Kết quả sau khi áp dụng Fingerprint:

Một phần của tài liệu Ứng dụng fingerprint để xây dựng đường bù trừ gia tăng tầng thứ cho máy in flexo (Trang 50)

Sau khi áp dụng quy trình thực hiện áp dụng lấy mẫu Fingerprint tại nhà in, đánh giá và tiến hành canh chỉnh ta có thể dễ dàng thấy được kết quả của việc ứng dụng Fingerprint vào trong sản xuất là vô cùng hiệu quả, phục vụ rất tốt nhu cầu nắm bắt được điều kiện sản xuất, và đã có được những kết quả, thành tựu, khả quan thực tế trong việc cải tiến và ổn định sản xuất, cụ thể như sau:

- Giảm được ảnh hưởng của sự gia tăng tầng thứ khi in một cách đáng kể trong kỹ thuật in Flexo, cụ thể là đã kiểm soát được tầng thứ từ vùng 20% trở lên với sai số trong khoảng ± 5 với tất cả các màu.

- Đã cải thiện được chất lượng và khả năng tái tạo các chi tiết như chữ viết, các đường nét mảnh. Cụ thể sau khi áp dụng Fingerprint và bù trừ gia tăng tầng thứ, hệ thống in đã tái tạo được các kiểu chữ khi in bằng kỹ thuật in Flexo với kích thước tối thiểu là 2pt (chữ dương bản), 3pt (chữ âm bản), khi in chữ với kỹ thuật in lưới là 5pt (chữ âm bản), 2pt (chữ dương bản), đối với in ống đồng là 2pt (chữ dương bản), 4pt (chữ âm bản) còn với kỹ thuật in Offset là 2pt đối với cả chữ âm bản và chữ dương bản.

- Nâng cao được chất lượng in barcode, các kí hiệu đặc biệt nhỏ của các phương pháp in Flexo và in lưới vốn là các phương pháp in khó áp dụng cho barcode cũng như các kí tự nhỏ đặc biệt. Cụ thể ở độ phóng dại 110% đã có thể nhìn rõ được các chữ “©” và “®” với phương pháp in Flexo, đối với lụa chỉ nhìn rõ các kí tự “©” và “®” ở 160%.

- Có thể chọn được khoảng trapping phù hợp từ phần đánh giá kết quả trapping cho từng phương pháp in khác nhau khi kết hợp chúng trong bài in. Cụ thể ở khoảng trapping 2mm khi in chồng màu kết hợp các kỹ thuật in khác nhau thì đạt kết quả in tốt nhất.

- Giúp nắm bắt được khả năng tái tạo màu sắc, khả năng in của máy in dùng để thực hiện mẫu Fingerprint. Như với máy Nilpeter MO3300 thì màu sắc tái tạo là khá đậm nhưng mật độ vẫn trong mức cho phép do bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng tầng thứ và sau khi áp dụng bù trừ đã giúp màu sắc thể hiện tốt hơn không còn bị đậm.

44 - Giúp nắm được tình trạng của máy in dùng để chạy mẫu Fingerprint từ đó có thể xây dựng được kế hoạch làm việc, định hướng bảo trì, bảo dưỡng và sữa chữa cần thiết. Cụ thể trên máy in Nilpeter MO3300 tại công ty CCL Label Vietnam qua sự thể hiện trên mẫu Fingerprint thì có thể phát hiện được tình trạng các bánh răng kết nối cassette với máy in bị biến dạng, và giúp đề xuất được biện pháp khắc phục để tránh ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.

4.5. Đánh giá kết quả thực hiện:

Từ kết quả cho thấy việc áp dụng Fingerprint vào trong sản xuất với mục đích là xây đựng đường gia tăng tầng thứ (đường curve). Vì việc kiểm soát được gia tăng tầng thứ là một trong các vấn đề muôn thuở đối với nhà in, nếu ta có thể xây dựng được đường curve thì việc kiểm soát sự gia tăng tầng thứ sẽ dễ dàng hơn.

