Mục tiêu đánh giá:

Một phần của tài liệu Ứng dụng fingerprint để xây dựng đường bù trừ gia tăng tầng thứ cho máy in flexo (Trang 29)

23

Hình 4.1: Thang kiểm tra khả năng tái tạo màu.

- In Flexo là phương pháp áp dụng nhiều phương pháp in lại với nhau, nên thang kiểm tra dành cho phương pháp in này sẽ bao gồm các thang kiểm tra của phương pháp khác. Thang kiểm tra khả năng tái tạo màu được dùng để kiểm tra cho từng phương pháp in thường được dùng trên máy in lần lượt như sau: thang CMYK dành cho Offset, màu đỏ dành cho Flexo và màu xanh dành cho in lụa (ngoài trừ 4 màu CMYK dành cho Offset, thì những màu còn lại được xem là màu minh họa cho từng phương pháp in mà nhà in quy định) và được thiết kế bởi sự xen kẽ, lập lại giữa 3 ô là ô tông nguyên 100%, ô tầng thứ 75%, ô tầng thứ 50%.

*Ghi chú: Việc tạo ra các thang kiểm tra trên Fingerprint là tùy vào mục đích và khả năng sử dụng các phương pháp in của nhà in. Như trong trường

24 hợp này, thì nhà in sử dụng Offset, Flexo và in lụa là chính nên chỉ sử dụng 3 thang kiểm tra cho 3 phương pháp in trên.

- Mục đích chính của thang kiểm tra này là dùng để kiểm tra density của từng ô tông nguyên để xác định độ che phủ của lớp mực, từ đó có thể đánh giá được khả năng tái tạo màu sắc của mực trên từng đơn vị in theo từng phương pháp in khác nhau.

- Cách thực hiện: Sử - Kết quả thu được:

4.1.3.2. Thang kiểm tra 22 mức độ tông và dải tầng thứ chuyển tông:

Hình 4.2: Thang kiểm tra 22 mức độ tông và dải tầng thứ chuyển tông.

- Do việc xác định sự chuyển tông có thể nhận thấy rõ ở vùng trung gian và khó nhận thấy được khi ở vùng sáng và vùng tối, nên ở 2 vùng này được chia nhiều mức độ hơn để tiện cho việc kiểm soát sự chuyển tông và sự gia tăng tầng thứ. Vậy nên thang kiểm tra được thiết kế như sau: mỗi ô có diện tích là 5x5 mm, tông độ ở vùng tối và vùng sáng của thang sẽ là 1%,

25 lần lượt từ 1-7% và 95-100%, còn tại vùng trung tâm thì có tông độ là 10% và được bắt đầu từ 10 – 90%.

- Thang chia tông độ được thiết kế kéo dài từ vùng sáng đến vùng tối, dải tông này được thay đổi từ 0 – 100%.

- Mục đích chính của 2 thang kiểm tra này là dùng để xác định gia tăng tầng thứ và sự chuyển tông của máy in.

4.1.3.3. Các ô hình sao và ô lục giác:

Hình 4.3: Các ô hình sao và ô lục giác.

Các ô hình sao có thể sử dụng tốt trong việc kiểm tra các sự cố liên quan đến việc truyền hình ảnh từ máy in lên bề mặt vật liệu. Độ sắc nét của các ô hình sao bị ảnh hưởng bởi độ phân giải của máy ghi, đó là một trong các nguyên nhân dẫn đến việc làm tăng kích thước ở tâm của ô hình sao. Bên

26 cạnh đó nếu xuất hiện tình trạng sai lệch hoặc hình dạng của ô hình sao bị méo sẽ dẫn đến tâm của ô hình sao bị méo. Hoặc nếu tại tâm của ô hình sao chỉ xuất hiện 1 điểm thì ta có thể xác định khả năng xuất của máy ghi còn tốt, ngược lại nếu xuất hiện nhiều hơn 1 điểm ở tâm thì ta cần nên kiểm tra lại khả năng xuất của máy ghi để chỉnh sửa lại sao cho hợp lý. Ô lục giác được kết hợp với ô hình sao để xác định các mục tiêu tương tự. Mục đích chính của ô hình sao là kiểm tra độ phân giải, khả năng ghi của máy ghi, sự gia tăng tầng thứ và xác định các lỗi kéo dịch, đúp nét.

4.1.3.4. Vùng đánh giá các đường tế vi:

Hình 4.4: Vùng đánh giá các đường tế vi.

