Căn cứ vào quy mô, tính chất và đặc điểm sản xuất, kinh doanh của đơn vị sử dụng lao động, người sử dụng lao động có quyền xây dựng một bản nội quy lao động phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, khi ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải bảo đảm nội quy lao động không trái với quy định của pháp luật và thỏa ước lao động tập thể (nếu có). Pháp luật Việt Nam hiện hành đã quy định các nội dung cơ bản cần thiết trong một bản nội quy lao động. Cụ thể, theo Khoản 2 Điều 119 Bộ luật lao động 2012, nội quy lao động bao gồm những nội dung chính sau: Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; trật tự nơi làm việc; an toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc; việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động; các hành vi vi phạm kỷ luật của người lao động và các hình thực xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất.
41
Thứ nhất, các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
Con người là một thực thể sinh học. Hệ thần kinh của con người cũng hoạt động theo chu kỳ. Các nhà khoa học nhất trí rằng một con người bình thường phải dành ít nhất 8 giờ đồng hồ để ngủ mỗi ngày [49]. Trong số 24 giờ mỗi ngày sẽ chỉ còn lại trên dưới 16 giờ, trong đó có một số giờ giành cho làm việc. Lao động đến một mức nào đó thì cảm giác mệt mỏi sinh lý bắt đầu xuất hiện. Đó là một cơ chế bảo vệ, như cái phanh, bắt cơ thể ngừng hoạt động để khỏi kiệt sức. Để có thể làm việc hiệu quả, người lao động phải có thời gian nhất định giành cho nghỉ ngơi. Đó chính là giai đoạn mà người lao động tái sản xuất sức lao động. Như vậy, làm việc và nghỉ ngơi là hai khái niệm trái ngược nhau nhưng có liên quan chặt chẽ đến nhau. Chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được hình thành trên cơ sở cả sinh học, tâm lý và kinh tế xã hội có liên quan đến quyền và lợi ích thiết thân trong quan hệ lao động, được người lao động và cả người sử dụng lao động cùng quan tâm. Vì vậy, pháp luật lao động Việt Nam đưa nội dung này vào làm nội dung cơ bản của nội quy lao động là phù hợp với quy luật lao động sản xuất.
Trong nội quy lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi bao gồm: biểu thời giờ làm việc trong ngày, trong tuần; thời giờ nghỉ giải lao trong ca làm việc; số ca làm việc; ngày nghỉ trong tuần; ngày nghỉ lễ; nghỉ hàng năm; nghỉ về việc riêng; số giờ làm thêm trong ngày, trong tuần trong tháng, trong năm. Những quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong nội quy lao động phải tuân thủ theo những quy định cụ thể của pháp luật lao động về vấn đề này.
Pháp luật Việt Nam đã có những quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Chương VII Bộ luật lao động 2012. Theo điều 104 Bộ luật lao động 2012 thì “thời giờ làm việc không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần”, đồng thời Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động
42
thực hiện tuần làm việc 40 giờ. Ở nước ta hiện nay đã và đang thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ trong khu vực nhà nước. Pháp luật lao động Việt Nam cũng đã có những quy định về giờ làm việc ban đêm; làm thêm giờ. Việc quy định như trên hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế và theo kịp xu hướng phát triển của thế giới. Cho đến đầu thế kỷ XIX, người nô lệ, người làm thuê phải lao động quần quật cho chủ không tính đến giờ giấc. Hàng ngày họ phải làm việc khoảng 14, 16, thậm chí đến 18 tiếng. Cùng với sự phát triển của nền công nghiệp ở châu Âu, lực lượng công nhân ngày càng đông đảo và lớn mạnh. Họ đã liên kết lại và đấu tranh đòi cải thiện điều kiện lao động, giảm giờ làm. Một số nhà hoạt động xã hội và nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng đề ra nhiều chủ trương cải cách xã hội. Trong đó một người Anh đầu tiên đề xuất đầu tiên việc rút ngắn thời giờ làm việc cho lao động trẻ em và gương mẫu thực hiện ngay trong doanh nghiệp của mình. Một doanh nhân người Pháp cũng đã khởi xướng không sử dụng lao động trẻ em quá 10 giờ một ngày. Năm 1833, Anh công bố Luật Công xưởng, quy định ngày làm việc 15 giờ đối với lao động người lớn, 12 giờ đối với lao động 13 đến 18 tuổi, và 8 giờ đối với lao động từ 9 đến 12 tuổi, đồng thời cấm sử dụng lao động dưới 18 tuổi làm đêm. Năm 1866, tại Đại hội đại biểu Đệ nhất Quốc tế họp tại Giơnevơ, lần đầu tiên Các Mác đề xướng khẩu hiệu “ngày làm 8 giờ”. Tiếp sau đó, năm 1884, ở Mỹ và Canađa, tám tổ chức công nhân quyết định thị uy vào ngày 01/05/1886 và bắt đầu ngày làm việc 8 giờ. Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, dưới áp lực của phong trào công nhân quốc tế, nói chung, các nước đều lần lượt thực hiện chế độ ngày làm 8 giờ [49]. Năm 1921, ILO thông qua Công ước số 14 về áp dụng nghỉ hàng tuần cho các cơ sở công nghiệp. Theo đó, ILO quy định giới hạn số giờ làm việc ở mức 8 giờ một ngày và 48 giờ một tuần. Năm 1935, ILO thông qua Công ước số 47 về tuần làm việc 40 giờ, năm 1962 lại ban hành khuyến nghị 116 về giảm thời giờ làm
43
việc. Nay đã có một số nước thực hiện tuần làm việc 36, 39, 40 giờ và mỗi tuần làm việc 5-4 ngày.
