bất bình đẳng giới tại thị trường lao động Việt Nam (Trang 36 - 38)

năng, năng lực bình đẳng như những người khác (Điều 32). Luật cũng quy định Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật phục hồi chức năng lao động, được tư vấn việc làm miễn phí, có việc làm và làm việc phù hợp với sức khỏe và đặc điểm của người khuyết tật (Điều 33). Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không được từ chối tuyển dụng người khuyết tật có đủ tiêu chuẩn tuyển dụng vào làm việc hoặc đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng trái quy định của pháp luật nhằm hạn chế cơ hội làm việc của người khuyết tật (Điều 33).

lên. Ở tất cả tỉnh thành, nhu cầu lao động chủ yếu đến từ các doanh nghiệp tuyển dụng lao động tạm thời, công việc giản đơn. Các công ty cần tìm lao động có trình độ cao thường tự mình tuyển dụng vì quá trình tuyển dụng rất khắt khe.

JPO1: Gần đây có tình trạng thiếu lao động giản đơn, không chỉ ở Hà Nội mà còn ở các tỉnh thành khác. Tất cả doanh nghiệp đều gặp phải tình trạng này, đặc biệt các doanh nghiệp sản xuất trong khu chế xuất, khu công nghiệp, nên họ rất hay tìm đến các TTDVVL. (Phỏng vấn cán bộ giới thiệu việc làm, Hà Nội).

Không nhiều lao động có trình độ cao sử dụng dịch vụ của trung tâm vì họ nghĩ tự mình tìm việc sẽ hiệu quả hơn. Lao động có trình độ biết cách tìm việc làm và chủ yếu tìm việc trên Internet. Phần lớn những người tìm đến trung tâm là những người có học vấn thấp và cần việc gấp vì lý do tài chính. Với những người này, chất lượng công việc không quan trọng bằng tiền lương và khả năng được bắt đầu công việc càng sớm càng tốt. Về việc kết nối việc làm cho nam và nữ, các cán bộ trung tâm cho biết họ có nghĩa vụ tôn trọng quyền pháp lý của mọi người dân được đối xử bình đẳng. Tuy nhiên, họ cho biết doanh nghiệp thường có những mong muốn rõ ràng về người lao động mà họ muốn tuyển dụng. Doanh nghiệp thường ưu tiên nam, dù đó là những công việc không cần chuyên môn, vì lao động nam không phải ở nhà chăm con như lao động nữ. Cán bộ giới thiệu việc làm cho biết họ luôn lắng nghe nhu cầu và cân nhắc đến nghĩa vụ gia đình của người tìm việc. Nhưng họ cũng nhấn mạnh rằng những nhóm phụ nữ dễ tổn thương hơn, chủ yếu là phụ nữ lớn tuổi làm mẹ đơn thân, có rất ít cơ hội có việc làm ổn định. Phụ nữ khuyết tật cũng gặp nhiều rào cản khi tiếp cận thị trường lao động. Các TTDVVL đã tổ chức các cơ hội tập huấn đặc biệt dành cho những nhóm này. Những cơ hội này cần được tăng lên trong vài năm tới. Một số người thuộc nhóm dễ tổn thương có sử dụng dịch vụ của trung tâm nhất trí rằng các khóa đào tạo

của trung tâm giúp họ có nhiều cơ hội phát triển kỹ năng và tìm việc. Tuy nhiên, một số người cho biết họ không có cơ hội chọn khóa đào tạo mà họ thích vì những người được hưởng bảo hiểm thất nghiệp buộc phải tham gia các buổi đào tạo bất kể họ có thấy phù hợp hay không.

Phụ nữ lớn tuổi cho biết họ không biết sử dụng Internet để tìm việc và muốn được hướng dẫn riêng giúp họ có thể tìm việc trực tuyến. Những nhóm thiệt thòi trong xã hội tìm đến trung tâm cho biết họ không có Internet hay máy vi tính ở nhà, nên trung tâm là nơi duy nhất mà họ có thể tìm việc trực tuyến.

Kết luận

Phỏng vấn những người am hiểu tình hình cho thấy khách hàng tìm đến TTDVVL chủ yếu xem đây là địa điểm nhận quyền lợi bảo hiểm. Những dịch vụ khác không được dung nhiều. Lao động không có trình độ sử dụng dịch vụ của trung tâm để tìm và nộp hồ sơ xin việc. Nông dân đến trung tâm để tìm hiểu nơi vay vốn hoặc nơi cho thuê, mua máy móc. Ngược lại, lao động có trình độ không thích đến trung tâm vì họ cảm thấy có phần bị kì thị; họ thích sử dụng các dịch vụ trực tuyến của trung tâm hơn là đến gặp trực tiếp. Họ cũng cho rằng việc thành lập một thị trường lao động trực tuyến chính thức, phân chia mọi nghề nghiệp theo khu vực, ngành nghề, yêu cầu trình độ sẽ rất hữu ích. Những người tham gia nghiên cứu này cho rằng các TTDVVL cần cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của lao động nữ. Cán bộ tư vấn đã cân nhắc những khó khăn của phụ nữ do phải chăm sóc gia đình, nhưng chính việc này lại làm giảm cơ hội việc làm của khách hang nữ. Phụ nữ lớn tuổi không biết cách sử dụng Internet để tìm việc nên thích các dịch vụ hỗ trợ trực tiếp tại trung tâm. Ngược lại, thanh niên và người có trình độ cao thích tự mình thoải mái tìm thông tin trên Internet nên họ không cần đến trung tâm, tự tìm việc trực tiếp.

Một phần của tài liệu Báo cáo Nhận thức về bất bình đẳng giới tại thị trường lao động Việt Nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)