Vùng đánh giá các đường tế vi được dùng để kiểm tra khả năng tái các đường, nét nhỏ nhất cho từng phương pháp in được áp dụng ở cả dương bản và âm bản. Vùng đánh giá này bao gồm các đường tế vi nằm ngang

27 trên hai phần dương bản và âm bản với kích thước của các đường tế vi từ 0.05 - 0.3mm

4.1.3.5. Kiểm tra độ phân giải của đường:

Hình 4.5: Kiểm tra độ phân giải của đường.

- Mục đích của ô kiểm tra độ phân giải đường dùng để kiểm tra phim hay bản in trước khi in

- Các đường này có kích thước 0.1 tới 1point với những đường nét âm dương

- Các đường đặt ở bốn hướng ngang, dọc, góc 45 và góc – 45 và chúng sắp theo hình bán nguyệt cả âm và dương

- Các đường này dùng để kiểm tra độ sắc nét, mịn màng của những đường cong, kiểm được thòi gian ghi bản có chính xác không (thừa đường âm sẽ mở rộng ra hay thiếu thời gian đường dương mở rộng ra hơn).

28

4.1.3.6. Bảng kiểm tra khả năng tái tạo chữ:

Hình 4.6: Bảng kiểm tra khả năng tái tạo chữ.

Chữ là một thành phần gần như luôn xuất hiện trên mọi bài in và mỗi một quốc gia thì lại có một ngôn ngữ riêng cho đất nước họ. Cho nên việc quản lý khả năng tái tạo chữ trong ngành in là một vấn đề rất là quan trong. Bảng kiểm tra khả năng tái tạo chữ bao gồm bốn khung giống nhau cho bốn phương pháp in khác nhau được ứng dụng trên máy in Flexo. Mỗi khung bao gồm các dòng chữ có font chữ phổ biến, độ lớn khác nhau từ lớn tới nhỏ với các ngôn ngữ đặc trưng ở cả hai dạng dương bảng và âm bảng. Bằng các yếu tố này cho phép kiểm tra khả năng tái tạo chữ nhỏ nhất đối với các ngôn ngữ khác nhau của máy in

29

Hình 4.7: Ô kiểm tra sự chồng khít.

- Được tạo bốn dãy màu tương ứng với bốn màu CMYK. Các ô này được thể hiện các hình tròn, tam giác vì để kiểm tra được độ chồng màu chính xác của thiết bị xuất

- Các hình mẫu này không được trapping nên chúng sẽ dể bị lóe trắng giữa đường nét hai hình, các hình này rất khó trong sản xuất vì chồng màu không chính xác dù rất nhỏ cũng thấy đường viền bằng mắt thường

- Do những tính chất trên các ô chồng khít này dùng để kiểm tra trapping, bản chất trapping làm sao không để lại những đường viền khi chồng màu dù có sai lệch. Kiểm tra độ phù hợp của trapping để không chồng màu ra màu khác

- Kiểm tra độ sắc nét của hình học ở vùng miền kết hợp hai màu - Trên bài in mẫu này còn đưa ra ví dụ trapping cho các phương pháp

in từ 0.1; 0.15; 0.2; 0.25 để đánh giá xem với thông số trapping nào phù hợp.

30

Hình 4.8: Vùng kiểm nghiệm khả năng phục chế màu.

Vùng này có thể bao gồm các hình ảnh khác nhau như hình ảnh có tông độ tối, sáng, hình chân dung, ảnh chụp nhóm, các hình gamut màu, hay hình xám trung tính,... dùng để đánh giá các tiêu chí như:

- Kiểm tra sự tái tạo màu sắc ở các vùng sáng và vùng tối - Kiểm tra sự tái tạo màu sắc trung tính như tông màu xám. - Kiềm tra sự tái tạo chi tiết màu da người vì da người là chi tiết

khó phục chế.

- Kiểm tra, đánh giá sự tương phản giữa các chi tiết, màu sắc được in.

- Kiểm tra, đánh giá khoảng phục chế màu có thể phục chế. - Kiểm tra, đánh giá sự chuyển tông.

- Kiểm tra, đánh giá sự gia tăng tầng thứ khi phục chế.

4.1.3.9. Thang thể thông số bài in:

- Bao gồm các thống số về bài in như khổ bản, thông tin mã loại mực được sử dụng dành cho bài in, cũng như bao gồm các thông tin về ngày in, thông tin đường curve sử dụng và độ bù trừ giảm dài sử dụng khi chạy mẫu Fingerprint. Khi nhìn vào vùng “thông

31 số” có thể xác định được các thông số liên quan đến bài in như trên.

