Nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về nội quy lao động

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Nội quy lao động theo pháp luật Việt Nam (Trang 96 - 109)

Bên cạnh việc hoàn thiện các quy định của pháp luật, Nhà nước cần thực hiện các giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật.

Thứ nhất, phải tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp

luật về nội quy lao động nói riêng và pháp luật lao động nói chung đến các chủ thể trong quan hệ lao động, đặc biệt là người sử dụng lao động.

Như chúng ta đã biết, để đưa pháp luật vào cuộc sống, việc đầu tiên và quan trọng nhất là phải làm cho mọi người biết, nhận thức và hiểu rõ ý nghĩa, mục đích của các quy định pháp luật. Bộ luật lao động 2012 ra đời cùng với các văn bản hướng dẫn đã đưa pháp luật vào cuộc sống, nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thì các quy định của pháp luật không phát huy được ý nghĩa trên thực tế. Thực tiễn thực hiện pháp luật về nội quy lao động cho thấy, hầu như người lao động trong doanh nghiệp không hiểu về các quy định của Bộ luật lao động, đặc biệt là các quy định về nội quy lao động chưa thực sự được quan tâm. Vì vậy, nâng cao sự hiểu biết pháp luật về nội quy lao động cho người lao động là một công tác cần thiết. Để thực hiện tốt công tác này, trong mỗi doanh nghiệp, người sử dụng lao động cần mở các lớp tập huấn, phổ biến, giảng giải các quy định pháp luật lao động cho người lao động hiểu rõ ý nghĩa, mục đích của từng quy định cụ thể, đồng thời, có những biện pháp khuyến khích để người lao động tham gia học tập. Ngoài ra, trong quá trình lao động sản xuất, người sử dụng lao động có thể tổ chức những cuộc thi có thưởng như: Tìm hiểu về Bộ luật lao động; tìm hiểu về thể chế các chính sách của nhà nước về quản lý lao động; tìm hiểu về các chính sách, quy định của

92

công ty… Có như vậy, người lao động mới có ý thức thực hiện nghiêm túc các quy định của nội quy lao động.

Bên cạnh đó, phải nâng cao hơn nữa khả năng hiểu biết pháp luật lao động cho chủ sử dụng lao động, đặc biệt là các quy định về nội quy lao động. Chủ sử dụng lao động cần phải nắm rõ các quy định của pháp luật lao động nói chung và các quy định của pháp luật về nội quy lao động nói riêng thì mới có thể thiết lập, duy trì được trật tự, nề nếp trong đơn vị một cách bền vững. Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam, chủ sử dụng lao động vẫn ít quan tâm thậm chí là coi thường pháp luật lao động. Vì vậy, tuyên truyền để nâng cao ý thức pháp luật và kiến thức pháp luật về nội quy lao động cho người sử dụng lao động là việc làm thực sự cần thiết. Các cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cần chủ động tạo điều kiện tổ chức các lớp tập huấn, học tập và kiểm tra kiến thức pháp luật, cấp giấy chứng nhận trình độ hiểu biết pháp luật lao động cho những người đứng đầu doanh nghiệp như giám đốc, chủ tịch công đoàn,… Đồng thời, phải có những chế tài tương ứng ràng buộc nếu người sử dụng lao động không thực hiện. Hơn nữa, một trong những biện pháp gần gũi với đời sống hàng ngày là việc các cơ quan có thẩm quyền tìm cách phối hợp với các cơ quan thông tin, thông qua các phương tiện truyền thanh, truyền hình, báo chí để hướng dẫn, giải đáp pháp luật lao động, đặc biệt là báo Lao động và Xã hội, báo Công đoàn, báo Người lao động,… Có như vậy, việc áp dụng các quy định của pháp luật về nội quy lao động mới hiệu quả.

Thứ hai, tăng cường công tác quản lý nhà nước về lao động và xử lý vi

phạm pháp luật về nội quy lao động; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực của các cán bộ chuyên trách.

Hiện nay, hiện tượng vi phạm pháp luật lao động nói chung và pháp luật về nội quy lao động nói riêng xảy ra khá phổ biến ở các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tình trạng lạm dụng quyền quản lý của người

93

sử dụng lao động ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi chính đáng của người lao động. Vì vậy, việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật lao động nói chung và pháp luật về nội quy lao động nói riêng một cách thường xuyên là điều cần thiết.

