Quảng bá sảnphẩm dựa trên giá trị

Một phần của tài liệu file_goc_776468 (Trang 40 - 42)

5. Chiến lược giành cho iPhone

5.4.1. Quảng bá sảnphẩm dựa trên giá trị

Không nhằm vào sự trải nghiệm công nghệ cao, giá thành rẻ, hay định vị thị trường cố định, IPhone đưa ra một trải nghiệm hoàn toàn mới trong thế giới smartphone lúc đó. Người dùng iPhone có cảm giác về đẳng cấp, sự khác biệt, thích thú, cũng như sự "chiêu đãi" của Apple với những khách hàng của mình. PR rất mạnh,hướng tới khách hàng ít khi dùng smartphone, giảm giá bán, thể hiện đẳng cấp... là những chiến lược mà Apple đã thành công khi

có một thiết bị để giao tiếp, mà còn âm nhạc, hình ảnh, video, và truy cập Internet đầy đủ. Nếu để nói một câu vềthành công, thì đó là "mang đẳng cấp cho người dùng bình dân".

5.4.2.Hạn chế quảng cáo, tranh thủ làm PR

Thay vì những kiểu quảng cáo truyền thống mang tính tức thời trong các tháng, trong tuần là đơn thuần thông báo về sản phầm thì Apple đã sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau để mọi khách hàng đều biết đếnthương hiệu của mình chẳng hạn như các bài báo viết về chất lượng sản phẩm, các thông tin chi tiết về sản phẩm mới chứ không chỉ chỉ gói gọn trong một thông cáo báochí. Iphone cũng không ngoại lệ. Và kết quả là, hàng nghìn người đều biết đến các sảnphẩm của Apple. Thậm chí, việc PR của Apple còn gắn liền với những hoạt động liênkết, hợp tác vừa nhằm nâng tầm giá trị của Apple, vừa tạo tiếng nói trong dư luận.

Áp lực được đặt lên công tác PR truyền thông sản phẩm. Thế giới sản phẩm của Apple luôn được nhận thức là của chính nó và nhận thức này vẫn còn ăn sâu trong công chúng. Mục đích của PR là để phá vỡ rào cản này.

Các chiến dịch quảng bá nhằm xây dựng hình ảnh thương hiệu và giới thiệu sản phẩm mới hay chiến dịch bán hàng. Vì Apple luôn xét đến sự quan trọng của người sử dụng là giới chuyên gia, đặc biệt là những người làm việc trong các lĩnh vực sáng tạo nên công ty luôn tiếp xúc với họ tại các hội nghị, tại đó nó giới thiệu các thiết bị với dây chuyền xử lí toàn bộ cho video, nhiếp ảnh hay audio.

Apple từ lâu đã không cần bất cứ quảng cáo nào cho các sản phẩm mới của hãng. Thay vào đó, công ty đã dựa vào hai chiến lược chính: Một là, dựa vào giới truyền thông tạo ra tin đồn về các sản phẩm của hãng thông qua những bài đánh giá tích cực. Hai là sắp xếp cho các sản phẩm của hãng xuất hiện trong những chương trình truyền hình và phim ảnh.

Kể từ chiếc điện thoại iPhone thế hệ đầu tiên ra đời vào năm 2007, báo chí truyền thông đã đặc biệt yêu mến các sản phẩm của Apple. Không cần công ty phải quảng cáo, giới truyền thông cũng đã đua nhau khai thác tin về sản phẩm mới. Chẳng hạn như, vào thời điểm này, báo chí đang ra sức khai thác thông tin về chiếc iPhone thế hệ thứ 7 của Apple. Cho dù hãng không mảy may tiết lộ thông tin về sản phẩm, nhưng chiếc iPhone thế hệ mới qua hình dung của giới truyền thông đã trở thành một "siêu phẩm".

Apple cũng dựa dẫm khá nhiều vào việc đưa các sản phẩm của mình vào những chương trình truyền hình cũng như phim ảnh. Người tiêu dùng rất dễ dàng nhận ra sản phẩm của Apple trong tay các ngôi sao nổi tiếng trong những chương trình truyền hình hay bộ phim điện ảnh.

Trên thực tế, phương pháp quảng cáo đưa sản phẩm vào phim ảnh đã được nhiều hãng ứng dụng. Người xem phim dài tập của Hồng Kông có thể nghe thấy tiếng nhạc chuông đặc trưng của điện thoại Sony Ericsson hay thấy điện thoại Samsung trong tay các diễn viên Hàn Quốc.

5.4.3.Chuyển khách hàng ảo thành khách hàng thật.

Hiện nay, người ta rất quan tâm đến các mạng xã hội vì chúng có tác động và ảnh hưởng khá lớn. Truyền thông xã hội là một kênh hiệu quả để xây dựng cơ sở khách hàng ảo cho doanh nghiệp. Apple đã biến những khách hàng ảo này thành khách hàng thật bằng những lời mời chào hấp dẫn trên mạng xã hội. Trên các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, My Space,…đều có những thông điệp của công ty cũng như các forum yêu thích sản phẩm của Apple.

Ngoài ra, Apple tỏ ra khôn ngoan khi luôn biết tận dụng hiệu ứng đám đông để quảng bá cho sản phẩm của mình. Viral marketing luôn được họ tận dụng triệt để. Ví dụ, thông qua mạng xã hội Youtube,người tiêu dùng vô cùng bất ngờ và kích thích bởi những hình ảnh đập máy, phá máy,thử nghiệm iPhone. Một mũi tên trúng hai đích khi mà Apple vừa khẳng định được chất lượng của mình, vừa để sản phẩm tự lan toả thông qua việc truyền tay của người tiêu dùng mà không tốn bất kỳ chi phí nào. Một ví dụ khác, các thông tin đại chúng vô tình trở thành bạn của Apple khi giúp họ đăng tải tin về hàng loạt người xếp hàng chờ đón sự xuất tiện của một phiên bản Iphone mới. Điều này tiếp tục kích thích những người tiêu dùng khác trên toàn thế giới.

5.4.4.Kiểm soát thông tin và đánh vào tâm lý dư luận.

Nói một cách đơn giản thì đây là nghệ thuật úp-mở thông tin của Apple để tạo dư luận. Tương tự như với các dòng sản phẩm khác, người dùng iPhone một mặt không nhận được bất cứ thông tin chính thức cụ thể nào về sản phẩm sắp ra. Trong khi trí tò mò của khách hàng bị đẩy lên mức cao thì hãng lại khéo léo dùng dư luận tung ra những tin đồn, càng tiếp tục làm khách hàng bị kích động. Tuy nhiên, về mặt chính thức, thông tin mới về sảnphẩm không hề được hãng công bố, thay vào đó là bưng bít đến phút chót. Điều nàyluôn chứng tỏ về khả năng thành công của nó trong việc quảng bá sản phẩm cho Apple mà với mức chi phí cho quảng cáo luôn ở mức hết sức khiêm tốn.

Các sản phẩm của Apple đều mang tính trách nhiệm cao. Apple nhận thức được việc này và ứng dụng vào khuyến thị, truyền thông.Các sản phẩm mới thường được giới thiệu tại hội chợ thương mại Mac World Expo, nơi thu hút được nhiều sự quan tâm, khách hàng không những biết được những sản phẩm mới nhất từ Apple mà còn từ các nhà sản xuất phần cứng và phần mềm khác.

Vừa xuất hiện vào ngày 12/9, sản phẩm mới của Apple đã tạo nên một “cơn sốt” trên khắp các diễn đàn công nghệ và thị trường smartphone thế giới.

Một phần của tài liệu file_goc_776468 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w