Nhìn vào điều kiện thực hiện đã được đề cập ở trên, thì ta có thể thấy Fingerprint là một loại testform có yêu cầu khá cao về sự ổn định tại môi trường nhà xưởng, đó là điều kiện tiên quyết để có thể đạt được hiệu quả cao trong việc áp dụng Fingerprint vào trong sản xuất.

Dựa vào các đặc tính vốn có của Fingerprint ta thể thấy được một số ưu và nhược điểm như sau:

- Ưu điểm:

+ Giúp cho nhà in nắm bắt được khả năng in của họ để có thể đưa ra các quyết định lúc thực hiện công việc điều độ.

+ Nắm bắt được tình trạng của máy in đễ dễ dàng tiến hành bảo trì thiết bị. + Dễ dàng áp dụng Fingerprint tại các nhà xưởng với chi phí đầu tư thấp. - Nhược điểm:

+ Yêu cầu cao về kiến thức đối với các bộ phận thực hiện.

+ Khó có thể áp dụng cho nhiều loại vật liệu trong một lần kiểm tra, vì vậy với mỗi đặc thù về vật liệu in khác nhau cần thực hiện lại lấy mẫu Fingerprint. Qua những ưu và nhược điểm, có thể thấy việc áp dụng Fingerprint vào trong sản xuất sẽ giúp đạt được nhiều lợi ích hơn là những nhược điểm. Điều đó cho thấy áp dụng Fingerprint không phải là một việc quá khó khăn đối với các doanh nghiệp in vì không cần thiết phải đầu tư quá nhiều nhưng kết quả mang lại là vô cùng thiết thực.

45

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 5.1. Kết luận:

Đề tài đã làm rõ các khái niệm, định nghĩa về “Fingerprint”, đường đặc trưng in và cũng như đã đưa ra được cách bù trừ sự gia tăng tầng thứ bằng cách ứng dụng Fingerprint, với nguyên lý bù trừ gia tăng tầng thứ được rút ra từ cách bù trừ của phần mềm chuyên dụng, cụ thể đề tài đã nghiên cứu phần mềm “ Esko IntelliCurve” và rút ra nguyên lý. Với nguyên lý mà đề tài đưa ra có thể thực hiện bù trừ gia tăng tầng thứ với sai số thấp và dễ dàng áp dụng. Bên cạnh đưa ra nguyên lý bù trừ gia tăng tầng thứ, đề tài nghiên cứu còn hướng dẫn ứng dụng Fingerprint vào trong sản xuất bằng cách chỉ ra quy trình thực hiện, các yêu cầu tối thiểu nhà in cần đáp ứng và hướng dẫn trình tự đánh giá sau khi thực hiện lấy mẫu Fingerprint.

Với các hiệu quả, lợi ích từ việc áp dụng Fingerprint vào trong sản xuất, có thể thấy được qua nội dung và quá trình thực hiện của đề tài, cụ thể vào việc ứng dụng để xây dựng và bù trừ gia tăng tầng thứ trong in ấn, bên cạnh đó còn giúp nắm bắt được tình trạng và điều kiện vận hành của các đơn vị bộ phận liên quan tới sản xuất thực tế để có được biện pháp, kế hoạch thực hiện bào trì bảo dưỡng, điều chỉnh phù hợp,…đây chỉ mới là một trong những ứng dụng phổ biến, thiết thực nhất mà qua đó phần nào có thể thấy được sự quan trọng và hiệu quả mà việc thực hiện áp dụng và khai thác Fingerprint trong sản xuất giúp đạt được. Qua thực tế cho thấy, để có thể thực hiện áp dụng Fingerprint và tận dụng được những lợi ích mà Fingerprint mang lại có thể thấy là khá đơn giản nếu so với hiệu quả cao mà nó mang lại cho nhà in chỉ với các điều kiện sản xuất có sẵn, không cần phải đầu tư với chi phí quá lớn chỉ để phục vụ cho nhu cầu sản xuất không quá nhiều đặc biệt như ở các nhà in mới còn non trẻ đặc biệt các công ty sử dụng phương pháp in Flexo là phương pháp in chính cho sản xuất tại các nước đang phát triển. Có thể nhận định Fingerprint sẽ là xu thế và là điều mà sẽ rất phổ biến trong tương lai đặc biệt là trong thời đại mà phương pháp in ngày càng chiếm vị thế trên thị trường với các mặt hàng chủ lực của mình, và chất lượng sản phẩm in ngày càng được nâng cao và hướng tới các tiêu chuẩn quốc tế, và Fingerpint là một chìa khóa giúp các nhà in có thể đạt được.