Để thực hiện công tác này, trước hết cơ quan quản lý lao động có thẩm quyền cần tiến hành rà soát, thống kê, đánh giá việc ban hành nội quy lao động, đăng ký nội quy lao động của các đơn vị sử dụng lao động, từ đó rút ra những kinh nghiệm để hướng dẫn, đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị ban hành nội quy lao động, tiến hành đăng ký nội quy lao động tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra các Sở lao động thương binh và xã hội cần phải thành lập những đội ngũ thanh tra có kinh nghiệm, có chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên đến thanh tra các đơn vị sử dụng lao động, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, giải quyết kịp thời những vướng mắc, tránh bất đồng giữa các bên trong quan hệ lao động, phát hiện đúng các vi phạm pháp luật, sau đó báo cáo lên Bộ lao động thương binh và xã hội để kịp thời có những phương án chỉ đạo, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế như: xử phạt hành chính, thậm chí nếu nghiêm trọng có thể đình chỉ hoạt động của các doanh nghiệp cố tình vi phạm kỷ luật.

Mặt khác, một thực tế hiện này đó là, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đăng ký nội quy lao động chưa thật nghiêm túc trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình. Hoạt động trong lĩnh vực thanh tra còn lỏng lẻo, chưa thực sự phát huy được hiệu quả. Vì vậy, một vấn đề đặt ra là các bộ, cơ quan liên ngành và Nhà nước cần có những biện pháp, chế tài xử lý kịp thời những vi phạm từ phía các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đây là một vấn đề khá nhạy cảm, song có như vậy, ý thức trách nhiệm của các cơ quan chức năng này mới được nâng cao, đảm bảo hiệu quả cho hoạt động quản lý của nhà nước về lao động.

94

Bên cạnh đó, Nhà nước cần chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ chuyên trách. Để làm được điều này, Nhà nước cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng trình độ cho các cán bộ thực hiện công tác đăng ký nội quy lao động; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về nội dung pháp luật lao động nói chung và pháp luật về nội quy lao động nói riêng; khen thưởng đối với những cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;… Có như vậy, mới có những cán bộ chuyên trách vừa có tài vừa có đức, đảm bảo quá trình áp dụng pháp luật về nội quy lao động trong thực tế được nghiêm minh và đúng quy định.

Thứ ba, phải nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của tổ chức đại

diện tập thể lao động trong các doanh nghiệp nói chung và trong việc xây dựng, ban hành nội quy lao động nói riêng.

Thực tế, trong những năm qua, công tác phát triển công đoàn cơ sở tuy đã được quan tâm nhưng còn nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thành lập được tổ chức công đoàn cơ sở. Vì thế, trước tiên cần phải tăng cường hơn nữa công tác xây dựng, tổ chức công đoàn tại các doanh nghiệp. Khi tổ chức công đoàn đã được thành lập thì việc nâng cao vai trò cũng như hiệu quả hoạt động của tổ chức là hoạt động cần thiết. Tuy công đoàn không trực tiếp ban hành nội quy lao động, nhưng khi ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến công đoàn. Như vậy, công đoàn có vai trò thực sự quan trọng đối với người lao động trong việc xây dựng và ban hành nội quy lao động. Và để thực sự phát huy vai trò của mình, công đoàn cơ sở cần chú trọng thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản như: tạo điều kiện đào tạo người lao động vừa có kiến thức chuyên môn, vừa có kiến thức pháp luật về lao động, có bản lĩnh chính trị để tham gia đấu tranh cho lợi ích của người lao động; phát triển năng lực cho mỗi đoàn viên, thường xuyên đổi mới phương thức, nội dung hoạt động cho phù hợp với tình hình mới; tiến tới xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn chuyên trách để có thể chủ động, độc lập đứng ra bảo vệ quyền lợi

95

chính đáng của người lao động trước những vi phạm của người sử dụng lao động… Mặt khác, trong quá trình hoạt động, tổ chức công đoàn phải thường xuyên tổ chức sinh hoạt công đoàn định kỳ, phổ biến các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động để người lao động biết, đồng thời sát sao với quá trình lao động sản xuất trong doanh nghiệp để kịp thời giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn có thể dẫn tới tranh chấp hoặc đình công giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Như vậy, có thể nói, để nâng cao hơn nữa hiệu quả áp dụng pháp luật về nội quy lao động và chấp hành nghiêm chỉnh nội quy lao động thì tổ chức đại diện tập thể lao động phải thực sự là chỗ dựa vững chắc cho người lao động về mọi mặt trong quá trình lao động sản xuất. Có như vậy, người lao động mới yên tâm chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của nội quy lao động, đồng thời trật tự, nề nếp trong doanh nghiệp từ đó cũng được thiết lập, duy trì và phát triển.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

1. Thực trạng thực hiện pháp luật về nội quy lao động cho thấy, cơ bản người sử dụng lao động cũng như người lao động đã có ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về nội quy lao động; cơ quan lao động cấp tỉnh đã có sự linh hoạt trong việc áp dụng pháp luật về nội quy lao động. Song, việc thực hiện pháp luật về nội quy lao động của chủ sử dụng lao động chưa triệt để, mà còn mang tính đối phó; các hành vi vi phạm, coi thường nội quy lao động của người lao động vẫn còn tồn tại và sự vi phạm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc áp dụng pháp luật về nội quy lao động vẫn diễn ra thường xuyên. Điều này thể hiện hiệu quả thấp trong việc thực hiện và áp dụng pháp luật về nội quy lao động.