Bên cạnh việc quy định về thời gian làm việc, pháp luật Việt Nam cũng đã chú trọng quy định về thời giờ nghỉ ngơi để tái tạo sức lao động. Luật lao động Việt Nam quy định về thời gian nghỉ trong giờ làm việc hay còn gọi là nghỉ giữa giờ làm việc; nghỉ chuyển ca; nghỉ hằng tuần; nghỉ hằng năm; nghỉ lễ tết; nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương và không hưởng lương. Ngoài ra, Bộ luật lao động 2012 cũng có quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với những người làm việc có tính chất đặc biệt. Các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của Bộ luật lao động 2012 được hướng dẫn cụ thể trong các văn bản dưới luật như Nghị định số 45/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao độn.
Tóm lại, việc quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong nội quy lao động càng chi tiết càng có ý nghĩa quan trọng. Đây là căn cứ để mỗi doanh nghiệp xác định sát và đúng chi phí nhân công, tổng mức tiền lương phải chi trả cho người lao động theo các trường hợp làm việc và nghỉ ngơi khác nhau. Hơn nữa, người lao động biết rõ chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi sẽ chủ động bố trí quỹ thời gian cá nhân hàng ngày, hàng tuần, hàng năm, từ đó càng tự giác tuân thủ kỷ luật và nội quy lao động của doanh nghiệp. Mặt khác, chế độ thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi là căn cứ pháp lý để thanh tra lao động nói riêng và cơ quan phụ trách quản lý lao động nói chung làm chức năng bảo vệ việc thực hiện pháp luật lao động nghiêm minh, hướng dẫn tổ chức lao động hợp lý cho các nơi sử dụng lao động.
Thứ hai, các quy định về trật tự tại nơi làm việc.
Trật tự trong đơn vị sử dụng lao động bao gồm phạm vi làm việc, đi lại; giao tiếp và những yêu cầu khác về giữ gìn trật tự chung. Trên cơ sở của pháp
44
luật, tùy thuộc vào đặc điểm của đơn vị mình mà người sử dụng lao động cụ thể hóa các quy định về trật tự trong doanh nghiệp cho phù hợp. Nhìn chung các doanh nghiệp thường có quy định nghiêm cấm những hành vi như: cờ bạc, rượu chè, hút thuốc lá trong giờ làm việc; gây gổ đánh nhau, gây mất đoàn kết nội bộ; không nói chuyện riêng trong giờ làm việc; không đi vào khu vực cấm;…
Ví dụ, Công ty TNHH Liên Thái Bình là một công ty kinh doanh ngành nghề vệ sinh công nghiệp. Do đặc thù của công việc làm sạch, công ty có một số lượng lớn công nhân làm việc tại các tòa nhà, bệnh viện, trường học,… trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh khác. Với một số lượng công nhân lớn và làm việc tại nhiều địa điểm như vậy, vấn đề trật tự tại nơi làm việc rất được chú trọng xây dựng trong nội quy lao động. Nội quy lao động của công ty Liên Thái Bình nghiêm cấm thực hiện các hành vi: nói chuyện riêng trong giờ làm việc; sử dụng điện thoại trong giờ làm việc; sử dụng thang máy của khách hàng trong các giờ cao điểm; cãi nhau, đánh nhau gây mất trật tự tại công trình;…[12] Đặc biệt, do công việc làm sạch được thực hiện tại những địa điểm của khách hàng, nên phạm vi làm việc của công nhân được quy định cụ thể tại từng nội quy công trình, thậm chí phạm vi làm việc được quy định khác nhau theo từng khung giờ khác nhau. Cũng quy định về trật tự tại nơi làm việc, nội quy lao động của Công ty Honda Việt Nam đã liệt kê những nguyên tắc ứng xử tại nơi làm việc như: Nhân viên phải đảm bảo duy trì tiêu chuẩn của Công ty về chất lượng và năng suất trong công việc của mình; Nhân viên không được phép gây thiệt hại đến tài sản của nhân viên khác trong Công ty hoặc của khách hàng, khách của Công ty; Nhân viên luôn hành động đúng chuẩn mực, trung thực đối với cấp trên và có tinh thần trách nhiệm trong các công việc của mình được giao; Nhân viên không được quấy rối tình dục hoặc có bất kỳ hành vi quấy rối hoặc phân biệt đối xử trong giờ làm việc hoặc nơi làm việc;…[11]
45
Những quy định này góp phần tạo ra môi trường làm việc an toàn và hiệu quả, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị sử dụng lao động. Mặt khác, quy định cụ thể về trật tự tại nơi làm việc để người sử dụng lao động ngăn chặn những hành vi vi phạm kỷ luật dù là rất nhỏ của người lao động, là điều kiện để người lao động tự bảo vệ mình tránh khỏi những hành vi vi phạm trật tự trong đơn vị đã quy định trong nội quy lao động. Vậy, trật tự tại nơi làm việc là một nội dung không thể thiếu của nội quy lao động của các đơn vị sử dụng lao động.