5.2. Đề xuất:

Do yêu cầu chất lượng ngày càng cao nên Fingerprint ra đời để góp phần nâng cao chất lượng, các doanh nghiệp ở lĩnh vực in Flexo nên ứng dụng

46 Fingerprint để có thể góp phần kiểm soát chất lượng sản phẩm in cũng như đảm bảo chất lượng và sản lượng cho khách hàng.

Nhưng việc áp dụng vào sản xuất vẫn còn những điểm hạn chế cần thay đổi để có thể khai thác Fingerprint một cách tốt hơn, cho nên cần mở rộng, phổ biến mô hình ứng dựng Fingerprint cho toàn bộ các đơn vị có liên quan sản xuất để mọi công đoạn đều có thể nắm bắt và có khả năng khai thác triệt để các ứng dụng từ Fingerprint, như:

- Cần đảm bảo hệ thống thiết bị của bộ phận trước in hoạt động ổn định nhất có thể để có thể thu được những khuôn in tốt phục vụ cho chạy mẫu Fingerprint và cho quá trình sản xuất. Có thể thực hiện bằng cách kiểm tra đánh giá hệ thống thiết bị, nhân lực các bộ phận trước in một cách định kì bằng các bài kiểm tra chuyên dụng cho hệ thống máy ghi và hiện.

- Có thể xây dựng, mở rộng thêm các tiêu chí đánh giá và đưa vào trong mẫu Fingerprint để khai thác tối đa khả năng của Fingerprint như từ khả năng thể hiện, tái tạo màu sắc, chi tiết của Fingerprint mà ta có thể đánh giá được cả tình trạng của các thiết bị xuất tại công ty (máy ghi, máy hiện, máy phơi,…).

- Thường xuyên mở các khóa đào tạo, bồi dưỡng về Fingerprint cho đội ngũ thợ in để có thể nắm bắt được các nội dung cơ bản có liên quan vị trí công việc của mình, bên cạnh giúp bảo trì bảo dưỡng thiết bị, nhờ sự thể hiện khả năng in trên tờ mẫu Fingerprint, từ đó họ có thể biết được máy in mà mình vận hành có thể tái tạo chi tiết như thế nào từ đó linh hoạt sắp xếp tiến độ chạy máy in hàng cho kịp theo kế hoạch sản xuất.

Và trên hết để việc áp dụng Fingerprint vào trong sản xuất đạt được hiệu quả tối ưu, để có thể kiểm soát hiệu quả công việc sản xuất, cần duy trì, thực hiện công việc lấy mẫu và phân tích Fingerprint một cách định kỳ. Các doanh nghiệp in cần đầu tư về kỹ thuật, thiết bị, con người, tìm hiểu chuyên sâu về Fingerprint để áp dụng cho doanh nghiệp mình một cách tối ưu nhất với tiêu chí “hiệu quả cao, chi phí thấp”. Hướng tới tương lai ta cần phải áp dụng Fingerprint bởi vì nhu cầu sản phẩm in ngày càng cao đặc biệt là chất lượng.