Hình 4.9: Thang thể thông số bài in. 4.1.3.10. Thước đo ổn định máy và vật liệu:

32 Do đặc tính của phương pháp in Flexo là phương pháp in kết hợp có thể thay đổi các đơn vị in trên máy in, việc này dẫn đến nhiều vấn đề về cơ khí của máy in. Cho nên ở hai cạnh của bài in được đặt các thước đo trãi dài trên bề mặt vật liệu theo hướng in với các bước đo cố định 1mm. Các thước đo này hổ trợ quản lý độ biến đỗi vật liệu, kiểm tra tính ổn định và đồng đều của các đơn vị với nhau. Ngoài ra có thể so sánh tính đồng đều của thước đo ở hai cạnh bài in với nhau để có thể kiểm tra độ méo của các đơn vị in.

4.1.3.11. Dãy thang xám ba màu:

Hình 4.11: Dãy thang xám ba màu.

Với điều kiện in lý tưởng, khi các màu cơ bản CMY in chồng lên với cùng lượng mực, cùng độ dày thì sẽ tạo ra một màu xám trung tính không bị ngã sang một màu nào khác, thang kiểm tra thang xám ba màu có thể kiểm tra bằng mắt sẽ nhận biết nhận biết được khi in có bị ngã màu sang một màu nào khác hay không hay không, và độ phân giải trame phải phù hợp với điều kiện vận hành của máy in và phải là độ phân giải trame thường dử dụng nhất tạo nhà in.

33

4.2. Quy trình thực hiện:

Quy trình thực hiện và đánh giá Fingerprint tại nhà in.

Bước 1: Để thực hiện làm mẫu Fingerprint thì đầu tiên phải đưa ra một lệnh sản xuất để có thể sắp xếp công việc sản xuất để dành thờ gian cho việc chạy mẫu Fingerprint, chuẩn bị các điều kiện in như vật liệu, chuẩn bị máy in cũng như có

Lệnh sản xuất

Cassette Vật tư Chuẩn bị

file kiểm tra

Xử lý file Kẽm thô In Lấy mẫu Đo và đánh giá Bộ phận trước in xử lý lại dữ liệu Bộ phận bảo trì khắc phục lỗi máy in Kẽm uất Lưu trữ số liệu Đạt Không đạt

34 thể tạo ra sự thống nhất giữa các bộ phận. Cho nên việc có một lệnh sản xuất là rất cần thiết, lệnh sản xuất được gửi cho các bộ phận sẽ bao gồm đầy đủ các thông tin yêu cầu cửa thiết và vật tư để thực hiện Fingerprint.

Bước 2: Từ các thông tin được cung cấp từ lệnh sản xuất, bộ phận trước in sẽ thiết kế, xử lý các dữ liệu của các phần tử in dùng kiểm tra hay sử dụng và sắp xếp các phần tử in kiểm tra có sẵn từ các testform có sẵn có mục đích như các tiêu chí cần kiểm tra đã đề ra, và đưa vào sử dụng trong bài mẫu Fingerprint của công ty, và xuất ra làm thành một bộ kẽm thô (kẽm chưa xử lý các lỗi, vấn đề còn tồn tại) để thực hiện Fingerprint. Đồng thời bộ phận in sẽ chuẩn bị, lên vật tư vào máy và lắp đặt cassette ở trạng thái chờ trong khi chờ bản in, đến khi có bản in thì tiến hành lắp vào máy in.

Bước 3: Trước khi tiến hành in sản lượng mẫu Fingerprint thì cần phải kiểm tra và canh chỉnh các điều kiện, thông số cơ bản trên máy in như khi tiến hành in sản lượng một sản phẩm thực sự như kiểm tra tình trạng của cassette, canh chỉnh và thay cassette nếu cần. Sau đó thợ in sẽ chạy máy ở tốc độ thấp để canh chỉnh chồng màu, canh chỉnh trạng thái vật liệu, áp lực in và các thông số khác nếu cần. Bước 4: Sau khi đã hoàn tất các bước kiểm tra, điều chỉnh thì tiến hành in sản lượng mẫu Fingerprint. Trong suốt quá trình chạy mẫu sản lượng, định kì cắt một đoạn ngẫu nhiên có bao gồm thang kiểm tra màu rồi đo thông số density trên bài in mang so sánh với tiêu chuẩn của in Flexo cho đến khi các thông số density gần với chuẩn nhất thì dừng máy.

Bước 5: Sau khi các thông số density đã đạt thì thực hiện cắt lấy từ hai đến ba đoạn repeat nằm trong khoảng in đạt được các thông số tốt nhất.