Thứ ba, các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc.
An toàn, vệ sinh lao động là chỉ việc ngăn ngừa sự cố tai nạn, bệnh tật xảy ra trong quá trình lao động, gây thương tích đối với cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động. Trong quá trình lao động, sự an toàn về tính mạng và đảm bảo sức khỏe cho người lao động là một quyền cơ bản của mọi công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp 1992 và được kế thừa ở Hiến pháp 2013. Vì thế, pháp luật lao động buộc nội quy lao động phải có các quy định về vấn đề này.
An toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc bao gồm: Việc chấp hành những biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; tuân thủ các quy phạm, các tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động; việc sử dụng và bảo quản trang bị phòng hộ cá nhân; vệ sinh công nghiệp tại nơi làm việc. Những vấn đề được liệt kê trên là một trong những nội dung quan trọng của nội quy lao động của các đơn vị sử dụng lao động. Quy định của doanh nghiệp về an toàn, vệ sinh lao động trong nội quy lao động không được trái với những quy định của pháp luật về vấn đề này. An toàn, vệ sinh lao động được quy định tại chương IX của Bộ luật lao động 2012. Trong nội quy phải quy định rõ quyền và trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động trong việc tuân thủ các
46
quy định về an toàn, vệ sinh lao động, nhấn mạnh đây là nghĩa vụ bắt buộc do Nhà nước quy định.
Tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động là một trong những nội dung phải được nghiêm chỉnh thực hiện. Đây là nghĩa vụ của người lao động mà người sử dụng lao động phải quy định trong nội quy lao động của mình. Những quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động được Nhà nước thống nhất quy định và tiêu chuẩn hóa. Có hai loại tiêu chuẩn: tiêu chuẩn cấp Nhà nước và tiêu chuẩn cấp ngành. Vì vậy, những quy định về tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động trong đơn vị lao động không được trái với những tiêu chuẩn của Nhà nước. Dựa trên những tiêu chuẩn này, các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cho phù hợp với đơn vị mình. Việc tuân theo những tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động do Chính phủ ban hành là đảm bảo cần thiết và quan trọng để phòng ngừa sự cố xảy ra.
Về các biện pháp phòng hộ bảo vệ người lao động chống lại rủi ro, nội quy lao động có thể quy định các nội dung: Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân; Khám sức khỏe; Huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động; Bồi dưỡng bằng hiện vật;…
Ví dụ, Công ty TNHH Liên Thái Bình kinh doanh dịch vụ làm sạch, nên thường xuyên phải sử dụng các loại hóa chất với số lượng lớn. Do đó, trong nội quy lao động của công ty cần có những quy định về kho, bãi lưu giữ hóa chất; đồng thời có quy định về việc hướng dẫn sử dụng và bảo quản các loại hóa chất đến từng công trình, tổ chức đào tạo công nhân về việc sử dụng hóa chất an toàn; yêu cầu công nhân khi sử dụng hóa chất phải đeo găng tay, khẩu trang bảo hộ;… [12]
Việc quy định chi tiết về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc trong nội quy lao động có ý nghĩa rất lớn đối với người sử dụng lao động và người lao động. Quy định càng chi tiết thì việc chấp hành quy định càng dễ
47
dàng. Khi an toàn, vệ sinh lao động được tuân thủ, người sử dụng lao động không phải trả chi phí hoặc bồi thường tai nạn lao động, không phải trả chi phí y tế từ sơ cứu, cấp cứu cho người bị tai nạn lao động - có trường hợp người lao động bị tai nạn lao động không tử vong mà bị tàn phế suốt đời, người sử dụng lao động phải chi phí cho điều trị bệnh đến nhiều tỷ đồng. Nếu tai nạn lao động xẩy ra, có sự cố cháy nổ, mất an toàn về điều kiện lao động thì người sử dụng lao động còn phải chi phí cho công xưởng, máy móc, thiết bị bị hư hỏng. Tùy thuộc vào sự cố là lớn hay nhỏ, phạm vi rộng hay hẹp mà người sử dụng lao động phải chịu hậu quả, thậm chí có nhiều trường hợp có sự cố cháy nổ, không những mất cả công xưởng mà còn mất người. Thêm vào đó, quy định về an toàn, vệ sinh lao động được thực hiện tốt sẽ tạo ra môi trường lao động đảm bảo an toàn, khi đó người lao động sẽ yên tâm, tự tin trong lao động, tinh thần thoải mái dẫn đến hăng say lao động, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật và do đó năng suất lao động và doanh thu tăng, lợi