47

Tài liệu tham khảo: Sách Giáo Trình:

[1] Chế Quốc Long, “Giáo trình Công nghệ in”, Nhà xuất bản ĐHQG, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

[2] Ngô Anh Tuấn, “Giáo trình Quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm in” Nhà

xuất bản ĐHQG, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Các website: [3] https://www.xrite.com/blog/establishing-Flexo-process-control [4] https://en.wikipedia.org/wiki/Dot_gain [5] http://www.zbook.vn/ebook/cac-yeu-to-anh-huong-den-su-gia-tang-tang-thu- va-cach-khac-phuc-36073/ [6] https://www.xrite.com/categories/portable-spectrophotometers/exact [7] http://www.polygon.vn/vn/ViewAllArticle.aspx?PageName=ContentDetail& ContentType=Content&ID=253 [8] https://blog.luminite.com/blog/dot-gain-Flexo-printing-defects [9] https://www.researchgate.net/publication/288162856_Effect_of_impression_ pressure_and_anilox_specification_on_solid_and_halftone_density [10] http://vinaprint.com.vn/News/Detail/199 [11] https://docplayer.net/59534202-Intellicurve-user-guide.html?fbclid=IwAR 35kRxSNzxP9lRyTf8tJfG- 5uFoTr95TfMpbwlrqsoORXKLbWMTYXr45Vw [12] https://docs.esko.com/docs/en-us/curvepilot/16/userguide/home.html?q=en- us%2Fcommon%2Fcup%2Freference%2Fre_cup_cpeDesired.html&fbclid=I wAR1Q8glf9pHXUs0soUPB2PQ8GqAPKJ27ro-X2vd5Oifd- g1bUC5rSgFRbSg [13] http://vinaprint.com.vn/News/Detail/199 [14] http://vinaprint.com.vn/News/Detail/205 [15] http://www.polygon.vn/vn/ViewAllArticle.aspx?PageName=ContentDetail& ContentType=Content&ID=253

48

Phụ lục:

Bảng phụ lục 1: Bảng đánh giá kết quả của Fingerprint trong lần chạy đầu tiên Vùng kiểm

tra

Hình ảnh minh họa Đánh giá và nhận xét Nguyên nhân và định hướng khắc phục

Thang kiểm tra khả năng tái tạo màu

Độ dày lớp mực tương đối đạt, sai số có thề chấp nhận được so với tiêu chuẩn của in Flexo

Tiêu chuẩn: +K: 1.7 +C: 1.35 +M: 1.35 +Y: 1.0 Thang kiểm tra 22 mức độ tông và dải tầng thứ chuyển tông

Có thể thấy được các màu CMYK của phương pháp in Offset và vùng của in ống đồng, Flexo, lưới có sự gia tăng tầng thứ rất lớn, sự chuyển tông mượt mà nhưng do ảnh hưởng bởi dotgain nên bị mất các vùng sáng tại các vùng in của phương pháp in Flexo và in lưới có sự chuyển tông không đạt, xuất hiện các vùng dơ, lem do mực.

Xem [Bảng phụ lục 3] để biết được mức độ gia tăng tầng thứ trên tờ in Fingerprint khi chưa bù trừ.

Nguyên nhân:

- Do sự gia tăng tầng thứ.

- Áp lực in cao, không đồng đều. - Máy in thiếu ổn định.

Hướng khắc phục:

- Bù trừ sự gia tăng tầng thứ tại công đoạn trước in và làm bộ khuôn in mới.

49 Các ô hình

sao và ô lục giác

Tâm các ô hình sao và ô lục giác tròn đều không bị biến dạng ở phương pháp in Flexo, màu M, C, K của in Offset Tâm ô hình sao và các đường trong ô lục giác màu Y của Offset và ống đồng tâm bị biến dạng và không còn nhìn thấy các khoảng trắng trong o lục giác

Các đường tế vi ở ô lục giác của ống đồng bị bè, không nhìn rõ

Nguyên nhân: -Gia tăng tầng thứ

-Do áp lực in của đơn vị ống đồng và Flexo quá cao Hướng khắc phục:

-Bù trừ gia tăng tầng thứ

-Giảm áp lực in của đơn vị in ống đồng và Flexo

Vùng đánh giá các đường tế vi

- Khả năng tái tạo của phương pháp in lưới các đường có kích thước từ 0.15 mm trở lên là có thể nhìn thấy rõ. - Đơn vị in Offset có khả năng tái tạo đường trong barcode tương đối tốt nên có thể phân biệt rõ các đường và nền.