2. Hoàn thiện pháp luật về nội quy lao động trước hết cần khắc phục ngay những điểm bất hợp lý của pháp luật hiện hành, bảo đảm tính khả thi

96

nhằm đảm bảo quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động. Song song với việc bảo đảm quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động, pháp luật đồng thời phải bảo đảm sự hài hòa về quyền và lợi ích của người lao động, tránh gây xung đột về pháp luật trong việc đảm bảo quyền và lợi ích của hai chủ thể quan trọng trong quan hệ lao động. Ngoài ra, việc hoàn thiện pháp luật về nội quy lao động phải đảm bảo các yêu cầu về phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; đảm bảo tính toàn diện, thống nhất, đồng bộ với việc hoàn thiện pháp luật lao động; phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường hiện nay và phù hợp với xu hướng của pháp luật quốc tế.

3. Nhà nước cần nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn các quy định của Bộ luật lao động 2012 về nội quy lao động. Đối với việc sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về nội quy lao động, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung các vấn đề sau: phạm vi chủ thể ban hành và đăng ký nội quy lao động; nội dung chủ yếu của nội quy lao động; thủ tục tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể người lao động; bổ sung thủ tục chấp thuận nội quy lao động; bổ sung thủ tục đăng ký lại nội quy lao động; thủ tục công khai, phổ biến nội quy lao động đến người lao động và bổ sung quy định về các chế tài đối với các sai phạm trong quá trình áp dụng pháp luật về nội quy lao động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Cùng với việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về nội quy lao động, cần thiết thực hiện đồng bộ công tác tổ chức thực hiện pháp luật: đẩy mạnh nâng cao, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về nội quy lao động đối với người sử dụng lao động, người lao động, cán bộ chuyên trách, cán bộ công đoàn; tăng cường quản lý nhà nước về lao động và xử lý vi phạm pháp luật về nội quy lao động và nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của tổ chức đại diện tập thể lao động trong việc xây dựng và ban hành nội quy lao động.

97 KẾT LUẬN

Nội quy lao động là một trong những nội dung cơ bản không thể thiếu được trong quá trình quản lý lao động của người sử dụng lao động. Không một đơn vị sử dụng lao động nào có thể phủ nhận được vai trò quan trọng của nội quy lao động trong việc thiết lập và duy trì trật tự, nề nếp của doanh nghiệp. Nội quy lao động chính là phương tiện hữu hiệu nhất để chủ sử dụng lao động thực hiện có hiệu quả quyền quản lý lao động của mình trên thực tế, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển bền vững của quan hệ lao động.

Với đề tài “Nội quy lao động theo pháp luật Việt Nam”, luận văn đã làm

sáng tỏ các vấn đề lý luận, thực trạng quy định của pháp luật lao động Việt Nam hiện hành từ đó đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về nội quy lao động trong giai đoạn hiện nay. Qua đó, luận văn rút ra những kết luận sau đây:

1. Nội quy lao động là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự do người sử dụng lao động đặt ra dựa trên những quy định của pháp luật lao động và pháp luật liên quan, nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động trong quá trình lao động. Nội quy lao động không chỉ là phương tiện rõ nhất thể hiện quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động, có ý nghĩa lớn đối với người lao động mà còn có vai trò quan trọng đối với Nhà nước và xã hội. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhằm hài hòa mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, đồng thời thể hiện sự quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực lao động nói chung và pháp luật lao động về nội quy lao động nói riêng. Pháp luật về nội quy lao động bao gồm các nội dung: chủ thể và phạm vi ban hành nội quy lao động; nội dung nội quy lao động; nguyên tắc và thủ tục ban hành nội quy lao động; hiệu lực của nội quy lao động.

2. So với trước đây, pháp luật lao động Việt Nam hiện hành đã có những quy định tiến bộ hơn, khắc phục một số bất cập tồn tại trong pháp luật

98

lao động cũ. Pháp luật lao động hiện hành quy định về nội quy lao động theo hướng đảm bảo quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động đồng thời đảm bảo sự quản lý của nhà nước trong lĩnh vực lao động và hài hòa với quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động. Bên cạnh những điểm tiến bộ, tích cực, pháp luật về nội quy lao động không tránh khỏi những bất cập. Những điểm bất cập này, dù ở mức độ khác nhau nhưng được thể hiện hầu hết các nội dung quy định về nội quy lao động, từ phạm vi ban hành nội quy lao động, nội dung chủ yếu của nôi quy lao động đến thủ tục đăng ký nội lao

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Nội quy lao động theo pháp luật Việt Nam (Trang 96 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)