Sau khi in và có được mẫu Fingerprint thì ta cần phân tích mẫu theo một tiến trình từng bước để có thể có được hiệu quả khi phân tích, nhưng các tiến trình này có thể linh động thay đổi thứ tự kiểm tra sao cho hợp lý trước khi phân tích finger,print để tránh gây nhầm lẫn giữa các kết quả phân tích khi có các vùng kiểm tra có kết quả không phù hợp. Các bước tiến hàn phân tích mẫu Fingerprint như sau:
1. Kiểm tra tờ mẫu có bị nhăn hay gấp không.
2. Xem xét thang kiểm tra sự tái tạo màu sắc trên hướng vuông góc với hướng in có khoảng cách bằng nhau và áp lực có đồng đều không.
22 3. Kiểm tra cẩn thận toàn bộ tờ in, tìm các dấu hiệu dư mực, tông hay màu sắc. 4. Kiểm tra boong chồng màu và độ chồng khít của hình ảnh in.
5. Xem xét tỉ mỉ để tìm các lỗi như ké, đốm bụi hay các hư hại trên bế mặt vật liệu in.
6. Đo mật độ tông nguyên dọc theo thang kiểm tra sự tái tạo màu (nằm ở cạnh đuôi vuông góc với hướng in)
7. Đo gia tăng tầng thứ ở các vùng. 8. Kiểm tra, đánh giá độ tương phản in.
9. Xem xét các ô hình sao để kiểm tra kéo dịch và đúp nét. 10. Đánh giá dải thước đo nằm hai bên hông.
11. Xem xét các ô hoa văn và hoạ tiết để đánh giá độ mịn khi chuyển tông. Trước khi tiền hành kiểm tra, đánh giá Fingerprint cần nắm rõ các phương thức và công cụ cần thiết để kiểm tra:
Bảng 4.1: Bảng phương thức kiểm tra trên tờ Fingerprint
Nội dung kiểm tra Phương thức kiểm tra
Thang kiểm tra khả năng tái tạo màu Dùng máy đo màu
Thang kiểm tra 22 mức độ tông và dải tầng thứ chuyển tông
Dùng máy đo màu
Các ô hình sao và ô lục giác Dùng kính soi trame
Vùng đánh giá các đường tế vi Dùng kính soi trame
Kiểm tra độ phân giải của đường Dùng kính soi trame
Ô kiểm tra sự chồng khít Dùng kính soi trame
Vùng kiểm nghiệm khả năng phục chế màu
Dùng mắt
Thông số Dùng kính soi trame
Dấu định vị trồng màu Dùng kính soi trame
Thước đo ổn định máy và vật liệu Dùng mắt