- Các barcode âm bản của phương pháp in Flexo và in lụa độ tương phản không cao, không phân biệt được giữa vùng không in và vùng in dẫn đến không đọc được barcode.

- Các barcode dương bản ở 2 phương pháp in Flexo và in lụa chưa được sắc nét, vẫn chưa phân biệt hai vùng in và không in nên barcode tại vùng này vẫn chưa đọc được.

- Khả năng tái tạo các kí tự “©” và “®” có thể nhìn thấy rõ với phương pháp in Flexo ở độ phóng đại là 160%, còn in lụa là 180%.

Nguyên nhân:

- Do ảnh hưởng của sự gia tăng tầng thứ

-Do áp lực in của đơn vị ống đồng và Flexo quá cao Hướng khắc phục:

-Bù trừ gia tăng tầng thứ

50 Kiểm tra độ

phân giải của đường

Các đường tế vi của từng phương pháp in được tái tạo ở các mức sau đây:

- Offset: có thể tái tạo được đường nhỏ nhất ở 0.06 mm - Flexo: tái tạo được đường nhỏ nhất ở 0.075 mm - Ống đồng: tái tạo đường nhỏ nhất là 0.095 mm - In lụa: tái tạo đường nhỏ nhất là 0.13 mm

Nguyên nhân:

- Tại đơn vị in Flexo và in lụa do ảnh hưởng nhiều bởi áp lực. - Ảnh hưởng sự gia tăng tầng thứ.

Hướng khắc phục:

- Canh chỉnh lại áp lực vừa đủ tại các đơn vị in.

- Bù trừ sự gia tăng tầng thứ ở công đoạn trước in và làm thành bộ khuôn in mới.

Ô kiểm tra độ chồng khít

Trapping giữa các đơn vị in Offset với nhau là khít không bị lé trắng ở trapping 0.1mm

Trapping giữa các kỷ thuật in với nhau là khít: Flexo - Offset: 0.2mm Gravure - Offset: 0.15mm Gravure - Flexo: 0.15mm Offset - Screen: 0.2mm Flexo - Screen: 0.2mm Gravure - Screen: 0.15mm

Hướng khắc phục ghi nhận và lựa chọn khoảng trapping phù hợp với điều kiện và kỷ thuật in với nhau.

51 Bảng khả

năng tái tạo chử

- Offset: khả năng tái tạo chữ có thể nhìn rõ ở dương bản và âm bản là 2pt đối với cả chữ tượng hình lẫn chữ latin - Flexo: có thể nhìn thấy rỏ ở:

+ Dương bản: 3pt đối với cả 2 loại chữ latin và tượng hình.

+ Âm bản: thì 5pt đối với chữ latin và 4pt đối với chữ tượng hình.

- In lụa có thể nhìn rõ ở:

+ Dương bản: 3pt cho cả 2 loại chữ tượng hình và latin.

+ Âm bản: 5pt cho cả 2 loại chữ. - Ống đồng thì có thể nhìn rõ ở:

+ Dương bản: 3pt đối với cả 2 loại chữ là latin và tưởng hình.

+ Âm bản: 5pt với cả 2 loại chữ

Nguyên nhân:

- Một phần do khả năng tái tạo của từng phương pháp in khác nhau sẽ khác nhau với mỗi kiểu chữ.

- Do ảnh hưởng bởi sự gia tăng tầng thứ.

Một phần của tài liệu Ứng dụng fingerprint để xây dựng đường bù trừ gia tăng tầng thứ cho máy in flexo (Trang 50)