Bước 6: Các đoạn repeat sẽ được đo kiểm, đánh giá các giá trị như gia tăng tầng thứ, trapping và cũng như là các lỗi về thiết bị.

Bước 7: Các kết quả đo, sự đánh giá mẫu Fingerprint đầu tiên sẽ được ghi nhận sau đó gửi cho bộ phận trước in và bảo trì. Bộ phận trước in sẽ xây dựng một đường bù trừ gia tăng tầng thứ, khắc phục các sai hỏng liên quan có thể chỉnh sửa tại công đoạn trước in và làm lại một bộ bản in mới. Đồng thời bộ phân bảo trì bảo dưỡng sẽ khắc phục các lỗi về thiết bị trên máy in (tùy vào mức độ lỗi của máy in).

Bước 8: Sau xử lý đã khắc phục lỗi từ các công đoạn trước in cho đến điều kiện của máy in, thì tiến hành thực hiện lại quy trình in sản lượng để lấy mẫu

35 Fingerprint cho những lần đã chỉnh sửa sau tờ mẫu đầu tiên cho đến khi các yếu tố về gia tăng tầng thứ, các yếu tố khác có ảnh hưởng đến chất lượng trong sản xuất được khắc phục và thỏa mãn các tiêu chí chất lượng mà nhà máy, xí nghiệp in đề ra.

Bước 9: Sau mỗi lần in sản lượng mẫu Fingerprint, đánh giá lại các giá trị tầng thứ, màu sắc, chi tiết tái tạo,… và khả năng in của máy chạy mẫu Fingerprint dựa vào các phần tử kiểm tra còn lại trên tờ in Fingerprint. Nếu các thông số đạt các tiêu chí đề ra thì thực hiện lưu số liệu đường bù trừ tầng thứ và các số liệu cần thiết để làm tài liệu so sánh, đánh giá cho các lần chạy mẫu sau này.

Với quy trình này có thể dùng cho quá trình thực hiện chạy mẫu Fingerprint lần đầu tại các nhà in dùng phương pháp in Flexo cũng như khi thực hiện tái kiểm tra nhằm duy trì và kiểm soát điều kiện sản xuất và sự ổn định khi in bằng mẫu Fingerprint.

4.3. Thực tế khi lấy mẫu Fingerprint: 4.3.1. Điều kiện trước in và in:

Để có thể tiến hành lấy mẫu Fingerprint, những công đoạn liên quan đến sản xuất, quá trình thực hiện lấy mẫu kiểm tra cần phải thỏa các điều kiện nhất định để có thể thu được kết quả tốt nhất, thể hiện thực tế nhất khả năng in với điều kiện in hiện hành.

4.3.1.1. Điều kiện trước in:

Đối với các bộ phận trước in trước hết cần nắm rõ các kiến thức về cách thực hiện lấy mẫu Fingerprint trong đó phải bao gồm các kiến thức về các thành phần có trong tờ in kiểm tra để có thể đánh giá, nắm bắt được tình hình, điều kiện ở bộ phận sản xuất và những thông số liên quan, cũng như để có thể đưa ra các sự lựa chọn, chuẩn bị cần thiết về nguyên vật liệu khi in (anilox, vật liệu in, mực,…). Bên cạnh đó các bộ phận quản lý kết hợp bộ phận điều độ sản xuất đưa ra kế hoạch thực hiện lấy mẫu Fingerprint bên cạnh việc sản xuất để không gây ra tình trạng trì trệ trong sản xuất

4.3.1.2. Điều kiện in:

Đối với bộ phận sản xuất, đầu tiên cần đảm bảo duy trì sự ổn định về điều kiện môi trường tại khu vực sản xuất, cũng như điều kiện máy in để có thể lấy được mẫu Fingerprint tốt nhất trong khả năng sản xuất tại nhà

36 in và bố trí máy in theo kế hoạch để in mẫu Fingerprint. Bên cạnh các yếu tố về môi trường và thiết bị sản xuất thì người vận hành cũng là một yếu tố quan trọng vì đây là những người chịu trách nhiệm in, đánh giá và đảm bảo duy trì các điều kiện khi in mẫu Fingerprint, cho nên người vận hành in cần có kinh nghiệm, trình độ, am hiểu về công việc vận hành máy in để có thể đảm bảo cho ra những tờ mẫu tốt nhất. Quan sát sơ đồ máy in Flexo ở [Hình 4.12].

Hình 4.12: Sơ đồ máy in Flexo MO3300.

Một phần của tài liệu Ứng dụng fingerprint để xây dựng đường bù trừ gia tăng tầng thứ cho máy in flexo (Trang 29)